Giáo án PPT Lịch sử 6 chân trời Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
Bài giảng điện tử Lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 6 chân trời sáng tạo
BÀI 9: TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII
(3 tiết)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hình thành từ tên niên kỉ III TCN, từ những nhà nước đầu tiên ra đời ở trung lưu Hoàng Hà, qua các cuộc chiến tranh, lãnh thổ Trung Quốc dần được hình thành và mở rộng. Từ thời xa xưa người Trung Quốc đã chế tạo ra la bàn để xác định phương hướng. Họ còn là chủ nhân của một nền văn minh phát triển với nhiều thành tựu mà cho đến ngày nay nhân loại vẫn đang được thừa hưởng. Cùng với quá trình đó, văn hoá Trung Quốc cũng phát triển mạnh mẽ, nhiều thành tựu vẫn có ảnh hưởng nhất định đến ngày nay. Vậy, điều kiện nào đã giúp người Trung Quốc cổ đại tạo dựng được nền văn minh rực rỡ như vậy? Những giá trị to lớn mà họ truyền lại đến ngày nay là gì? Chúng ta cùng đi tìm đáp án cho những câu hỏi này trong Bài 9 - Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Điều kiện tự nhiên
+ Xác định vùng cư chú chủ yếu của cư dân Trung Quốc cổ đại?
+ Cho biết Hoàng Hà và Trường Giang có tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại?
Ghi nhớ:
- Vùng cư chú chủ yếu của cư dân Trung Quốc cổ đại: trung và hạ lưu Hoàng Hà. Về sau mở rộng địa bàn cư trú xuống lưu vực Trường Giang.
- Hoàng Hà và Trường Giang có tác động đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại:
+ Tác động tích cực:
Hoàng Hà là con sông lớn thứ hai ở Trung Quốc(“sông Mẹ”), phù sa màu mỡ của nó đã tạo nên một vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng trọt khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của văn minh Trung Quốc.
Xuôi về phía nam, vùng đồng bằng rộng lớn ở lưu vực Trường Giang đất đai phì nhiêu, khí hậu ấm áp, thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển.
Trên vùng đất màu mỡ của hai con sông, những nhà nước cổ đại đầu tiền của Trung Quốc đã ra đời.
+ Tác động tiêu cực: lũ lụt do hai con sông cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống và cướp đi rất nhiều sinh mạng của người dân.
2: Quá trình thống nhất và xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng
Nêu những nét chính về quá trình thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng.
+ Nêu nguyên nhân vì sao Tần Doanh Chính thống nhất được lãnh thổ Trung Quốc?
+ Hãy so sánh lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Tần và lãnh thổ Trung Quốc ngày nay.
+ Tần Thủy Hoàng đã làm những gì để thống nhất toàn diện Trung Quốc.
+ Xã hội cổ đại Trung Quốc gồm những giai cấp nào?
+ Xã hội phong kiến Trung Quốc gồm những giai cấp nào? Các giai cấp đó hình thành từ những giai cấp nào trong xã hội cổ đại?
+ Quan hệ giữa hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến dựa trên cơ sở nào?
+ HS thảo luận theo cặp và nhận xét chính sách cai trị của Tần Thủy Hoàng?
Ghi nhớ:
a. Sơ lược quá trình thống nhất lãnh thổ của nhà Tần
- Những nét chính về quá trình thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng:
+ Trên lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang khi đó tồn tại hàng trăm tiểu quốc. Giữa các nước thường xuyên xảy ra chiến tranh nhằm thôn tính lẫn nhau.
+ Đến cuối thời nhà Chu, Tần Doanh Chính đã lần lượt đánh chiếm các nước (Yên, Triệu, Ngụy, Hán, Sở, Tề), thống nhất Trung Quốc.
- Tần Doanh Chính thống nhất được lãnh thổ Trung Quốc vì: nước Tần có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất.
- Lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Tần nhỏ hơn lãnh thổ Trung Quốc ngày nay rất nhiều. Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn như ngày nay là do quá trình mở rộng trải qua nhiều triều đại.
b. Những biện pháp thống nhất toàn diện Trung Quốc
- Những biện pháp mà Tần Thủy Hoàng đã thực hiện để thống nhất toàn diện Trung Quốc:
+ Quân sự: chấm dứt chiến tranh liên miên, thống nhất lãnh thổ và mở rộng lãnh thổ.
+ Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa.
+ Văn hoá: thống nhất chữ viết tạo thuận lợi cho giao lưu tiếp xúc giữa các vùng miền.
c. Những giai cấp mới trong xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành
- Xã hội cổ đại Trung Quốc gồm những giai cấp: Quý tộc, quan lại; nông dân công xã.
- Xã hội phong kiến Trung Quốc gồm giai cấp:
+ Địa chủ được hình thành từ giai cấp quý tộc quan lại (do chiếm được nhiều ruộng đất) và một bộ phận nông dân công xã (do giàu có).
+ Nông dân lĩnh canh (tá điền) được hình thành từ giai cấp nông dân công xã (do bị mất ruộng đất, phải nhận ruộng để canh tác).
- Quan hệ giữa hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến dựa trên cơ sở bóc lột bằng nạp tô.
3. Từ nhà Hán, Nam – Bắc Triều đến nhà Tùy
+ Kể tên các triều đại nào phong kiến từ nhà Hán đến nhà Tùy? Triều đại nào kéo dài nhiều nhất? Triều đại nào tồn tại ngắn nhất?
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 6 chân trời sáng tạo