Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Chân trời sáng tạo. Giáo án bài 3: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
Bài 3.
VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
VĂN BẢN 1.
NHỮNG CÂU HÁT DÂN GIAN VỀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
KHỞI ĐỘNG
Mỗi tổ hãy trưng bày 1 hoặc vài bức ảnh về cảnh đẹp quê hương và giới thiệu ngắn gọn, nêu cảm nhận về cảnh đẹp đó.
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Tìm hiểu chung
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI:
+ Văn bản thuộc thể loại nào?
+ Dựa vào phần Tri thức ngữ văn, nêu đặc điểm của thể loại?
- Khái niệm: là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Một cặp câu lục bát gồm dòng 6 tiéng và dòng 8 tiếng.
- Cách gieo vần: tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ 8 dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo
- Ngắt nhịp: thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn.
- Về thanh điệu
Hãy theo dõi Văn bản 1 và cho biết các bài ca dao đã đảm bảo đúng thanh điệu chưa?
THANH ĐIỆU THƠ LỤC BẤT
Rủ nhau chơi khắp/ Long Thành.
B T B
Ba mươi sáu phố/ rành rành chẳng sai.
B T B B
Hàng Bồ/ Hàng Bạc/ Hàng Gai.
B T B
Hàng Buồm Hàng Thiếc/ Hàng Hài / Hàng Khay.
B T B B
( Bài ca dao số 1)
* Thơ lục bát biến thể:
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng mênh mông bát ngát.
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng bát ngát mênh mông.
Số tiếng, thanh điệu, nhịp điệu có sự biến đổi.
- Bài ca dao số 1
Nêu bố cục của bài ca dao?
Bố cục: 2 phần
Sự giàu có, nhộn nhịp của kinh thành Thăng Long
Tâm trạng tác giả
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Bài ca dao 1 nhắc đến địa danh nào trên đất nước ta? Em hãy chia sẻ hiểu biết về địa danh này? Tác dụng của cách liệt kê đó?
- Sự giàu có, nhộn nhịp của kinh thành Thăng Long
- Kinh thành Thăng Long được nhắc đến với rất nhiều phố phường (36): phong phú, đa dạng, đông đúc, nhộn nhịp. Mỗi tên phố đều gắn với một sự vật cụ thể: Thau, đồng, cá, cờ, bàn...
Tác dụng:
Làm nổi bật sự đông đúc, nhộn nhịp của kinh thành Thăng Long và sự gần gũi trong cách gọi tên phố phường của người Hà Nội.
Sự giầu có, nhộn nhịp: phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ...
Hàm ý miêu tả đường phố Thăng Long dọc ngang, ken dày như các sợi chỉ được mắc trên khung cửi dệt vải, như các ô trên bàn cờ.
- Bài ca dao số 1
- Thái độ của tác giả
- Qua câu ca dao, “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”, Long Thành hiện lên trong tâm trí em như thế nào?
- Những từ ngữ “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” thể hiện sác thái cảm xúc gì của tác giả?
- Tác giả tự hào về vẻ đẹp, sự giàu sang của kinh thành Thăng Long – trái tim của Tổ quốc
- Tâm trạng lưu luyến, nhớ nhung của tác giả khi phải xa Long Thành
- Tác giả dân gian thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc.
- Bài ca dao số 2
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
Nhiệm vụ:
- Hai học sinh đọc văn bản
- Nữ đọc lời hỏi
- Nam đọc lời đáp
- Hãy cho biết bố cục của văn bản có thể chia thành mấy phần?
- Thể loại của bài ca dao này?
Bố cục: 2 phần
- Phần đầu: Lời người hỏi (cô gái)
- Phần sau: Lời người đáp (chàng trai)
- Thể loại: Hỏi đáp, thường gặp trong ca dao trữ tình dao duyên cổ truyền Việt Nam.
Nhóm 1: Trong lời hỏi, cô gái hỏi chàng trai về những gì? Qua đó, thể hiện cô gái là người như thế nào?
- Lời người hỏi:
- Hỏi về tên sông, tên núi có độ cao và độ sâu nhất của nước ta.
Cô giá thể hiện sự khéo léo trong cách hỏi.
Sự hiểu biết sâu sắc về những địa danh của quê hương, đất nước.
Nhóm 2: Những địa danh chành trai nhắc đến là gì? Những địa danh đó gắn với những sự kiện nào trong lịch sử?
- Lời người đáp:
- Những địa danh lịch sử gắn với những chiến công oanh liệt của dân tộc:
+ Bạch Đằng: chiến công ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bặc Đằng.
+ Lam Sơn: cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của người anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.
=> Vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc.
- Ý nghĩa lời hỏi đáp hỏi đáp:
Qua cách đối đáp như vậy, em hiểu gì về mối quan hệ tình cảm của đôi trai gái đó? Và họ là người như thế nào?
Cảm xúc của tác giả dân gian về quê hương đất nước được thể hiện như thế nào?
- Đây là một hình thức để trai gái thử tài nhau, đo độ hiểu biết về kiến thức địa lí, lịch sử, văn hoá…trong những cuộc hát đối đáp.
- Người hỏi biết chọn những nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi, người đáp hiểu rất rõ và trả lời ý của người hỏi -> Từ đó để thể hiện chia sẻ ,vui chơi, giao lưu tình cảm.
=> Thể hiện sự yêu quí, tự hào về quê hương, đất nước
- Bài ca dao số 3
2 phần
- Vẻ đẹp của vùng đất Bình Định.
- Tâm trạng của tác giả.
Nhóm 1,3:
Tìm hiểu về hình thức bài ca dao
Đặc điểm thể thơ lục bát | Thể hiện trong bài ca dao |
Số dòng thơ |
|
Số tiếng trong từng dòng |
|
Vần trong các dòng thơ |
|
Nhịp của từng dòng thơ |
|
Nhóm 2,4:
Tìm hiểu nội dung bài ca dao
Vẻ đẹp | Chi tiết, hình ảnh |
Vẻ đẹp thiên nhiên |
|
Vẻ đẹp con người |
|
Vẻ đẹp ẩm thực |
|
Trả lời
Đặc điểm thể thơ lục bát | Thể hiện trong bài ca dao |
Số dòng thơ | 4 dòng (2 dòng lục, 2 dòng bát) |
Số tiếng trong từng dòng | Dòng lục có 6 tiếng, dông bát có 8 tiếng |
Vần trong các dòng thơ | Phu-cù, xanh-anh-canh |
Nhịp của từng dòng thơ | Dòng 1: 2/4, dòng 3: 4/2, dòng 2 và 4: 4/4 |
Vẻ đẹp | Chi tiết, hình ảnh |
Vẻ đẹp thiên nhiên | Núi Vọng Phu |
Vẻ đẹp con người | Đầm Thị Nại, cù lao Xanh |
Vẻ đẹp ẩm thực | Canh bí đỏ nấu với nước dừa |
- Bài ca dao số 3
NGHỆ THUẬT
- Vẻ đẹp của vùng đất Bình Định được giới thiệu như thế nào?
- Trong bài ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
- Tác giả đã sử dụng phép điệp từ “có” trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”
=> Điệp từ này đã góp phần nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng của Bình Định
Biện pháp tu từ liệt kê: núi Vọng Phu, đầm Thị Nại, cù lao Xanh.
=> nhấn mạnh sự phong phú về các danh lam tháng cảnh, những nét đặc sắc về văn hóa vùng miền của mảnh đất thượng võ Bình Định
Câu hỏi:
Cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Tác giả tự hào khi nói về mảnh đất Bình Định – vùng đất thượng tôn, thượng võ:
- Lịch sử đấu tranh anh hùng (chiến công của nghĩa quân Tây Sơn ở đầm Thị Nại).
- Lòng chung thuỷ, sắt son của người phụ nữ (núi Vọng Phu).
- Những món ăn dân dã đặc trưng vùng miền.
- Bài ca dao số 4
Thảo lận cặp đôi
- Bài ca dao số 4 viết về vùng miền nào?
- Em hiểu câu thứ nhất (câu lục) như thế nào?
- Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện đặc điểm gì của vùng Tháp Mười?
=> Nhận xét
- Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện sự trù phú về sản vật mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng và qua đó thể hiện niềm tự hào về sự giàu có của thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười.
- Điệp từ “sẵn” thể hiện sự trù phú về tôm cá, lúa gạo mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho TM.
=> niềm tự hào về sự trù phú của vung đất Đồng Tháp Mười.
III. Tổng kết
Nội dung:
- Ca ngợi vẻ đẹp của mọi miền quê hương, từ Bắc tới Nam....
- Tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước.
- Trách nhiệm xây dựng quê hương, đất nước ngày một giầu đẹp.
Nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát truyền thống.
- Những hình ảnh giầu sức biểu cảm.
- Sử dụng thành công các biện pháp tư từ để làm nổi bật vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
Cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào?
Tác giả tự hào khi nói về mảnh đất Bình Định – vùng đất thượng tôn, thượng võ:
- Lịch sử đấu tranh anh hùng (chiến công của nghĩa quân Tây Sơn ở đầm Thị Nại).
- Lòng chung thuỷ, sắt son của người phụ nữ (núi Vọng Phu).
- Những món ăn dân dã đặc trưng vùng miền.
PHIẾU HỌC TẬP
- Thời gian:
- 3 phút
LUYỆN TẬP
Lớp chia thành 4 đội, mỗi nhóm bốc thăm và hoàn thành cho một bài ca dao.
Bài ca dao | Từ ngữ, hình ảnh độc đáo | Giải thích |
1 | Phồn hoa thứ nhất Long Thành/ Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ | Câu thơ gợi lên hình ảnh kinh thành Thăng Long đông đúc, nhộn nhịp, đường xá. |
2 | Sâu nhất là sông Bạch Đằng/ Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan. | Thể hiện được vẻ đẹp và lòng tự hào về lịch sử quê hương. |
3 | Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh. | Điệp từ “có”, biện pháp liệt kê à sự trù phú của mảnh đất, lòng tự hào về những cảnh đẹp quê hương gắn liền với lịch sử. |
4 | tôm sẵn bắt, trời sẵn ăn. | Hình ảnh thể hiện sự trù phú, giàu có của thiên nhiên ban tặng người dân Tháp Mười. |
VẬN DỤNG
- Hãy sưu tầm câu ca dao, tục ngữ về cảnh đẹp quê hương em.
- Trong các bài ca dao đã học, em thích nhất bài ca dao nào? Hãy viết thành đoạn văn ngắn 5-7 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp quê hương đất nước thể hiện qua bài ca dao đó.
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6