Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Chân trời sáng tạo. Giáo án bài 10: Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro


Bài 10:

LỄ CÚNG THẦN LÚA CỦA NGƯỜI CHƠ-RO

KHỞI ĐỘNG

          Đây là loài cây gì? Loại cây ấy có vai trò như thế nào đối với đời sống của nhân dân ta? Hãy chia sẻ với các bạn một lễ hội về cây lúa mà em biết.

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. TÌM HIỂU CHUNG
  2. Tác giả

- Tác giả: Văn Quang, Văn Tuyên

  1. Tác phẩm
  • Xuất xứ: Trích Báo dân tộc và miền núi, ngày 4/4/2007.
  • Phương thức biểu đạt: Kết hợp tường thuật với miêu tả, biểu cảm, kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
  • Bố cục: 3 phần.

Phần 1: Từ “ Lễ cúng Thần Lúa….nhà nhà được no đủ”

Giới thiệu chung về Lễ cúng Thần Lúa.

Phần 2: “Tiếp theo …Thật tưng bừng, náo nhiệt!”

Diễn biến của buổi lễ.

Phần 3: còn lại.

Cảm nghĩ của người viết về buổi lễ.

  1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
  2. Giới thiệu chung về lễ hội
  • Sự kiện: Lễ cúng thần Lúa (lễ Sa-yang-va) của người Chơ-ro.
  • Thời gian: tổ chức hàng năm (từ ngày 15-30/3 ÂL).
  • Địa điểm: Đồng Nai.
  • Ý nghĩa: để tạ ơn thần linh, cầu xin mưa thuận gió hòa, được mùa.
  • Khát vọng no ấm, hạnh phúc của người Chơ-ro.
  1. Diễn biến của buổi cúng lễ

THẢO LUẬN NHÓM

Tìm đọc nội dung trong SGK, các em hãy thống kê những hoạt động nào được diễn ra?

  1. Chuẩn bị
    • Cây nêu
    • Người phụ nữ đi rước hồn lúa
  1. Cúng Thần Lúa

THẢO LUẬN NHÓM

Nhóm 1: Em hãy liệt kê các hoạt động trước khi cúng lễ.

Nhóm 2: Em hãy liệt kê các hoạt động trong khi cúng lễ.

Nhóm 3: Em hãy liệt kê các hoạt động sau khi cúng lễ xong.

Trước khi cúng lễ

Trong khi cúng lễ

Sau khi cúng xong

- Người phụ nữ lớn tuổi mang gùi ra rấy lúa vái thần linh rồi cắt bụi lúa đem về để bàn thờ.

- Thời gian:  vào buổi trưa.

- Lễ vật:  gà, heo, rượu cần, lúa, hoa quả, bánh giày, mè đen, bánh tét.

- Người cúng: già làng hoặc chủ nhà.

- Nhạc cụ: nhạc đệm, cồng chiêng, đàn tre, kèn môi, kèn lúa,..

- Không khí:  thiêng liêng, gắn bó giữa thần linh và con người.

-      Mọi người lên sàn dự tiệc.

-      Người phụ nữ lớn tuổi nhất uống ly rượu đầu tiên.

-      Vừa uống vừa nhảy múa tưng bừng náo nhiệt.

Lễ cúng trang nghiêm, thiêng liêng, vui vẻ, ấm áp.

III. TỔNG KẾT

NGHỆ THUẬT

  • Kết hợp tường thuật với miêu tả, biểu cảm, tự sự, kết hợp với ngôn ngữ và hình ảnh.
  • Trình bày theo trình tự thời gian cụ thể, chi tiết.
  • Thông tin về sự kiện đảm bảo chính xác tin cậy.

Ý NGHĨA

  • Văn bản giới thiệu một nét sinh hoạt văn hoá độc đáo người Chơ- Ro, góp phần làm phong phú di sản văn hoá dân tộc.
  • Sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn của con người đến thần lúa và khát vọng mong muốn được có một vụ mùa bội thu, ấm no hạnh phúc chính đáng của con người.

LUYỆN TẬP

          Em hãy tóm tắt lại nội dung văn bản mà em và các bạn vừa được trải nghiệm và nêu cảm nghĩ của em về buổi lễ cúng Thần Lúa này.

VẬN DỤNG

Viết đoạn văn từ 5-7 câu thuyết minh một buổi lễ mà em đã được xem/ chứng kiến.

VỀ NHÀ

  • Ôn lại nội dung bài đọc
  • Chuẩn bị bài mới: Trái Đất – mẹ của muôn loài

 

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Ngữ văn 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay