Giáo án sinh học 10 kì 1 Kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn sinh học lớp 10 kì 1 bộ sách "Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án sinh học 10 kì 1 Kết nối tri thức
Giáo án sinh học 10 kì 1 Kết nối tri thức
Giáo án sinh học 10 kì 1 Kết nối tri thức
Giáo án sinh học 10 kì 1 Kết nối tri thức
Giáo án sinh học 10 kì 1 Kết nối tri thức
Giáo án sinh học 10 kì 1 Kết nối tri thức
Giáo án sinh học 10 kì 1 Kết nối tri thức
Giáo án sinh học 10 kì 1 Kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án sinh học 10 kì 1 Kết nối tri thức


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 2. CẤU TRÚC TẾ BÀO

BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ.

  1. Về năng lực
  • Năng lực sinh học:
  • Nhận thức sinh học: Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ; Giải thích được mối quan hệ giữa kích thước tế bào và tỉ lệ S/V; Mô tả được kích thước, cếu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ; Phân biệt được vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm; Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng sự khác nhqu giữa các loại vi khuẩn trong y học.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Dực vào mối quan hệ giữa kích thước tế bào và tỉ lệ S/V để giải thích được một số vấn đề thực tiễn.
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập về tế bào nhân sơ.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người
  1. Phẩm chất

Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
  • Dạy học trực quan.
  • Dạy học theo nhóm nhỏ.
  • Dạy học giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.
  • Kĩ thuật mạnh ghép.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
  • Hình ảnh về các loài vi khuẩn khác nhau và hai khối lập phương.
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho các nhóm.
  • Các câu hỏi tự luận.
  1. Đối với học sinh
  • Giấy A4
  • Biên bản hoạt động nhóm mảnh ghép.
  • Giấy ghi đáp án.
  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
  4. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS và dẫn dắt vào bài học mới.
  5. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
  6. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu một số hình ảnh và đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

 

+ Theo em, những vi khuẩn trên có đặc điểm chung là gì?

+ Em biết gì về các tế bào nhân sơ? Kể tên một số sinh vật nhân sơ mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trình bày ý kiến.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học: Hầu hết các tế bào nhân sơ đề có kích thước nhỏ và phân chia rất nhanh. Ở vi khuẩn Fscherichia coli (E. coli), cứ sau 20 phút tế bào sẽ phân chia một lần, từ một tế bào cho hai tế bào con. Vậy số lượng vi khuẩn được tạo thành sau 5 giờ đã là 1 x 215 = 32768 tế bào. Để tìm hiểu vì sao các tế bào nhân sơ lại sinh trưởng và phát triển nhanh như vậy, chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay – Bài 8: Tế bào nhân sơ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.

- Giải thích được mối quan hệ giữa kích thước tế bào và tỉ lệ S/V.

- Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập về tế bào nhân sơ.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SGK tr.44) để tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.

- GV sử dụng phương pháp trực quan để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SGK tr.44) để tìm hiểu về đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:

+ Hãy so sánh kích thước của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

+ Nêu các đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. Vì sao loại tế bào này được gọi là tế bào nhân sơ?

+ Loại vi khuẩn A có kích thước trung bình là 1 μm, loại vi khuẩn B có kích thước trung bình là 5 μm. Theo lí thuyết, loại nào sẽ có tốc độ sinh sản nhanh hơn?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh (SGK tr.44), suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

- Hình dạng, kích thước:

Có kích thước rất nhỏ (1 μm - 5 μm), thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.

=> Tỉ lệ S/V (diện tích bề mặt tế bào/thể tích tế bào) lớn dẫn đến tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh, nhờ đó tốc độ chuyển hoá vật chất, năng lượng và sinh sản nhanh nên chúng là loại sinh vật thích nghỉ nhất trên Trái Đất.

- Cấu tạo:

+ Chưa có nhân hoàn chỉnh, chưa có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất, chưa có hệ thống nội màng, chưa có các bào quan có màng bao bọc và bộ khung xương tế bào.

+ Tế bào nhân sơ cấu trúc đơn giản, có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến nhất là hình cầu, hình que và hình xoắn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ

  1. Mục tiêu:

- Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ;

- Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng sự khác nhau giữa các loại vi khuẩn trong y học;

- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.

- Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh phần II (SGK tr.45 – 46) để tìm hiểu về cấu tạo tế bào nhân sơ.

