Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 5: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Chân trời sáng tạo. Giáo án bài 5: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 5: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt


VIẾT BÀI VĂN TẢ CẢNH SINH HOẠT

 

KHỞI ĐỘNG

Bức tranh này thể hiện vào dịp nào? Tại sao em nhận định như vậy? Người dân có những hoạt động gì ?

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Tả cảnh sinh hoạt là dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tà, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó.

Em hãy đọc SGK/Tr 124 và cho biết thế nào là tả cảnh sinh hoạt? Yêu cầu khi viết bài văn tả cảnh sinh hoạt là gì?

  1. Tìm hiểu chung

- Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.

- Tả lại cành sinh hoạt theo một trật tự hợp lí (từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể,...).

- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.

- Gợi tà được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật của bức tranh sinh hoạt.

- Nêu được suy nghĩ, cảm nhận của người viết vể cảnh được miêu tả.

  • Cấu trúc bài văn

+ Mở bài: giới thiệu cảnh sinh hoạt

+ Thân bài: miêu tà cảnh sinh hoạt theo một trình tự hợp lí.

+ Kết bài: phát biểu suy nghĩ hoặc nêu ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt.

  1. Phân tích kiểu văn bản

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

Thời gian: 5 phút

Đọc bài bài văn trong sách giáo khoa trang 125 và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

  1. Đoạn mở bài và kết bài đã đáp ứng được yêu cầu về bài văn tả cảnh sinh hoạt chưa?
  2. Tác giả miêu tả cảnh chợ nổi trên sông theo trình tự nào?
  3. Bài văn có gợi tả được cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể? Có sự dụng các biện pháp tu từ khi diễn đạt?
  4. Người viết có phối hợp các giác quan trong khi quan sát cảnh chợ nổi trên sông?
  5. Người viết đã đứng ở đâu để quan sát? Vị trí ấy là cố định hay có dịch chuyển, thay đổi và có giúp việc quan sát thuận lợi hơn không?
  6. Phân tích kiểu văn bản

Văn bản trong sách giáo khoa trang 125:

Tả lại một phiên chợ đáng nhớ trên sông nước miền Tây.

* Bước 1. Đọc bài văn.

* Bước 2. Đọc các thông tin chỉ dẫn.

* Bước 3. Phân tích kiểu văn bản.

Cấu trúc đoạn văn

Mở bài: giới thiệu cảnh sinh hoạt chợ nổi Cái Răng.

Thân bài: Tả cụ thể phiên chợ nổi Cái Răng.

+ Miêu tả cảnh chợ nổi trên sông theo trình tự từ bao quát đến cụ thể.

+ Tả lại cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể: các tiếng rao trên các con thuyền.

Kết bài: phát biểu ấn tượng cảm xúc sau khi thăm phiên chợ nổi.

  1. Phân tích kiểu văn bản

Nhận xét:

- Trong bài văn, người viết đã sử dụng các biện pháp tu từ khi diễn đạt như so sánh, hoán dụ

 - Người viết có phối hợp các giác quan trong khi quan sát cảnh chợ nổi trên sông gồm: 

  • Thị giác
  • Thính giác
  • Xúc giác

-  Người viết đã đứng ở trên xuồng máy để quan sát. Vì thế, tác giả có thể dịch chuyển, thay đổi và có thể quan sát khung cảnh chợ nổi rõ ràng, chi tiết.

III. Thực hành

Đề bài: Hãy tả lại một cảnh sinh hoạt mà em có dịp quan sát hoặc tham dự.

Quy trình viết

  • Xác định đề tài, mục đích viết, người đọc.
  • Lập dàn ý
  • Viết bản thảo
  • Chỉnh sửa và chia sẻ.
  1. Chuẩn bị trước khi viết
  2. Xác định đề tài, mục đích viết, người đọc.

Đề tài

Mục đích viết

Người đọc

Xác định nội dung, cách thức giao tiếp:

- Tôi muốn viết về cái gì hoặc nội dung mà đề tài yêu cầu là gì?

- Phạm vi đề tài của bài viết này là gì?

- Kiểu loại là gì: nghị luận, tả cảnh, kể chuyện…?

Xác định mục đích giao tiếp:

- Viết để thông báo thông tin?

- Viết để thuyết phục người khác?

- Viết để miêu tả sự việc, hiện tượng?

- Viết để tả một cảnh sinh hoạt mà bản thân đã quan sát hoặc tham dự?

Xác định đối tượng giao tiếp:

- Người đọc của tôi có thể là ai?

- Họ đã biết gì về vấn đề tôi định viết?

- Điều gì có thể làm họ hứng thú? Họ muốn biết thêm những gì?

III. Thực hành

  1. Thu thập dữ liệu

Tư liệu quan sát thực tế về cảnh sinh hoạt.

Tư liệu thu nhập từ các nguồn khác: tranh ảnh, kiến thức địa lí, văn hóa của địa phương có liên quan.

  1. Tìm ý và lập dàn ý.

PHIẾU GHI CHÉP

 - Cảnh sinh hoạt diễn ra khi nào? ở đâu?

……………………………………………………….........................................................................................

- Cảnh sinh hoạt ấy có những hoạt động, hình ảnh quan trọng nào?

……………………………………………………….........................................................................................

- Nhìn bao quát từ xa, khung cảnh, không khí chung của bức tranh có những nét nổi bật nào?

……………………………………………………….........................................................................................

- Ở vị trí quan sát gần hơn, những hình ảnh, hoạt động nào sẽ là điểm nhấn của bài viết?

……………………………………………………….........................................................................................

- Hình ảnh, hoạt động trong cảnh sinh hoạt đã tác động đến các giác quan nào của tôi?

……………………………………………………….........................................................................................

- Những hình ảnh thiên nhiên nào đã làm nền cho bức tranh sinh hoạt? Chúng có nên được nhân hóa?

……………………………………………………….........................................................................................

- Ấn tượng chung của tôi khi quan sát cảnh sinh hoạt này ……………………………………………………….........................................................................................

* Mở bài:  Giới thiệu cảnh sinh hoạt được tả.

* Thân bài: Tả cảnh sinh hoạt.

* Kết bài: Phát biểu cảm nghĩ hoặc nêu ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt.

  1. Chỉnh sửa và chia sẻ

Các phần của bài văn

Nội dung kiểm tra

Đạt/

Chưa đạt

 

Dùng ngôi xưng hô phù hợp trong khi quan sát, miêu tả.

 

 

Mở bài

Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra cảnh sinh hoạt

 

 

Thân bài

Tả bao quát cảnh sinh hoạt.

 

Tái hiện được các sự vật, đường nét, màu sắc, âm thanh cụ thể.

 

 

Kết hợp các giác quan khi quan sát và miêu tả.

 

Tả cảnh sinh hoạt theo trình tự.

 

Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc đối với con người, cuộc sống được miêu tả.

 

   Kết bài

Nêu được ấn tượng, tình cảm của người viết đối với cảnh sinh hoạt.

 

Trao đổi sản phẩm để góp ý chỉnh sửa cho nhau.

Trình bày trước nhóm, trước lớp.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa.
  • Chuẩn bị bài nói: Trình bày về một cảnh sinh hoạt.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Ngữ văn 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay