Giáo án Quốc phòng an ninh 11 cánh diều Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Giáo án Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường sách Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của GDQPAN 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án quốc phòng an ninh 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được nội dung cơ bản, ý nghĩa của môi trường trong pháp luật bảo vệ môi trường; an ninh môi trường (đất, nước, không khí,...), vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, thiên tai, dịch bệnh, di cư tự do,...
  • Biết cách tuyên truyền, phối hợp ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện và đánh giá được những hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc bảo vệ môi trường.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được ý nghĩa của luật bảo vệ môi trường, vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, thiên tai, dịch bệnh. Biết tuyên truyền ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, bảo vệ môi trường sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, Giáo án;
  • Bảng phụ: Phiếu học tập, hình ảnh liên quan tới bài học.
  • Phiếu học tập, giấy A0, bút dạ.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11.
  • Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở và tạo hứng thú cho HS tìm hiểu, khám phá nội dung bài học.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh 4.1 phần Mở đầu SHS tr.25 và trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số hậu quả do không bảo vệ môi trường trong hình 4.1 và một số hậu quả khác.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh 4.1 phần Mở đầu SHS tr.25 và trả lời câu hỏi:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả một số hậu quả do không bảo vệ môi trường trong hình 4.1 và nêu thêm một số hậu quả khác tương tự mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh SHS tr.25, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Hình a: cháy rừng, khiến độ che phủ của rừng bị thu hẹp; góp phần dẫn đến tình trạng suy giảm đa dạng sinh học và gây ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Hình b: tình trạng lũ lụt, gây những thiệt hại lớn về vật chất; tính mạng và tài sản của người dân

+ Hình c: môi trường nước bị ô nhiễm, dẫn đến tình trạng các loài sinh vật dưới nước bị chết hàng loạt, gây suy giảm đa dạng sinh học và gây ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân.

+ Hình d: tình trạng hạn hán, gây thiệt hại nặng nề về sản xuất nông nghiệp.

Một số hậu quả khác:

+ Ô nhiễm môi trường đã làm suy thoái, hủy hoại môi trường sống của các loài sinh vật.

+ Các loài sinh vật bị biến đổi gen, bị suy giảm chức năng sinh sản, gây nên tình trạng chết hàng loạt.

+ Gây tiêu tốn một khoản lớn ngân sách quốc gia cho việc khắc phục.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 4. Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Môi trường và an ninh môi trường

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số khái niệm, ý nghĩa của môi trường; an ninh môi trường và vấn đề liên quan.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SHS tr.25-27, tóm tắt nội dung và thực hiện nhiệm vụ.

- GV rút ra kết luận về một số khái niệm, ý nghĩa của môi trường; an ninh môi trường và vấn đề liên quan.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số khái niệm, ý nghĩa của môi trường; an ninh môi trường và vấn đề liên quan bằng lược đồ tư duy.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SHS tr.25-27 và tóm tắt nội dung.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, hoàn thành lược đồ từ duy về môi trường (MT) và an ninh môi trường:

+ Chủ đề trung tâm: MT và An ninh MT

+ Hai nhánh chính: MT; An ninh MT và một số vấn đề liên quan.

+ Các nhánh phụ mối với từng nhánh chính.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SHS tr.25-27, hoàn thành nhiệm vụ.

- HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả thảo luận nhóm và nộp Lược đồ tư duy.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo.

1. Môi trường và an ninh môi trường

(Lược đồ tư duy đính kèm phía dưới Hoạt động)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LƯỢC ĐỒ TƯ DUY VỀ MÔI TRƯỜNG (MT) VÀ

AN NINH MÔI TRƯỜNG

Hoạt động 2: Luyện tập môi trường và an ninh môi trường

  1. Mục tiêu: HS củng cố, rèn luyện cho HS kiến thức, kĩ năng được khám phá ở mục I.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập Luyện tập 1,2 trong SHS tr.26-27 và một số bài tập trong SBT.
  3. Sản phẩm học tập: Ý kiến nhận xét của HS theo yêu cầu bài tập Luyện tập 1, 2 trong SHS tr.26-27 và kết quả bài tập trong SBT.
  4. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), đọc phần Luyện tập 1, 2 trong SHS tr.26 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Em hãy nêu một số ví dụ ở nơi em đang sống để chứng tỏ môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống đồng thời môi trường cũng chứa đựng chất phế thải do con người tạo ra.

+ Nhóm 3, 4: Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:

- Bạn A: Thành phần môi trường gồm: đất, nước, không khí.

- Bạn B: Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.

- Bạn C: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo.

- Bạn D: An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển con người.

- GV yêu cầu HS làm bài tập Câu 4.1, Câu 4.2 trong SBT tr.26.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc yêu cầu bài Luyện tập 1, 2 SHS tr.26-27 và thực hiện nhiệm vụ.

- HS tiếp tục hoàn thành bài tập Câu 4.1, 4.2 SBT tr.26.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời:

Luyện tập 1:

Ví dụ: ở Hà Nội

Môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống:

+ Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên là khoảng 92097 ha. Tài nguyên đất đa dạng, phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng.

+ Nhiều dòng sông lớn chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội: sông Hồng, sông Đáy; sông Tích,… Trên địa bàn thành phố cũng có nhiều hồ, như: Hồ Tây, Hồ Gươm,… cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế của cư dân; đồng thời cũng có giá trị lớn trong việc điều hòa không khí.

Môi trường chứa đựng chất phế thải do con người tạo ra:

+ Theo kết quả thống kê, việc thu gom rác ở Hà Nội chưa đạt hiệu quả triệt để, vẫn còn khoảng 15% lượng rác thải không được thu gom, xử lý mà vứt tại các kênh, rạch hay các khu đất trống trong địa bàn thành phố.

+ Tổng lượng nước thải hằng ngày của thành phố Hà Nội vào khoảng 320.000 m3 trong đó có tới 1/3 là nước thải công nghiệp.

+ Cho đến nay, Hà Nội vẫn luôn trong top những thành phố có độ ô nhiễm môi trường không khí cao nhất thế giới.

+ Hà Nội hiện nay có chất lượng môi trường đất bị ô nhiễm ngày càng gia tăng.

Luyện tập 2:

+ Ý kiến của bạn A đúng nhưng chưa đầy đủ. Vì: Thành phần của môi trường bao gồm: đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.

+ Ý kiến của bạn B và bạn C đúng, nhưng chưa đầy đủ. Vì: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

+ Ý kiến của bạn D đúng nhưng chưa đầy đủ. Vì: An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 3: Bảo vệ môi trường

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường đất, nước, không khí.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SHS tr.27-28, tóm tắt nội dung và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường đất, nước, không khí.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường đất, nước, không khí bằng Lược đồ tư duy.
  2. Tổ chức hoạt động:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án quốc phòng an ninh 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD QUỐC PHÒNG AN NINH 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD QUỐC PHÒNG AN NINH 11 CÁNH DIỀU BÀI 1 - 5

GIÁO ÁN WORD QUỐC PHÒNG AN NINH 11 CÁNH DIỀU BÀI 5 - 6

Chat hỗ trợ
Chat ngay