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK, hoàn thành phiếu học tập.

  1. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Hầu hết, các tế bào nhân sơ đều là những sinh vật đơn bào. Đa số chúng đều là vi khuẩn và cổ khuẩn. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét cấu trúc của một tế bào nhân sơ điển hình là vi khuẩn.

- GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục II (SGK tr. 45 – 46) để tìm hiểu về cấu tạo tế bào nhân sơ.

- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS thảo luận.

* Vòng 1: Nhóm chuyên gia

- GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ độc lập:

+ Nhóm 1. Tìm hiểu về lông roi và màng ngoài

+ Nhóm 2. Tìm hiểu về thành tế bào và màng tế bào.

+ Nhóm 3. Tìm hiểu về tế bào chất

+ Nhóm 4. Vùng nhân

- Các nhóm làm việc nhóm trong vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm của mình một lượt (như là chuyên gia).

* Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép

- Thành lập nhóm các mảnh ghép: mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia.

- Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả

nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia.

- Nhóm mảnh ghép chia sẻ thông tin với nhau, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm chuyên gia nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK, hợp tác làm việc, ghi nhớ thông tin.

- Các nhóm mảnh ghép trao đổi, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm mảnh ghép trình bày phần thảo luận của nhóm mình.

- Thành viên các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của các nhóm, chuẩn kiến thức.

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu phần Khoa học và đời sống (SGK tr.47), sau đó đọc phần Kiến thức cốt lõi và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

II. Cấu tạo tế bào nhân sơ

1. Lông, roi và màng ngoài

- Lông, roi: cấu trúc dạng sợi dài, nhô ra khỏi màng và thành tế bào.

+ Roi: được cấu tạo từ bó sợi protein, là cơ quan vận động của tế bào

+ Lông: ngắn hơn nhưng số lượng nhiều hơn roi, giúp các tế bào vi khuẩn bám dính, tiếp hợp với nhau hoặc bmas vào bề mặt tế bào của sinh vật khác.

- Ở một số loại vi khuẩn, thành tế bào được bao phủ bởi một lớp màng ngoài có cấu tạo chủ yếu từ lipopolysaccharide. Màng ngoài của một số vi khuẩn gây bệnh giúp bảo vệ chúng tránh khỏi sự tấn công của các tế bào bạch cầu.

2. Thành tế bào và màng tế bào

- Thành tế bào được cấu tạo bởi peptidoglycan (bao gồm các chuỗi carbohydrate liên kết với peptide) có tác dụng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào.

- Dựa vào cấu tạo thành tế bào, vi khuẩn được chia thành hai nhóm: Gram dương (Gr+) và Gram âm (Gr-).

- Bên dưới thành tế bào là màng sinh chất, được cấu tạo từ lớp kép phospholipid và protein.

- Màng tế bào ở bên trong thành tế bào, được cấu tạo bởi 2 thành phần, chủ yếu là lớp kép phospholipid và protein, có chức năng:

+  Trao đổi chất có chọn lọc.

+ Là nơi diễn ra  một số quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào.

3. Tế bào chất

- Nằm giữa màng tế bào và vùng nhân.

- Thành phần chính là bào tương.

- Là nơi diễn ra các phản ứng hoá sinh, đảm bảo duy trì các hoạt động sống của tế bào.

4. Vùng nhân

- Vùng nhân của tế bào vi khuẩn không có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép. Phân tử DNA này mang thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vi khuẩn.

- Một số tế bào vi khuẩn còn có thêm các phân tử DNA nhỏ, dạng vòng, mạch kép khác được gọi là các plasmid.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về tế bào nhân sơ.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành bài tập sau:
  4. Đặc điểm cấu trúc nào của tế bào vi khuẩn được ứng dụng trong kĩ thuật di truyền để biến nạp gene mong muốn từ tế bào này sang tế bào khác?
  5. Dựa vào thành phần nào của tế bào vi khuẩn, người ta có thể phân biệt được 2 nhóm vi khuẩn Gr-, Gr+? Điều này có ý nghĩa gì đối với y học?
  6. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  7. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành các bài tập sau:

  1. Đặc điểm cấu trúc nào của tế bào vi khuẩn được ứng dụng trong kĩ thuật di truyền để biến nạp gene mong muốn từ tế bào này sang tế bào khác?
  2. Dựa vào thành phần nào của tế bào vi khuẩn, người ta có thể phân biệt được 2 nhóm vi khuẩn Gr-, Gr+? Điều này có ý nghĩa gì đối với y học?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để trả lời cáccâu hỏi của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.

- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đúng nhất.

* Gợi ý:

  1. Đặc điểm cấu trúc của tế bào vi khuẩn được ứng dụng trong kĩ thuật di truyền để biến nạp gene mong muốn từ tế bào này sang tế bào khác là có các pplasmid là các DNA nhỏ, dạng vòng, mạch kép. Trên cách plasmid thường chứa nhiều gene kháng thuốc kháng sinh, các plasmid này có thể được truyền từ tế bào vi khuẩn này sang tế bào vi khuẩn khác bằng con đường tiếp hợp.
  2. Dựa vào cấu tạo của thành tế bào người ta có thể phân biệt được 2 nhóm vi khuẩn Gr-, Gr+:

- Gr+: có thành dày, bắt màu tím khi nhuộm gram.

- Gr-: có thành mỏng, bắt màu đỏ khi nhuộm gram.

Nhuộm gram là phương pháp xác định loại vi khuẩn nhanh hơn nuôi cấy, có ý nghĩa giúp phân biệt sớm các bệnh do nhiễm khuẩn để xác định hướng điều trị cũng như tiên lượng bệnh.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí thông tin; kĩ năng lập luận, chứng minh tính đúng, sai của một vấn đề.
  3. Nội dung:

GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy tìm hiểu và kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra. Đề xuất phương pháp phòng tránh các bệnh đó.

  1. Sản phẩm học tập: Bài báo cáo của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy tìm hiểu và kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra. Đề xuất phương pháp phòng tránh các bệnh đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS trình bày câu trả lời vào tiết học sau.

* Gợi ý:

Một số bệnh do vi khuẩn:

+ Ngộ độc thực phẩm: do các vi khuẩn Bacillus cereus, Clostridium botulinum, Escherichia coli và Salmonella,... gây ra.

+ Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus pyogenes, liên cầu khuẩn nhóm A,... gây ra.

+ Bệnh lỵ do trực khuẩn Shigella gây ra.

+ Bệnh tiêu chảy do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra.

+ Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra.

 Một số biện pháp phòng tránh các bệnh do vi khuẩn gây ra:

+ Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn đồ sống.

+ Trước khi ăn phải rửa tay thật kĩ.

+ Đeo khẩu trang khi ra đường.

+ Sống lành mạnh, vệ sinh cơ thể và các vật dụng sạch sẽ.

+ Tiêm phòng đầy đủ.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.

* Hướng dẫn về nhà:

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 8: Tế bào nhân thực.

  1. HỒ SƠ HỌC TẬP

Trường:………

Lớp:…………..

PHIẾU HỌC TẬP

(Thời gian: 15 phút)

Nhóm:…….

Đọc thông tin SGK và hoàn thành các bài tập sau:

1. Điền vào bảng những nội dung cần thiết:

Thành phần

Đặc điểm

Cấu trúc

Chức năng

Lông, roi và màng ngoài

 

 

Thành tế bào và màng tế bào

 

 

Tế bào chất

 

 

Vùng nhân

 

 

2. Phân biệt lông và roi ở tế bào vi khuẩn.

3. Phân biệt DNA vùng nhân và plasmid.

Bài làm

….…………………………..….…………………………..….…………………………..

….…………………………..….…………………………..….…………………………..

….…………………………..….…………………………..….…………………………..

….…………………………..….…………………………..….…………………………..

….…………………………..….…………………………..….…………………………..

….…………………………..….…………………………..….…………………………..

….…………………………..….…………………………..….…………………………..

….…………………………..….…………………………..….…………………………..

….…………………………..….…………………………..….…………………………..

….…………………………..….…………………………..….…………………………..

….…………………………..….…………………………..….…………………………..

….…………………………..….…………………………..….…………………………..

….…………………………..….…………………………..….…………………………..

 

 

Giáo án sinh học 10 kì 1 Kết nối tri thức
Giáo án sinh học 10 kì 1 Kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Giáo án word đủ các môn 

 
 
 

Giáo án điện tử đủ các môn

 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay