Giáo án PowerPoint Toán 6 chân trời sáng tạo bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng

Giáo án PowerPoint Toán 6 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Toán 6 chân trời sáng tạo bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng


BÀI 2

BA ĐIỂM THẲNG HÀNG.

BA ĐIỂM KHÔNG THẲNG HÀNG

 

KHỞI ĐỘNG

Quan sát các hình dưới đây, ta thấy được vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất cũng như vị trí các khóm lúa:

 Trường hợp hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng.

HÌNH Các cây mạ được cấy thẳng hàng. Các khóm lúa cho ta hình ảnh các điểm thẳng hàng.

THÀNH KIẾN THỨC

  1. Ba điểm thẳng hàng

Hoạt động nhóm (2 phút)

Hãy tìm cách trồng 5 cây táo thành 2 hàng, mỗi hàng có 3 cây. Nếu mỗi cây được xem là 1 điểm, vẽ hình thể hiện cách trồng các cây đó.

Các bộ ba điểm A, E, B hoặc C, E, D trong hình dưới đây là ba điểm thẳng hàng.

Ba điểm phân biệt A, B, C cùng thuộc một đường thẳng được gọi là ba điểm thẳng hàng (Hình 1a).

Ba điểm D, E, F không cùng thuộc bất kì một đường thẳng nào được gọi là ba điểm không thẳng hàng (Hình 1b).

                                                   Hình 1

Thực hành 1

- Trên Hình 2 hãy chỉ ra ba điểm thẳng hàng và ba điểm không thẳng hàng.

Ba điểm thẳng hàng là: M, N, Q.

Ba điểm không thẳng hàng là: M, N, P hoặc M, Q, P hoặc N, Q, P.

Thực hành 1

- Dùng thước thẳng để kiểm tra xem ba điểm nào trên Hình 3 là thẳng hàng.

Giải:

Ba điểm P, S, Q thẳng hàng.

Ba điểm M, P, R thẳng hàng.

Thực hành 1

- Vẽ vào vở hai điểm A, B như Hình 4. Em vẽ thêm hai điểm C và D sao cho ba điểm A, B, C thẳng hàng và ba điểm A, B, D cũng thẳng hàng. Hãy vẽ ba vị trí khác nhau của điểm C.

  1. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng

Quan sát đèn giao thông ở hình dưới. Đèn màu nào nằm giữa hai đèn còn lại?

Nhận xét:

- Trong các bộ ba đèn như hình trên, luôn có một đèn ở giữa hai đèn còn lại.

- Nếu xem ba đèn đó là hình ảnh của ba điểm thẳng hàng thì luôn có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

 Quan sát hình 5 và cho biết từ trái sang phải, vị trí các điểm như thế nào với nhau?

- Điểm B nằm giữa hai điểm A và C.

- Điểm A và C nằm khác phía đối với điểm B.

- Điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm A.

- Điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm C.

Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Thực hành 2

Em vẽ hai điểm A và B trên giấy hãy vẽ thêm điểm C sao cho điểm A nằm giữa hai điểm B và C.

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Trong hình sau, cho bốn điểm A, B, C, D thuộc đường thẳng m và điểm E không thuộc đường thẳng m. Hãy nêu các bộ ba điểm thẳng hàng và các bộ ba điểm không thẳng hàng.

Giải:

Bộ ba điểm thẳng hàng: (A, B, C); (B, C, D); (A, C, D); (A, B, D).

Bộ ba điểm không thẳng hàng: (A, B, E); (A, C, E); (A, D, E); (B, C, E); (B, D, E); (C, D, E).

Câu 2: Trong hình sau, em hãy dự đoán xem ba điểm nào thẳng hàng. Sau đó hãy dùng thước để kiểm tra kết quả.

Giải:

Các điểm thẳng hàng là:

E, K, F;

G, K, P;

H, K, Q.

Câu 3: Trong hình sau, hãy chỉ ra các điểm:

  1. a) Nằm giữa hai điểm M và N;
  2. b) Không nằm giữa hai điểm E và G.

Giải:

  1. a) Điểm nằm giữa hai điểm M và N là: E, F, G.
  2. b) Điểm không nằm giữa hai điểm E và G: M và N.

AI LÊN CAO HƠN

Bộ ba điểm nào sau đây thẳng hàng?

Giải:

A, B, D

Nêu những bộ ba điểm không thẳng hàng.

Giải:

(B, A, C); (B, A, D); (B, C, D)

Điểm A và B nằm … đối với điểm C

Giải:

Cùng phía

Chỉ ra các điểm nằm giữa hai điểm M và N.

Giải:

E, F, G

Điểm A và D nằm … đối với điểm B

Giải:

khác phía

Nêu các bộ ba điểm thẳng hàng.

Giải:

(A, B, C); (A, B, D); (A, C, D); (B, C, D)

Điểm A và … nằm cùng phía với điểm C

Giải:

B

Điểm B và D nằm … đối với điểm C

Giải:

khác phía

Chỉ ra các điểm không nằm giữa E và G.

Giải:

M, N

Nêu những cặp điểm nằm khác phía đối với điểm C.

Giải:

A và D; B và D.

VẬN DỤNG

Câu 4:

  1. a) Cho hai điểm M và P. Hãy vẽ thêm điểm N sao cho ba điểm M, N, P thẳng hàng và điểm M, P nằm cùng phía đối với điểm N.
  2. b) Vẽ hai điểm trên một tờ giấy trắng. Không dùng thước, em hãy tìm cách vẽ thêm một điểm thứ ba sao cho ba điểm đó thẳng hàng.

Giải:

  1. a) Ba điểm M, N, P thẳng hàng và điểm M, P nằm cùng phía đối với điểm N.
  1. b) - Vẽ hai điểm trên tờ giấy.

    - Gấp tờ giấy sao cho nếp gấp đi qua hai điểm vừa vẽ.

    - Sau đó, chấm thêm một điểm thứ 3 trên nếp gấp đó.

NHIỆM VỤ VỀ NHÀ

Ôn tập các kiến thức đã học về ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.

Hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK và SBT.

Chuẩn bị trước bài 3: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Toán 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay