Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 5: Đánh thức trầu

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Chân trời sáng tạo. Giáo án bài 5: Đánh thức trầu. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 5: Đánh thức trầu


ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI

ĐÁNH THỨC TRẦU

(Trần Đăng Khoa)

 

KHỞI ĐỘNG

Em đã học hoặc đã đọc bài thơ nào của nhà thơ Trần Đăng Khoa viết về thiên nhiên chưa?

Tình cảm của nhà thơ dành cho thiên nhiên trong bài thơ ấy như thế nào?

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. Đọc văn bản và chuẩn bị nội dung
  2. Tác giả

Qua việc đọc sách báo, soạn bài ở nhà, em hãy cho biết những nét cơ bản về tác giả Trần Đăng Khoa?

  • Tên: Trần Đăng Khoa
  • Năm sinh: 1958
  • -Quê quán: Nam Sách – Hải Dương
  • Ông được mệnh danh là “thần đồng thơ văn”, có nhiều sáng tác thơ hay dành cho thiếu nhi.
  • Là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
  1. Tác phẩm

Xuất xứ: bài thơ được trích từ tập Góc sân và khoảng trời (1999)

Thể thơ: 5 chữ

- Bố cục: 2 phần:

- Lời trò chuyện đánh thức trầu.

- Tình cảm của nhà thơ với thiên nhiên.

  1. Đọc hiểu văn bản
  2. Phần đầu: câu hát của bà

Phần đầu, tác giả có nhắc đến câu hát của ai? Cách vào bài như vậy có gì hấp dẫn?

- Câu hát của bà là câu hát để hái trầu đêm của người lớn.

=> chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại, làm rõ thêm mối quan hệ mới hồn nhiên và thật sự bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu.

  1. Cuộc trò chuyện với trầu
  2. Coi trầu như một người bạn
  • Cậu bé đánh thức trầu bằng cách nào? Em nhận xét gì về cách đánh thức này?
  • Khi “đánh thức trầu”, cậu bé dường như không tin rằng trầu có thể nghe được điều mình nói mà còn muốn trầu nhìn thấy mình nữa. Các chi tiết nào cho em biết như vậy?
  • Cách xưng hô “mày”, “tao” và việc lặp lại các lời “đánh thức trầu” ở đầu mỗi đoạn thơ thể hiện tình cảm như thế nào giữa cậu bé với cây trầu
  • Cậu bé cất tiếng hỏi trầu: Đã ngủ rồi hả trầu?
  • Dường như biết trầu không trả lời nên cậu bé tự đáp luôn: Tao đã đi ngủ đâu/Mà trầu mày đã ngủ.

 Câu hỏi tu từ

 Cách xưng hô mộc mạc, gần gũi: tao – mày chứa đầy cảm xúc hồn nhiên, chân thành của đôi bạn “tao” – “trầu mày” (Tao không phải ai đâu: khẳng định sự gần gũi với trầu)

  • Lí do đánh thức trầu: Bà tao vừa đến đó/Muốn có mấy lá trầu
  • Lời đánh thức: Trầu ơi hãy tỉnh lại/ Mở mắt xanh ra nào/Lá nào muốn cho tao/ Thì mày chìa ra nhé.

 Cách xưng hô gần gũi và lời đánh thức trầu nhẹ nhàng, ba lần gọi dậy vì sợ trầu đã ngủ say 

thể hiện tình cảm thân thiết của cậu bé với trầu giống như những người bạn đang nói chuyện cùng nhau.

  1. Dành tình cảm quý mến, tôn trọng trầu

Theo em, vì sao mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”? Điều này cho thấy cách đối xử với cây cối trong vườn của cậu bé (nói riêng) và người dân quê (nói chung) như thế nào?

- Cậu bé đánh thức trầu rồi mới hái:

  • Vâng theo lời dặn của bà, của mẹ.
  • Tôn trọng cây cối.

=> thể hiện sự yêu quý, nâng niu cây cối.

- Lo lắng, mong ước trầu đừng lụi =>  nét ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu trẻ thơ.

III. Tổng kết

Nội dung

 Bài thơ là lời đánh thức trầu để xin hái lá cho bà vào đêm khuya. Qua đó thể hiện sự trân trọng, nâng niu, yêu quý của người dân quê với thiên nhiên và nét hồn nhiên, đáng yêu của trẻ thơ.

Nghệ thuật

Lời đánh thức trầu, cách trò chuyện rất mộc mạc, chân quê.

- Giọng điệu nhẹ nhàng, thủ thỉ, gần gũi, thân mật.

- Biện pháp tu từ nhân hóa...

LUYỆN TẬP

Câu 1. Tác giả của văn bản Đánh thức trầu?

  1. Nguyễn Đình Thi
  2. Đõ Trung Quân
  3. Trần Đăng Khoa
  4. Nguyễn Thi

Đáp án C

Câu 2. Tại sao cậu bé khi hái trầu vào đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”?

  1. Vì cậu vâng lời dặn của bà và mẹ
  2. Vì sợ trầu bị lụi
  3. Vì tôn trọng cây cối trong vườn
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 3. Lời trong câu hát của bà “mày làm chúa tao/tao làm chúa mày” theo em không mang ý nghĩa nào sau đây?

  1. Trầu và người bình đẳng
  2. Hai bên cùng tôn trọng, quý mến nhau
  3. Con người là chúa tể muôn loài
  4. Con người và loài vật đều ngang hàng, dựa vào nhau mà sống.

Đáp án C

VẬN DỤNG

          Từ câu hát của người bà “Trẩu trẩu trầu trầu/ Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày”… cũng như lời “đánh thức trầu” của cậu bé trong bài thơ, em nghĩ thế nào về quan niệm “con người là chúa tể của muôn loài”?

Quan niệm “con người là chúa tề cùa muôn loài” không phải là quan niệm cùa người dân quê. Đó là một quan niệm không công bằng, dẫn đến những tác hại đối với các loài cây, loài con và môi trường sống. Con người nói chung và mỗi một chứng ta nên học tập cách úng xử cùa cận bé, bà và mẹ cậu bé cũng như những người dân quê khác, để chung sống bền lâu với thiên nhiên.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Học lại bài cũ

Chuẩn bị bài mới: Thực hành tiếng Việt

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Ngữ văn 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay