Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài: Ôn tập cuối học kì II

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Chân trời sáng tạo. Giáo án bài Ôn tập cuối học kì II. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài: Ôn tập cuối học kì II


AI NHANH HƠN

Trong học kì II, em đã học những thể loại, loại văn bản nào? Hãy nhắc lại đặc điểm của các thể loại đó?

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC

Truyện

Thơ

VB nghị luận

VB thông tin

BÀI TẬP 1

Chỉ ra yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn thơ SGK/tr107

  • Yếu tố miêu tả: thể hiện ở các chi tiết miêu tả chú bé Lượm như “chú bé loắt choắt”, “cái xắc xinh xinh.”, “cái chân thoăn thoát”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca-lô đội lệch”, “Mồm huýt sáo vang/ Như con chim chích/ Nhảy trên đường làng”.
  • Yếu tố tự sự: thể hiện ở việc kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhân vật trữ tình và chù bé Lượm “Tình cờ chú cháu/ Gặp nhau Hàng Bè”.

BÀI TẬP 2

Nêu những điểm cần lưu ý khi đọc một văn bản thơ.

  • Cần chú ý đến ngôn ngữ đặc sắc của bài thơ: những từ ngữ độc đáo, các biện pháp tu từ, các hình ảnh thơ được gợi ra từ ngôn ngữ...
  • Cần chú ý đến yến tố miên tả và tự sự trong bài thơ, hiệu quả biểu đạt của các yếu tố miêu tả, tự sự ấy trong việc tăng sức gợi.
  • Cần chú ý đến tình cảm, cảm xúc người viết gửi gắm qua ngôn ngữ thơ. Có thể trả lời một số câu hỏi: Bài thơ gửi gắm tình cảm, cảm xúc gì? có nhận xét gì về tình cảm, cảm xúc ấy? Những cảm xúc, tình cảm ấy liên hệ thế nào với bản thân em và cuộc sống xung quanh?

BÀI TẬP 3

          Dựa vào bảng sau, hãy chỉ ra tác dụng của các yếu tố trong văn bản thông tin:

YẾU TỐ

TÁC DỤNG

Sapo

 

Đề mục

 

Chữ in đậm

 

Số thứ tự

 

Dấu gạch đầu dòng

 

Trả lời

YẾU TỐ

TÁC DỤNG

Sapo

Tóm tắt nội dung bài viết, tạo sự lôi cuốn với người đọc.

Đề mục

Giúp văn bản mạch lạc, dễ tiếp nhận.

Chữ in đậm

Tô đậm đề mục, làm nổi bật bố cục văn bản; tô đậm từ khoá trong văn bản, làm bật lên ý chính của văn bản.

Số thứ tự

Đánh dấu thứ tự các đề mục, các ý, giúp văn bản mạch lạc, dễ tiếp nhận.

Dấu gạch đầu dòng

Đánh dấu các phần nội dung trong văn bản, giúp văn bản mạch lạc, dễ tiếp nhận.

BÀI TẬP 4:

Nêu những điểm cần lưu ý khi đọc một văn bản truyện.

- Cốt truyện: Những sự việc chính của truyện là gì?

- Người kể chuyện: Nguời kể chuyện là ai? Truyện được kể theo ngôi kể nào?

- Nhân vật: Chú ý đến các đặc điểm của nhân vật như ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, ý nghĩ,...

BÀI TẬP 5:

Việc trình bày ý kiến của mình về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc văn học thuộc kiểu văn bản nào?

  1. Kể chuyện
  2. Nghị luận

Đáp án B

BÀI TẬP 6

Hãy tóm tắt các bước trong quy trình nói.

- Bước 1: Xác định đề tài, thời gian và không gian nói

Trả lời các câu hỏi: Nói về đề tài gì? Nói ở đâu? Nói với ai? Nói vào lúc nào, trong thời gian bao lâu?

- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Dựa vào bước 1, chọn lọc nội dung nói cho phù hợp với thời gian, không gian nói. Lập dàn ý bài nói (có thể theo dạng sơ đồ, dạng gạch đầu dòng), sắp xếp các ý trong bài nói theo một trình tự hợp lí.

- Bước 3: Luyện tập và trình bày

Luyện tập nói cho tự nhiên, nhuần nhuyễn và trình bày.

- Bước 4: Trao đổi và đánh giá

Dựa vào bảng kiểm để đánh giá bài nói trong vai trò người nói và người nghe để chỉnh sửa bài nói của bản thân và các bạn cho hoàn thiện hơn.

BÀI TẬP 7

Chức năng của dấu chấm phẩy là gì? Chỉ ra công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn SGK/tr108.

Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấun ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

BÀI TẬP 8

          Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa từ đa nghĩa và từ đồng âm. Những từ in đậm sau, trường hợp nào là từ đa nghĩa, trường hợp nào là từ đồng âm? (SGK/tr108)

 

TỪ ĐA NGHĨA

TỪ ĐỒNG ÂM

Giống nhau

Đều có sự tương đồng về ngữ âm giữa các từ (đọc giống nhau)

Khác nhau

Các từ đa nghĩa có sự tương quan về nghĩa (một từ là nghĩa gốc, một từ là nghĩa chuyển)

Các từ đồng âm không có sự tương quan về nghĩa (nghĩa khác nhau)

 

  1. Từ đa nghĩa. Từ xuân1 mang nghĩa gốc, nghĩa là một mùa trong năm, chuyền tiếp từ xuân sang hạ, được xem là mùa đầu tiên trong năm. Nghĩa của từ xuân2 mang nghĩa chuyển, có nghĩa là làm cho đất nước càng ngày càng tươi đẹp (giống như mùa xuân).
  2. Từ đồng âm. Hai từ tranh có nghĩa không liên quan đến nhau: tranh1 chỉ tác phẩm hội hoạ, tranh2 chỉ hành động tìm cách giành lấy, làm thành cùa mình.
  3. Từ đồng âm. Từ biển1 mang nghĩa gốc, có nghĩa là phần đại dương ở ven các đại lục. Từ biển2 mang nghĩa chuyển, có nghĩa là mênh mông rộng lớn (giống như biển).

VỀ NHÀ

  • Hoàn thành các bài tập còn lại.
  • Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra học kì II.

 

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Ngữ văn 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay