Giáo án PowerPoint Toán 6 Cánh diều Chương VI Bài 1: Điểm. Đường thẳng
Giáo án PowerPoint Toán 6 - sách Cánh diều. Giáo án Chương VI Bài 1: Điểm. Đường thẳng. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Toán 6 Cánh diều Chương VI Bài 1: Điểm. Đường thẳng
CHƯƠNG VI. HÌNH HỌC PHẲNG
BÀI 1. ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG
NỘI DUNG
- ĐIỂM
- ĐƯỜNG THẲNG
- ĐIỂM THUỘC ĐƯỜNG THẲNG.
ĐIỂM KHÔNG THUỘC ĐƯỜNG THẲNG - ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
- BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
- ĐIỂM
Quan sát Hình 1, xác định các dấu chấm nhỏ trên bản đồ trong Hình 1 cùng với địa danh tương ứng.
Dấu chấm nhỏ là hình ảnh của điểm. Ta sử dụng những chữ cái in hoa A, B, C, …. để đặt tên cho điểm.
VD: Hai điểm phân biệt M; N
Hai điểm trùng nhau P; Q
Quy ước. Khi nói hai điểm mà không nói gì thêm, ta hiểu đó là hai điểm phân biệt.
LUYỆN TẬP 1
Vẽ ba điểm A, B, C.
* Chú ý: Mỗi hình là một tập hợp các điểm. Hình có thể chỉ gồm một điểm.
- ĐƯỜNG THẲNG
Đường thẳng là gì?
Thực hiện vẽ vạch thẳng trên trang giấy như Hình 5 và cho biết nét vẽ được tạo ra gợi nên hình gì?
Ta dùng vạch thẳng để biểu diễn một đường thẳng và sử dụng những chữ cái in thường a, b, c, ... để đặt tên cho đường thẳng. Trong Hình 5 ta có đường thẳng a.
LUYỆN TẬP 2
Vẽ ba đường thẳng m, n, p
- ĐIỂM THUỘC ĐƯỜNG THẲNG. ĐIỂM KHÔNG THUỘC ĐƯỜNG THẲNG
Thực hiện các thao tác sau:
- Vẽ một điểm A;
- Đặt thước thẳng sao cho cạnh thước đi qua điểm A. Vạch nét thẳng theo cạnh thước.
Điểm A thuộc đường thẳng d và được kí hiệu là: A Î d.
Điểm B không thuộc đường thẳng d và được kí hiệu là: B Ï d.
Điểm A thuộc đường thẳng d còn được gọi là điểm A nằm trên đường thẳng d hay đường thẳng d đi qua điểm A.
Điểm B không thuộc đường thẳng d còn được gọi là điểm B không nằm trên đường thẳng d hay đường thẳng d không đi qua điểm B.
Cho đường thẳng d.
- a) Vẽ hai điểm A, B thuộc đường thẳng d.
- b) Có thể vẽ được nhiều hơn hai điểm thuộc đường thẳng d không?
Giải
- b) Có thể vẽ được nhiều hơn 2 điểm thuộc đường thẳng d.
*Nhận xét: Có vô số điểm thuộc một đường thẳng.
LUYỆN TẬP 3
- a) Vẽ đường thẳng b.
- b) Vẽ điểm M không thuộc đường thẳng b.
- c) Vẽ điểm N không thuộc đường thẳng b.
- ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
- a) Vẽ hai điểm A và B
- b) Đặt thước đi qua điểm A và điểm B. Dùng bút vạch theo cạnh thước để vẽ đường thẳng đi qua A và B
- c) Có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
Chỉ vẽ được một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B
Đường thẳng đi qua hai điểm A, B còn được gọi là đường thẳng AB, hay đường thẳng BA.
LUYỆN TẬP 4
Trong hình 14 có những đường thẳng nào?
Trong hình 14 có 3 đường thẳng là: MN; NP và PM.
- BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
Quan sát hình 15 và trả lời câu hỏi: Các điểm dừng số 1, số 2, số 3 thuộc đường thẳng nào?
Nếu các điểm A, B, C lần lượt biểu thị điểm dừng số 1, số 2, số 3 thì ta có hình ảnh ba điểm A, B, C cùng thuộc đường thẳng d.
Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.
Khi ba điểm không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng.
Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Với ba điểm thẳng hàng A, B, C, ta có:
- Điểm B nằm giữa hai điểm A và C.
- Hai điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm A.
- Hai điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm C.
- Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B.
LUYỆN TẬP
Bài 6. Quan sát Hình 24 và cho biết trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
- a) Ba điểm X, Y, T thẳng hàng. (Đúng)
- b) Ba điểm U, V, T không thẳng hàng. (Sai)
- c) Ba điểm X, Y, U thẳng hàng. (Sai)
Bài 1. Đọc tên các điểm, các đường thẳng trong Hình 19.
Hình 19 có:
+ Các điểm: A, B, P, Q
+ Các đường thẳng a, b, c
Bài 2.
- Quan sát Hình 20 và cho biết các điểm M, N thuộc hay không thuộc đường thẳng a.
=> M thuộc đường thẳng a; N không thuộc đường thẳng a.
- Chọn kí hiệu , thích hợp cho
Bài 3. Quan sát Hình 21 và chỉ ra các trường hợp ba điểm thẳng hàng. Trong mỗi trường hợp đó, chỉ ra điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Trả lời:
Ba điểm A, B, E thẳng hàng. A nằm giữa.
Ba điểm C, E, D thẳng hàng. E nằm giữa.
Bài 4. Hai điểm I, K nằm trên đường thẳng a (Hình 22)
- a) Chỉ ra một điểm C trên đường thẳng a sao cho C nằm giữa I và K.
- b) Chỉ ra một điểm D trên đường thẳng a sao cho K nằm giữa I và D.
CỦNG CỐ - VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Hình thức: Hoạt động theo nhóm 4
- Nhiệm vụ: Hoàn thành lần lượt các bài tập trong phiếu học tập sau.
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Khẳng định nào dưới đây là không đúng?
- A Î m
- A Ï n
- A Î m, A Î n
- A Î m, A Ï n
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 2. Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi vẽ được những đường thẳng nào?
- AB, BC, CA.
- AB, BC, CA, BA, CB, AC.
- AA, BC, CA, AB.
- AB, BC, CA, AA, BB, CC.
Câu 3. Cho 5 điểm A, B, C, D, E trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua các cặp điểm trên?
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn lại các kiến thức đã học
Hoàn thành bài tập còn lại trong SGK và các bài tập trong SBT.
Chuẩn bị bài mới:
“Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song”.
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6