Giáo án PowerPoint Toán 6 Cánh diều Chương II Bài 3: Phép cộng các số nguyên ( 2 tiết)

Giáo án PowerPoint Toán 6 - sách Cánh diều. Giáo án Chương II Bài 3: Phép cộng các số nguyên ( 2 tiết) Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Toán 6 Cánh diều Chương II Bài 3: Phép cộng các số nguyên ( 2 tiết)


KHỞI ĐỘNG

Thống kê lợi nhuận hai tuần của một cửa hàng bán hoa quả như sau:

Tuần

I

II

Lợi nhuận (triệu đồng)

-2

6

Sau hai tuần kinh doanh, cửa hang lãi hay lỗ và với số tiền là bao nhiêu?

BÀI 3:  PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN ( 2 TIẾT)

NỘI DUNG

  1. PHÉP CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
  2. PHÉP CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU

III. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG SỐ NGUYÊN

  1. PHÉP CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
  2. Phép cộng hai số nguyên dương

2 + 3 = 5

Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0

Minh họa trên trục số:

Từ điểm 2 ta tiến sang phải 3 đơn vị đến điểm mới là 5.

  1. Phép cộng hai số nguyên âm

Để phát triển tăng gia sản xuất, gia đình bạn Vinh đã vay Ngân hàng Chính sách xã hội 3 triệu đồng, sau đó lại vay thêm 5 triệu đồng nữa. Mẹ bạn Vinh đã viết vào sổ tay như hình bên.

  1. a) Tổng số tiền nợ ngân hàng của gia đình bạn Vinh là bao nhiêu?

3 + 5 = 8 (triệu)

  1. b) Biểu thị “ nợ 3” bởi số -3, “nợ 5” bởi số -5. Viết phép tính biểu thị tổng số tiền nợ ngân hang của gia đình bạn Vinh bằng cách sử dụng số nguyên âm.

“Nợ 3 triệu” + “Nợ 5 triệu” =“Nợ 8 triệu”

– 3  + – 5  = – 8 

  1. Để tính tổng hai số nguyên âm (-3) + (-5), ta làm như sau:

Bước 1: Bỏ dấu “-” trước mỗi số

-3  3

-5  5

Bước 2: Tính tổng của hai số nhận được ở Bước 1.

3 + 5 = 8

Bước 3: Thêm dấu “-” trước tổng nhận được ở Bước 2.

3  -8

Ta có: (-3) + (-5) = - (3 + 5) = -8

Để cộng hai số nguyên âm, ta làm như sau:

Bước 1: Bỏ dấu “-” trước mỗi số.

Bước 2: Tính tổng của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1.

Bước 3: Thêm dấu “-” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có tổng cần tìm.

Luyện tập 1

Tính:

  1. a) (-28) + (-82);
  2. b) x + y, biết x = -81, y = -16.

Giải:

  1. a) (-28) + (-82)

= - (28 + 82)

= - 110

  1. b) x + y

= - 81 - 16

= - (81 + 16)

=              -97

Lưu ý

  • Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương.
  • Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm.

Luyện tập

  1. Tính:
  2. a) (-48) + (-67);

= - (48 + 67)

= - 115

  1. b) (-79) + (- 45);

= - (79 + 45)

= - 124

  1. PHÉP CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
  2. Vào một ngày mùa đông ở Sa Pa, nhiệt độ tại Cổng Trời là -1oC. Tuy nhiên, nhiệt độ lúc đó tại chợ Sa Pa lại cao hơn 2oC so với nhiệt độ tại Cổng Trời. Viết phép tính và tính nhiệt độ tại chợ Sa Pa lúc đó.

Giải:

Nhiệt độ tại Sapa là:

(-1) + 2 oC

Mà nhiệt kế cho thấy nhiệt độ tại chợ Sapa lúc đó là: 1oC

=> (-1) + 2 = 1oC.

