Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Chân trời sáng tạo. Giáo án bài 3: Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng


ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM:

VỀ BÀI CA DAO ĐỨNG BÊN NI ĐỒNG, NGÓ BÊN TÊ ĐỒNG

(Bùi Mạnh Nhị)

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Em hãy đọc thuộc lại một bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước mà em biết? Nêu cảm nhận của em về bài ca dao đó?

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Tìm hiểu chung

Em hãy giới thiệu những hiểu biết của mình về tác giả Bùi Mạnh Nhị?

  1. Tác giả

- Tên: Bùi Mạnh Nhị

- Năm sinh: 1955

  • Quê quán: Xã Thành Lợi, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định.

- Chức vụ: PGS-TSKH Bùi Mạnh Nhị - Vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ -Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có nhiều bài viết nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm in trên nhiều tạp chí khoa học.

Một số tác phẩm, công trình nghiên cứu:

  1. Bùi Mạnh Nhị (1980), Sen Tháp Mười (Ca dao miền Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh), Nxb TP.HCM,100 tr.
  2. Bùi Mạnh Nhị(1980), Phương ngôn Việt Nam, Luận văn Cao học, bảo vệ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  3. Bùi Mạnh Nhị(1982),Một số đặc điểm nghệ thuật của ca dao - dân ca Nam Bộ, in trong Kỷ yếu “Văn hóa văn nghệ truyền thống đồng bằng sông Cửu Long”, Bộ Văn hóa.
  4. Bùi Mạnh Nhị(1982), Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, in trong Giảng văn tập 2, Trường ĐHSP Tp. HCM .
  5. 5Bùi Mạnh Nhị, Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh (1984), Ca dao- dân ca Nam Bộ. Nxb Tp. HCM, 507 tr.
  6. Tác phẩm

Xuất xứ: Trích Bình giảng ca dao (1992).

- Bố cục: 5 phần

  • P1: Nêu ý kiến: Bài ca dao có hai vẻ đẹp
  • P2: Phân tích bố cục bài ca dao.
  • P3: Phân tích hai câu đầu bài ca dao.
  • P4: Phân tích hai câu cuối bài ca dao
  • P5: Những cảm nhận của tác giả
  1. Đọc hiểu chi tiết văn bản
  2. Nêu ý kiến: Bài ca dao có hai vẻ đẹp.

+ cánh đồng lúa mênh mông

+ cô gái thăm đồng

=> Cái đẹp, cái hay của bài ca dao

  1. Phân tích bài ca dao

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

  • Tác giả đã phân tích yếu tố nào của bài ca dao qua hai câu đầu?
  • Tác giả có cách nhìn khác so với mọi người như thế nào? Em có nhận xét gì về cách đánh giá
  • Theo tác giả, hai câu cuối bài ca dao có gì khác biệt so với hai câu đầu?
  1. Hai câu đầu bài ca dao
  • Ý kiến tác giả: không nên chia 2 phần để phân tích.
  • Ngay 2 câu đầu, cô gái đã xuất hiện: cô gái đã miêu tả, giới thiệu rất cụ thể chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng.
  • Cụm từ "mênh mông bát ngát" được đặt vị trí cuối 2 câu đầu và có sự đảo vị trí.

Cô gái hiện lên năng động, tích cực: đứng bên ni đồng rồi lại đứng bên tê đồng, ngắm nhìn cảnh vật từ nhiều phía như muốn thâu tóm, cảm nhận cả cánh đồng bát ngát.

- Tập trung ngắm nhìn, quan sát, đặc tả "chẽn lúa đòng đòng" đang phất phơ dưới "ngọn nắng hồng ban mai". Ngọn nắng cũng được coi là một hoán dụ của Mặt Trời.

Tả "chẽn lúa đòng đòng" trong mối liên hệ so sánh với bản thân.

Cô gái đến tuổi dậy thì, căng đầy sức sống.

Miêu tả cảnh vật tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước. Trên nền thiên nhiên đó là vẻ đẹp của người con gái thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống.

"Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng".

  1. Phân tích bài ca dao

SUY NGHĨ VÀ TRẢ LỜI

  • Chỉ ra và phân tích những nét đặc biệt trong nghệ thuật thể hiện bài thơ?

Vẻ đẹp về nghệ thuật của bài ca dao.

  • Sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo: Hai dòng thơ đầu được kéo dài tới 12 tiếng
  • Sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ.
  • Ngôn ngữ mang màu sắc địa phương.

Cách hiểu về bài ca dao

Bài ca dao có nhiều cách hiểu ở hai dòng thơ cuối: câu trên 7 tiếng, câu dưới 8 tiếng (Lục bát biến thể). Hai dòng thơ cuối có thể là lời của cô gái nhưng cũng có thể là lời của chàng trai, từ đó tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của câu ca dao (gợi vẻ đẹp e ấp những cũng có thể gợi số phận…).

  1. 3. Cảm nhận của tác giả

Qua bài phân tích, tác giả đã thể hiện cảm xúc gì? Nêu một số chi tiết trong văn bản làm căn cứ cho ý kiến của em.

- Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương.

- Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ 

III Tổng kết

Nội dung

  • Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca dao.

Nghệ thuật

- Ngôn ngữ bình dị, không cầu kì, chau chuốt.

- Thể lục bát biến thể, các biện pháp tu từ: đảo ngữ, điệp ngữ, so sánh.

LUYỆN TẬP

Theo em, bài viết của tác giả thành công ở điểm nào?

- Ngôn ngữ bình dị, không cầu kì, chau chuốt.

- Cảm xúc chân thật nên dễ dàng tạo sự đồng điệu với người đọc.

Bài viết là một bài nghị luận văn học chứa đựng cảm xúc và tình yêu văn học dân gian, tình yêu quê hương của tác giả Bùi Mạnh Nhị.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Ngữ văn 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay