Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 6 cánh diều
Ngữ văn 6 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường: …………..
Giáo viên: …………..
Bộ môn: Ngữ văn 6 cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 6 CÁNH DIỀU
VĂN BẢN 2. ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- HS nhận biết một số yếu tố về về hình thức (nhân vật, cốt truyện, người kể ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa…) của truyện Pu-skin.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Trân trọng cuộc sống hạnh phúc hiện tại, không tham lam, bội bạc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về truyện
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Ai có thể kể tóm tắt lại chuyện cổ tích Cây khế? Tính cách người anh và người em được thể hiện như thế nào? Kết cục dành cho người em và người anh như thế nào? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV dẫn dắt: Trong cuộc sống, con người luôn mong muốn và hi vọng đạt được những điều tốt đẹp dành cho bản thân. Đó là mong ước hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, nhiều người vì lòng tham của mình đã bội bạc, thậm tệ đối với những người thân yêu của mình. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng. | - HS nêu suy nghĩ của mình |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Từ phần chuẩn bị ở nhà, hãy tình bày những hiểu biết về tác giả Puskin và tác phẩm ông lão đánh cá và con cá vàng. | I. Tìm hiểu chung 1 Tác giả - Tên: A. X. Puskin - Năm sinh- năm mất: 1799 – 1837 - Vị trí: được mệnh danh là “Mặt trời thi ca Nga”. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: 1833, được kể lại bằng 205 câu thơ dựa trên truyện dân gian Nga, Đức nhưng có sự sáng tạo của Puskin. |
Hoạt động 2: Tổ chức đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||
NV1: Tìm hiểu văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn văn bản. - GV lưu ý: giọng nói của ông lão và mụ vợ thể hiện được tính cách của các nhâ vật. - GV yêu cầu HS dựa theo tranh để kể lại tóm tắt văn bản:
- GV đặt tiếp câu hỏi: + Truyện có những nhân vật nào? + Truyện được kể theo ngôi kể nào? + Phương thức biểu đạt của truyện? + Bố cục của văn bản? - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm và trả lời: Liệt kê các chi tiết thể hiện sự đòi hòi, thái độ, hành động của vợ ông lão đánh cá; phản ứng của ông lão và trạng thái của biển qua các phần (2)-(6) theo bảng sau:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Sắp xếp trình tự các sự kiện trong truyện. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Truyện có các nhân vật: ông lão, mụ vợ, cá vàng, biển… Mỗi nhân vật có một tầm quan trọng khác nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, những chi tiết trong truyện đều nhằm tô đậm tính cách nhân vật mụ vợ, từ đó đưa ra bài học trong cuộc sống… | 3. Đọc- kể tóm tắt - Nhân vật chính: mụ vợ - Ngôi kể: ngôi thứ ba - PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm 3.Bố cục: + Phần 1 (Từ đầu đến "vợ ở nhà kéo sợi"): Giới thiệu gia cảnh của ông lão. + Phần 2 (Tiếp đến "làm theo ý muốn của mụ"): Sự đền ơn của cá vàng và sự đòi hỏi, vô ơn của người vợ. + Phần 3 (Còn lại): Kết cục của sự tham lam.
|
Bảng dự kiến sản phẩm
Phần | Vợ ông lão đánh cá | Ông lão đánh cá | Biển |
2 | Mắng chồng là đồ ngốc. Đòi máng lợn mới. | Đi ra biển gọi cá vàng lên hỏi. | Gợn sóng êm ả. |
3 | Quát to hơn - đồ ngu. Đòi ngôi nhà rộng. | Ông lão lại đi ra biển hỏi. | Đã nổi sóng. |
4 | Mắng và bắt chồng quét chuồng ngựa. Đòi làm nhất phẩm phu nhân. | Ông lão lại lóc cóc ra biển hỏi. | Nổi sóng dữ dội. |
5 | Nổi trận lôi đình, đuổi chồng. Đòi làm nữ hoàng. | Ông lão hoảng sợ kêu xin nhưng cuối cùng cũng đành lủi thủi ra biển hỏi. | Nổi sóng mù mịt. |
6 | Nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt chồng. Đòi làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ. | Ông lão không dám trái lời mụ nên lại đi ra biển hỏi. | Nổi sóng ầm ầm. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhân vật ông lão
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
------------------- Còn tiếp -------------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT NGỮ VĂN 6 CÁNH DIỀU
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!
Tiết
ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
KHỞI ĐỘNG
Có có biết truyện cổ tích Cây khế? Tính cách người anh và người em được thể hiện như thế nào? Kết cục dành cho người em và người anh như thế nào?
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. TÌM HIỂU CHUNG
Thảo luận: Qua tìm hiểu ở nhà, nêu những hiểu biết của em về tác giả Puskin và truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?
1. Tác giả
- Tên: A. X. Puskin
- Năm sinh- năm mất: 1799 – 1837
- Vị trí: được mệnh danh là “Mặt trời thi ca Nga”.
3. Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: 1833, được kể lại dựa trên truyện dân gian Nga, Đức nhưng có sự sáng tạo của Puskin.
Tóm tắt tác phẩm
THẢO LUẬN VÀ TRẢ LỜI
- Truyện có những nhân vật nào?
- Truyện được kể theo ngôi kể nào?
- Phương thức biểu đạt của truyện?
- Nhân vật trong truyện: mụ vợ, ông lão đánh cá, con cá vàng.
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
- PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Hoàn cảnh gia đình ông lão đánh cá
Gia cảnh của vợ chồng ông lão đánh cá như thế nào?
-Hai vợ chồng sống với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển
- Chồng thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi.
à Cuộc sống nghèo khổ nhưng hạnh phúc.
2. Sự đền ơn của cá vàng và sự đòi hỏi, vô ơn của người vợ
Phần | Vợ ông lão đánh cá | Ông lão đánh cá | Biển |
2 | Mắng chồng là đồ ngốc. Đòi máng lợn mới. | Đi ra biển gọi cá vàng lên hỏi. | Gợn sóng êm ả. |
3 | Quát to hơn - đồ ngu. Đòi ngôi nhà rộng. | Ông lão lại đi ra biển hỏi. | Đã nổi sóng. |
4 | Mắng và bắt chồng quét chuồng ngựa. Đòi làm nhất phẩm phu nhân. | Ông lão lại lóc cóc ra biển hỏi. | Nổi sóng dữ dội. |
5 | Nổi trận lôi đình, đuổi chồng. Đòi làm nữ hoàng. | Ông lão hoảng sợ kêu xin nhưng cuối cùng cũng đành lủi thủi ra biển hỏi. | Nổi sóng mù mịt. |
6 | Nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt chồng. Đòi làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ. | Ông lão không dám trái lời mụ nên lại đi ra biển hỏi. | Nổi sóng ầm ầm. |
a. Nhân vật ông lão đánh cá
------------------- Còn tiếp -------------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 6 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Ngữ văn 6 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao + trắc nghiệm đúng/sai + câu hỏi trả lời ngắn
ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 câu)
Câu 1: Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng của tác giả người nước nào?
A. Đan Mạch
B. Nga
C. Trung Quốc
D. Việt Nam
Câu 2: Mô típ chính của truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?
A. Ba lần liên tục bắt được con, vật gì đó
B. Người hiền được hưởng sung sướng, kẻ ác bị trừng trị
C. Chồng khờ khạo, hiền lành, vợ gian tham, ác độc
D. Mọi chuyện đều có thể trở về như lúc đầu
Câu 3: Yếu tố cơ bản làm nên sự hấp dẫn của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?
A. Nhân hóa
B. Cường điệu
C. Lặp
D. Kịch tính
Câu 4: Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng không cùng thể loại với truyện nào sau?
A. Em bé thông minh
B. Thạch Sanh
C. Bánh chưng bánh giầy
D. Sọ Dừa
Câu 5: Ông lão đánh cá và con cá vàng tập trung thể hiện vấn đề chính nào?
A. Tài năng và sức mạnh của con người
B. Thái độ sống của con người
C. Ước mơ đổi đời
D. Cuộc đấu tranh giai cấp không khoan nhượng
Câu 6: Nhân vật phản diện trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là ai?
A. Ông lão
B. Con cá
C. Bà vợ
D. Biển
Câu 7: Truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng ngợi những con người thông minh,
hiểu biết và linh hoạt, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 8: Hai vợ chồng ông lão trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có hoàn cảnh
thế nào?
A. Giàu có
B. Có nhiều kẻ hầu người hạ
C. Sống nghèo khổ trong túp lều nát
D. Có quyền lực, được người đời trọng vọng
Câu 9: Biện pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?
A. Tăng tiến, tượng trưng
B. So sánh, liệt kê
C. Tăng tiến, liệt kê
D. Hoán dụ, tăng tiến
2. THÔNG HIỂU (9 câu)
Câu 1: Ông lão đánh cá thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
A. Nhân vật hiền lành, lương thiện
B. Nhân vật tài năng xuất chúng
C. Nhân vật bất hạnh
D. Nhân vật độc ác
Câu 2: Những mẩu đối thoại giữa các nhân vật có chung đặc điểm gì?
A. Chung một cấu trúc ngữ pháp
B. Có rất nhiều cách thể hiện các lời thoại khác nhau
C. Chung một lời thoại cho mỗi lần đối thoại
D. Các cuộc đối thoại đều diễn ra với những mẩu lộn xộn
Câu 3: So với những truyện cổ dân gian đã học, em có nhận xét gì về phương thức miêu
tả trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?
A. Không xuất hiện
B. Xuất hiện ít hơn
C. Xuất hiện nhiều hơn
D. Tượng tự như những truyện khác
Câu 4: Biện pháp lặp có tác dụng như thế nào đối với truyện Ông lão đánh cá và con cá
vàng?
A. Làm nổi bật các mối quan hệ giữa các nhân vật
B. Thể hiện đầy đủ, ý đồ sáng tác của tác giả
C. Làm nổi bật tâm lí nhân vật và chủ đề tác phẩm
D. Tô đậm triết lí sống và quan điểm ứng xử
Câu 5: Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng được khép lại bằng hình ảnh mụ vợ của
ông lão đánh cá lại ngồi bên túp lều nát và cái máng lợn sứt. Đó có phải là kết thúc có hậu
không?
A. Có hậu
B. Không phải cái kết có hậu
Câu 6: Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, bà vợ là người như thế nào?
A. Người phụ nữ nghèo khó, rất tham lam, độc ác và bội bạc.
B. Người phụ nữ nghèo khó nhưng rất tốt bụng,
C. Là người gian xảo, chuyên lừa đảo người khác.
D. Là người giàu có nhưng rất tham lam.
------------------- Còn tiếp -------------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI NGỮ VĂN 6 CÁNH DIỀU
Bộ đề cả năm Ngữ văn 6 cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả kĩ thuật
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
Phần 1: Đọc hiểu (3.5 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
Tôi chuẩn bị đánh nhau [...]
Chả là cách đây năm hôm, trong trận bóng giao hữu giữa lớp tôi và lớp thằng Nghi nhân dịp kết thúc năm học, khi nhận được đường chuyền của thằng Phước, tôi lướt xuống sút vào gôn đội nó một quả tuyệt đẹp thì nó la toáng lên bảo tôi việt vị. Rõ ràng khi tôi nhận bóng thì trước mặt tôi còn đến hai hậu vệ của đội nó, vậy mà thằng Nghi cứ khăng khăng không công nhận bàn thắng của tôi. Ức nhất là lúc đó tôi đang bị dẫn trước một bàn. Thế là hai bên bỏ mặc trái bóng nằm lăn lốc trên sân, xúm lại cãi co. Rốt cuộc, không ai chịu ai, hai bên đều gom mũ áo, giày dép hậm hực ra về.
Đã vậy, trước khi bỏ đi, thằng Nghi còn nhe răng chêu tôi:
- Lần sau đừng “ăn cắp trứng gà” nữa ghen!
Ý nó bảo tôi giỏi tài nấp sẵn ở sân đối phương để rình cơ hội ghi bàn “bất hợp phát”. Trong khi bọn tôi giận tím mặt thì phe thằng Nghi cười lên hô hố.
“Được rồi, nếu mày muốn gây sự, ông sẽ cho mày biết tay!”...
(Ngữ Văn, tập 2, Cánh diều)
Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Nêu tác giả của văn bản?
Câu 2 (0.5 điểm): Văn bản được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.
Câu 3 (1 điểm): Tình huống dẫn đến ý định “đánh nhau” trong đoạn văn là gì?
Câu 4 (0.5 điểm): Trong đoạn văn trên, cụm từ “ăn cắp trứng gà” em hiểu nghĩa của nó như thế nào?
Câu 5 (1 điểm): Tìm các từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực thể thao được sử dụng trong đoạn văn trên? Các từ ngữ đó phù hợp với tính chất và bạn đọc bài viết như thế nào?
Phần 2: Tạo lập văn bản (6.5 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) hãy kể về một lần mà em mắc lỗi.
Câu 2 (4.5 điểm): Em hãy viết bài văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi.
BÀI LÀM:
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: NGỮ VĂN 6
Phần 1: Đọc hiểu (3.5 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | - Đoạn văn trên được trích trong văn bản Chích bông ơi! - Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh | 0.5 điểm |
Câu 2 | - Ngôi kể: ngôi thứ nhất - Tác dụng: bộc lộ chân thực những suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật tôi. | 0.5 điểm |
Câu 3 | - Tình huống dẫn đến ý định “đánh nhau” là do bàn thắng của nhân vật tôi không được công nhận vì Nghi cho rằng đó là việt vị xong lại còn trêu tức nhân vật tôi. | 1 điểm |
Câu 4 | - Trong đoạn văn, cụm từ “ăn cắp trứng gà”: chỉ nhân vật tôi chơi bóng nấp sẵn ở sân đối phương để rình cơ hội ghi bàn. | 0.5 điểm |
Câu 5 | - Các từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực thể thao được sử dụng trong đoạn văn: sút, gôn, việt vị, hậu vệ, bàn thắng, trái bóng, trận bóng. ð Các từ ngữ đó phù hợp với chủ đề của đoạn văn của và cho người đọc thấy rõ được những đặc điểm của một trận bóng đá giữa hai đội | 1 điểm |
------------------- Còn tiếp -------------------
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 6 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Ngữ văn 6 cánh diều, soạn Ngữ văn 6 cánh diều