  1. Tính tổng hai số nguyên khác dấu (-1) + 2.

Để tính tổng hai số nguyên khác dấu (-1) + 2, ta làm như sau:

Bước 1: Bỏ dấu “-” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại

-1  1

2

Bước 2: Trong hai số nguyên dương nhận được ở trên, ta lấy số lớn hơn trừ đi số nhỏ hơn.

Số lớn hơn: 2

Số nhỏ hơn: 1

=> 2 -1 = 1

Bước 3: Cho hiệu vừa nhận được dấu ban đầu của số lớn hơn ở Bước 2.

1  1

Ta có: (-1) + 2 = 2 – 1 = 1

Để cộng hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:

Bước 1: Bỏ dấu “-” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại.

Bước 2: Trong hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta lấy số lớn hơn trừ đi số nhỏ hơn.

Bước 3: Cho hiệu vừa nhận được dấu ban đầu của số lớn hơn ở Bước 2, ta có tổng cần tìm.

* Chú ý: 

Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.

Luyện tập 2

  1. a) (-28) + 82;

= (82 - 28)

=  54

  1. b) 51 + (-97)

= - (97 – 51)

= - 46

III. TÍNH CHẤT PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN

THẢO LUẬN NHÓM

- Hình thức: Hoạt động theo tổ

Tính và so sánh kết quả:

  1. a) (- 25) + 19 và 19 + (-25)
  2. b) [(- 12) + 5] + (- 1) và (- 12) + [5 + (- 1)]
  3. c) (- 18) + 0 và -18
  4. d) (- 12) + 12 và 0

Ở mỗi trường hợp, hai kết quả đều bằng nhau.

Phép cộng các số nguyên có tính chất sau:

+ Giao hoán: a+b = b+a

+ Kết hợp: (a+b) + c = a + (b+c)

+ Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a

+ Cộng với số đối: a + (-a) = (-a) + a = 0

Luyện tập 3

  1. a) 51 + (-97) + 49

= (51 + 49) + (-97)

=  100 - 97

=  3

  1. b) 65 + (-42) + (-65)

= [65 + (-65)] + (-42)

= 0 + (-42)

=     0

LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ

  1. a) Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương. (Đ)
  2. b) Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm. (Đ)
  3. c) Tổng của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương. (S)

Vì tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm.

  1. Tính
  2. a) (-2 018) + 2 018

= ( 2018 – 2018)

=  0

  1. b) 57 + (-93)

= - (93 – 57)

= - 38

  1. c) (-38) + 46

=  (46 – 38)

=          8

  1. Tính một cách hợp lí:
  2. a) 48 + (-66) + (-34) ;

= 48 + [ (-66) + (-34)]

=  48 + (-100)

=  - (100 - 48) =  - 52

  1. b) 2 896 + (-2 021) + (-2 896)

= [(2 896 + (-2 896)] + (- 2 021)

=  0  + (-2 021)

=  - 2 021

VẬN DỤNG

  1. Nhiệt độ ở Thủ đô Ốt - ta -oa, Ca – na- da lúc 7 giờ là -4oC, đến 10 giờ tăng thêm 6oC. Nhiệt độ ở Ôt - ta - oa lúc 10 giờ là bao nhiêu?

Giải:

Nhiệt độ ở Ôt-ta-oa lúc 10 giờ là:

(-4) + 6 = 2oC

Vậy nhiệt độ ở Ôt-ta-oa lúc 10 giờ là: 2oC

  1. Một cửa hàng kinh doanh có lợi nhuận như sau: tháng đầu tiên là -10 000 000 đồng; tháng thứ hai 30 000 000 đồng. Tính lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng đó.

Giải:

Lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng là:

(– 10 000 000) + 30 000 000 = 20 000 000 đồng.

Vậy lợi nhuận của cửa hang sau hai tháng đó là: 20 000 000 đồng.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ghi nhớ kiến thức trong bài.

Hoàn thành Bài 8, 9, 10 – SGK(tr75) và làm thêm bài tập SBT.

Chuẩn bị bài mới “ Phép trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc”.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Toán 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay