Giáo án PPT Lịch sử 6 chân trời Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc
Bài giảng điện tử Lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 6 chân trời sáng tạo
BÀI 16: CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ BẮC THUỘC
(2 tiết)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Thành cổ Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) từ thời Hán đã là trị sở của chính quyên đô hộ. Đây cũng là nơi lưu lại dấu tích liên quan đến chính sách cai trị và sự chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của người Việt thời Bắc thuộc. Sự hiện diện của những dấu tích ấy gợi cho chúng ta liên tưởng và nhớ về một trung tâm văn hóa chính trị, trung tâm Phật giáo, gắn liền với một thời kỳ bi tráng của lịch sử dân tộc - thời Bắc thuộc. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì bắc thuộc.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1 và quan sát Sơ đồ 16.1, 16.2 SHS trang 81, trả lời câu hỏi:
+ Em hãy cho biết tên gọi nước ta thời kì thuộc Hán và thuộc Đường, các đơn vị hành chính, người đứng đầu.
+ Nhận xét về chính quyền ở Giao Châu thời thuộc Hán và chính quyền An Nam đô hộ phủ thời thuộc Đường.
+ Tại sao nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu?
+ Chính quyền đô hộ đã thực hiện những chính sách bóc lột về kinh tế đối với nước ta như thế nào?
+ Những sản vật nào của nước ta bị đem cống nạp?
+ Vì sao các triều đại phong kiến phương Bắc lại nắm độc quyền về muối và sắt; đánh thuế cao về muối và sắt?
Ghi nhớ:
a. Tổ chức bộ máy cai trị
- Tên gọi nước ta thời:
+ Thuộc Hán: Giao Châu.
+ Thuộc Đường: An Nam đô hộ phủ.
- Các đơn vị hành chính:
+ Thuộc Hán: Quận, huyện, thị xã.
+ Thuộc Đường: Châu, huyện, làng xã.
- Người đứng đầu:
+ Thuộc Hán: Thứ sử người Hán.
+ Thuộc Đường: Tiết độ sứ người Hán.
- Nhận xét về chính quyền ở Giao Châu thời thuộc Hán và chính quyền An Nam đô hộ phủ thời thuộc Đường: Chính quyền đô hộ phương Bắc kiểm soát nước ta ngày càng chặt chẽ nhưng vẫn không khống chế được làng xã Việt. Các Tù trưởng, hào trưởng người Việt vẫn quản lí cấp huyện xã (thời Hán) và cấp làng xã (thời Đường).
- Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu vì:
+ Thực hiện âm mưu sáp nhập nước ta vào lãnh thổ nhà Hán.
+ Xóa bỏ quốc gia, dân tộc Việt.
b. Chính sách bóc lột về kinh tế
- Chính quyền đô hộ đã thực hiện những chính sách bóc lột về kinh tế đối với nước ta:
+ Chiếm đoạt ruộng đất.
+ Siết chặt ách cai trị, đặt thêm thuế, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.
+ Thời Đường, bên cạnh chính sách cống nạp, chính quyền đô hộ còn tăng cường chế độ thuế khoá và lao dịch nặng nề.
- Sắt và muối bị chính quyền đô hộ giữ độc quyền; hương liệu, vàng bạc bị đem cống nạp.
- Các triều đại phong kiến phương Bắc lại nắm độc quyền về muối và sắt vì:
+ Muối là gia vị chính không thể thiếu hằng ngày.
+ Sắt là vật liệu chính để chế tạo công cụ lao động, vũ khí.
+ Thu lợi nhuận cao và kiểm soát chặt chẽ các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa.
c. Chính sách đồng hóa
- Những chính sách đồng hóa dân tộc ta mà chính quyền đô hộ thực hiện:
+ Nhà Hán chủ trương đưa người Hán sang nước ta sinh sống lâu dài, ở lẫn với người Việt.
+ Tìm cách xoá bỏ những tập quán lâu đời của người Việt, ép buộc dân ta theo phong tục, tập quán của họ.
+ Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc được truyền vào Việt Nam.
+ Chữ Hán được du nhập nhằm phục vụ cho công cuộc đồng hoá. Tuy nhiên, việc dạy chữ chỉ giới hạn trong một số ít người ở các vùng trung tâm. Cả ngàn năm Bắc thuộc, số người Việt được trọng dụng chỉ là thiểu số.
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội
+ Nêu sự chuyển biến về kinh tế dưới thời Bắc thuộc.
+ Việc đồ đồng Đông Sơn vẫn phát triển ở nhiều nơi trên đất nước ta trong thời kì Bắc thuộc có ý nghĩa như thế nào?
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 6 chân trời sáng tạo