Giáo án Quốc phòng an ninh 11 cánh diều Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

Giáo án Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo sách Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của GDQPAN 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án quốc phòng an ninh 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9. NHÌN, NGHE, PHÁT HIỆN ĐỊCH, CHỈ MỤC TIÊU, TRUYỀN TIN LIÊN LẠC, BÁO CÁO

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được ý nghĩa, yêu cầu, hành động nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo làm cơ sở vận dụng trong chiến đấu và học chiến thuật.
  • Thực hành được hành động của chiến sĩ nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo.
  • Vận dụng được các nội dung đã học vào luyện tập các tình huống cụ thể.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, sẵn sàng nhận công việc khó khăn của nhóm.
  • Đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm và nhóm khác; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng người trong nhóm.
  • Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác.

Năng lực đặc thù:

  • Vận dụng được kĩ thuật, chiến thuật cá nhân trong thực hành các kĩ năng quân sự.
  • Thực hành được hành động của chiến sĩ nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo.
  1. Phẩm chất:
  • Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập; tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, Giáo án.
  • Bản đồ địa hình quân sự.
  • Bài giảng PowerPoint và máy chiếu (nếu có); máy tính kết nối internet (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11.
  • Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở và tạo hứng thú cho HS tìm hiểu, khám phá nội dung bài học.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống và trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.58.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.58:

Tại triển lãm “Kỉ vật còn mãi với thời gian” ở Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có một cái đèn dầu của má Nguyễn Thị Tiến (Hai Ron) ở xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Má Hai Ron đã đào các căn hầm bí mật cho cán bộ cách mạng về trú ẩn và quy ước với cán bộ: nếu an toàn tuyệt đối thì đèn sáng rõ, nếu tình hình có khả nghi thì đèn tối hơn, nếu có động thì tắt đèn.

Theo em, má Hai Ron đã sử dụng hình thức truyền tin nào trong tình huống trên? Em hãy nêu một số hình thức truyền tin tương tự mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý kiến:

+ Hình thức truyền tin má Hai Ron đã sử dụng là dùng ánh sáng đèn làm ám hiệu.

+ Một số hình thức truyền tin tương tự như dùng âm thanh (tiếng mõ, tiếng chày giã gạo,…) làm ám hiệu thông báo tình hình địch phục kích, dùng động tác (cuốn khăn trên cổ hay khoác trên vai, buộc quanh người,…) làm ám hiệu khi biểu tình, đấu tranh với địch,…

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét (không phân biệt đúng, sai), tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân ta đã sáng tạo rất nhiều cách thức liên lạc, truyền tin. Đối với chiến sĩ, hành động nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo là điều kiện quan trọng để xử trí tình huống kịp thời. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu các vấn đề này - Bài 9. Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1.a. Khám phá mục I (trang 58, 59, 60, 61 SGK)

  1. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa, yêu cầu và thực hành được hoạt động nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu theo hướng dẫn của GV.
  2. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK liên quan đến câu hỏi Khám phá 1 (trang 58 SGK) và thực hiện nội dung Thực hành 1, 2, 3, 4 (trang 59, 60, 61 SGK).
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả HS trả lời câu hỏi Khám phá 1 (trang 58 SGK) và thực hiện nội dung Thực hành 1, 2, 3, 4 (trang 59, 60, 61 SGK).
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1: Khám phá 1 (trang 58 SGK)

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, khai thác thông tin trong mục I.1, I.2 SGK tr.58 và trả lời câu hỏi: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu trong chiến đấu để làm gì? Cần đáp ứng yêu cầu nào?

Nhiệm vụ 2: Thực hành 1 (trang 59 SGK)

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.3a và quan sát hình 9.1 SGK tr.59:

- GV hướng dẫn HS thực hành hoạt động nhìn qua gương, qua cửa kính, qua mặt nước theo các bước:

+ Bước 1: GV thực hiện nhanh tư thế, động tác nhìn qua gương, qua cửa kính, qua mặt nước.

+ Bước 2: GV làm chậm kết hợp với phân tích tư thế, động tác, vị trí lợi dụng.

+ Bước 3: GV thực hiện chậm.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, quan sát, ghi nhớ và làm theo.

Nhiệm vụ 3: Thực hành 2 (trang 60 SGK)

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.3b và quan sát hình 9.2 SGK tr.60:

- GV hướng dẫn HS thực hành động tác nghe theo các bước:

+ Bước 1: GV thực hiện nhanh tư thế, động tác nghe ở các vị trí đã chọn.

+ Bước 2: GV làm chậm kết hợp với phân tích tư thế, động tác.

+ Bước 3: GV thực hiện chậm.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, quan sát, ghi nhớ và làm theo.

Nhiệm vụ 4: Thực hành 3, 4 (trang 61 SGK)

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.3c và I.3d SGK tr.61.

- GV hướng dẫn HS thực hành hành động phát hiện địch và chỉ mục tiêu theo các bước:

+ Bước 1: GV thực hiện nhanh tư thế, động tác phát hiện địch, chỉ mục tiêu ở các vị trí đã chọn.

+ Bước 2: GV làm chậm kết hợp với phân tích tư thế, động tác.

+ Bước 3: GV thực hiện chậm.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, quan sát, ghi nhớ và làm theo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, ghi nhớ và thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS biểu diễn trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo.

I. Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu

1. Ý nghĩa

- Nhìn, nghe: phát hiện, nắm chắc mọi tình hình trong chiến đấu.

- Phát hiện địch và chỉ mục tiêu: điều kiện quan trọng để từng người, đồng đội và chỉ huy xử trí mọi tình huống trong chiến đấu nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

2. Yêu cầu

- Tập trung tư tưởng, có ý thức cảnh giác cao.

- Hành động khôn khéo, bí mật, thận trọng.

- Phát hiện, báo cáo chính xác, kịp thời.

3. Hành động

a. Nhìn

- Chọn vị trí nhìn:

+ Ban ngày: chọn nơi cao, kín đáo, có tầm nhìn xa và rộng để theo dõi được hành động của địch, tiện ngụy trang và liên lạc, báo cáo.

+ Ban đêm: chọn nơi thấp để quan sát, phát hiện các mục tiêu trên cao.

- Cách nhìn:

+ Nhìn trực tiếp hoặc nhìn qua các vật phản chiếu.

+ Nhìn lướt qua một lượt để phán đoán nơi địch có thể lợi dụng hoặc những dấu vết nghi ngờ có địch à nhìn kĩ theo thứ tự: nơi nghi ngờ có địch, địa hình nơi ta sẽ lợi dụng để hành động.

+ Ghi nhớ địa hình, địa vật và những điểm cần thiết, chú ý những điểm thay đổi do địch có thể tạo nên, từ đó phán đoán chính xác về địch.

+ Khi đã nhìn rõ địch, phải xem địch nhiều hay ít, sử dụng vũ khí, phương tiện gì, đang đi về hướng nào,...

+ Dừng lại để nhìn kĩ, không nên vừa đi vừa nhìn, không thay đổi vị trí quá nhanh.

- Lưu ý khi nhìn:

+ Nếu dùng đèn soi cần kết hợp với đồng đội.

+ Ở nơi quá sáng hoặc quá tối: nhắm mắt lại vài giây rồi mở mắt ra.

+ Tránh ở bên sáng nhìn qua bên tối. Ở bên thật tối nhìn qua bên sáng có thể đến gần vật chắn (không để mắt quan sát gần vật chắn).

+ Nhìn bằng vật phản chiếu: để mắt gần vật phản chiếu.

b. Nghe

- Chọn vị trí nghe: Chọn những nơi tương đối yên tĩnh, xung quanh không có nhiều tiếng động ồn ào lớn hơn tiếng động cần nghe, dưới hướng gió, địa hình, địa vật trống trải, không có vật chắn ngăn cách.

- Cách nghe:

+ Khi có vật dẫn tiếng động tốt và khi cần nghe tiếng động sát phía bên kia vật chắn: áp tai vào vật đó để nghe.

+ Khi có nhiều tiếng động cùng lúc: chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước.

+ Khi trời mưa, gió nhiều tiếng động ồn ào: dùng bàn tay làm phễu, úp sát vào vành tai để hở một ít để nghe rõ hơn. Tránh để mưa tạt, gió rít vào tai hoặc vành mũ.

+ Dừng lại nếu muốn nghe rõ. Nếu nghe lúc đang đi, động tác vận động phải nhẹ nhàng.

+ Có thể dùng cách nghi binh đánh lừa để nghe được tiếng động do địch đối phó gây ra.

- Lưu ý khi nghe: Luôn đề phòng những tiếng động do địch tạo ra để đánh lừa.

c. Phát hiện địch

Một số trường hợp có thể có địch:

- Địa hình có thay đổi về hình dáng, màu sắc, chuyển động không bình thường,…

- Người có thái độ khác lạ.

- Súc vật, chim đang ăn bỗng nhiên vụt chạy, vội bay.

- Có tiếng động bất thường.

- Tiếng súng nổ lẻ tẻ hoặc tiếng súng nổ khác nhau liên tục dồn dập.

- Dấu vết mẩu tàn thuốc lá hoặc thức ăn rơi vãi.

d. Chỉ mục tiêu

- Trường hợp chỉ huy đã thống nhất vật chuẩn: khi mục tiêu xuất hiện à xem xét mục tiêu ở gần vật chuẩn nào để chỉ cho người nhận.

- Trường hợp vật chuẩn chưa xác định trước: chọn địa hình, địa vật rõ rệt, gần mục tiêu làm chuẩn, rồi dựa vào vật chuẩn đó để chỉ mục tiêu.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án quốc phòng an ninh 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD QUỐC PHÒNG AN NINH 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD QUỐC PHÒNG AN NINH 11 CÁNH DIỀU BÀI 1 - 5

GIÁO ÁN WORD QUỐC PHÒNG AN NINH 11 CÁNH DIỀU BÀI 5 - 6

Chat hỗ trợ
Chat ngay