Giáo án tiết 4: Thường thức âm nhạc trải nghiệm – Khám phá
Giáo án tiết 4: Thường thức âm nhạc trải nghiệm – Khám phá sách âm nhạc 10 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của âm nhạc 10 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án âm nhạc 10 cánh diều (bản word)
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Âm nhạc 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TIẾT 4:
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC
TRẢI NGHIỆM – KHÁM PHÁ
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể được tên các giai đoạn lịch sử âm nhạc thế giới.
- Thực hiện thành thục hát bài Đến với con người Việt Nam tôi và ứng dụng đệm với mẫu tiết tấu.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động và trao đổi nhiệm vụ học tập âm nhạc với giáo viên.
- Năng lực âm nhạc:
- Nắm được khái niệm âm nhạc, tên các giai đoạn âm nhạc.
- Thực hiện thành thục hát bài Đến với con người Việt Nam tôi và ứng dụng đệm với mẫu tiết tấu, biết cách sáng tạo các động tác cơ thể để ứng dụng đệm cho bài hát.
- Phẩm chất
- Tích cực học tập, rèn luyện.
- Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV Âm nhạc 10, Giáo án.
- Đàn phím điện tử.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK Âm nhạc 10.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
NỘI DUNG 1: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC
- HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Mục tiêu: HS nắm được sơ lược nội dung thường thức âm nhạc, dẫn dắt vào bài học.
- Nội dung:
- GV đặt câu hỏi khái niệm âm nhạc theo hiểu biết của HS.
- GV giới thiệu bài học: Khái quát các giai đoạn âm nhạc.
- Sản phẩm học tập: HS trình bày hiểu biết về khái niệm âm nhạc.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Trình bày khái niệm âm nhạc theo hiểu biết của em.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng những kiến thức hiểu biết về âm nhạc, hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2-3 HS trình bày hiểu biết của bản thân về khái niệm âm nhạc.
+ Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt cảm xúc của người hát hoặc người nghe. Các yếu tố chính của nó là cao độ (điều chỉnh giai điệu), nhịp điệu (và các khái niệm liên quan của nó: nhịp độ, tốc độ), âm điệu, và những phẩm chất âm thanh của âm sắc và kết cấu bản nhạc.
+ Sự sáng tạo, hiệu quả, ý nghĩa, và thậm chí cả định nghĩa của âm nhạc thay đổi tùy theo bối cảnh văn hóa và xã hội.
+ Ký hiệu âm nhạc là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được dùng để ghi lại âm thanh với các đặc tính của chúng.
+ Đối với nhiều người ở nhiều nền văn hóa, âm nhạc là một phần quan trọng trong cách sống của họ.
- GV mời đại diện HS khác nhận, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV giới thiệu bài học: Khái quát các giai đoạn âm nhạc.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Thường thức âm nhạc
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm âm nhạc, tên các giai đoạn âm nhạc.
- Nội dung:
- GV giới thiệu nội dung bài học: Khái quát lịch sử âm nhạc thế giới.
- GV giới thiệu 9 giai đoạn của âm nhạc theo SGK (trang 8).
- GV đặt câu hỏi về tên và thứ tự các thời kì để kiểm tra việc tiếp nhận kiến thức của HS.
- Sản phẩm học tập: HS nắm và ghi được vào vở khái niệm âm nhạc, tên các giai đoạn âm nhạc.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu cho HS về: + Khái niệm âm nhạc. + Quá trình hình thành âm nhạc. - GV dẫn dắt: Nghệ thuật âm nhạc cùng việc hình thành ngôn ngữ xuất hiện từ thuở sơ khai của loài người. Việc tìm ra các mốc thời gian khởi nguồn của âm nhạc gặp nhiều khó khăn hơn so với các loại hình nghệ thuật khác. - GV hướng dẫn HS quan sát sơ đồ SGK tr.8 và trả lời câu hỏi: Trình bày quá trình hình thành và phát triển của âm nhạc (phương Tây). - GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ theo các mốc thời gian. - GV mở rộng kiến thức, trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về một số giai đoạn của âm nhạc: + Thời kì trung cổ ● Âm nhạc thời Trung cổ là những tác phẩm âm nhạc phương Tây được viết vào thời kỳ Trung cổ (khoảng 500–1400). Thời kỳ này bắt đầu với sự sụp đổ của Đế chế La Mã và kết thúc vào đầu thế kỷ 15. Lịch sử của âm nhạc cổ điển thực sự bắt đầu vào cuối thời Trung cổ. ● Các bài nhạc được viết cho nhà thờ hầu như chỉ dành để hát các bài thánh ca (vocal), bởi việc sử dụng nhạc cụ thời đó được cho là độc ác, là “hành động của quỷ dữ”. Họ tin rằng nhạc cụ hoạt động là do ma quỷ chơi chúng. Trang bản thảo Missa Virgo Parens Christi – Kyrie, được viết bởi Jacques Barbireau (ca.1420-1491) + Thời kì Phục hưng : ● Chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong thành phần âm nhạc, cả thiêng liêng và thế tục (Nhạc thế tục không liên quan đến tôn giáo, mà chỉ tập trung đến các khía cạnh của cuộc sống. Gồm những ca khúc tình yêu, châm biếm chính trị, tinh thần thượng võ, các tác phẩm sân khấu và vũ nhạc). ● Nhiều nhà thờ lớn đã được xây dựng ở châu Âu và các nhà soạn nhạc đã viết nhạc dành riêng cho nhà thờ, chủ yếu là nhạc thánh ca. Âm nhạc thế tục cũng trở nên cực kỳ phổ biến, đặc biệt là các bài hát và nhạc kịch, đôi khi sẽ được đi kèm với các nhạc cụ. + Thời kì cổ điển Những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thời kỳ nhạc Cổ điển (theo dòng thời gian) ● Nhạc cổ điển có kết cấu nhẹ nhàng, rõ ràng hơn nhạc Baroque và ít phức tạp hơn. ● Các nhà soạn nhạc đã cố gắng tìm cách để sắp xếp và cải thiện cấu trúc các tác phẩm của họ. Thời kỳ nhạc cổ điển cũng bị ảnh hưởng bởi những tác phẩm nghệ thuật cổ điển của người Hy Lạp và La Mã cổ đại. Nhạc giao hưởng (symphony) đã được sáng tác, và các hình thức âm nhạc thính phòng khác nhau bao gồm cả tứ tấu đàn dây (string quarter). + Thời kì nhạc lãng mạn: ● Các nhà soạn nhạc nhận ra rằng việc lồng ghép cảm giác và cảm xúc cá nhân trong âm nhạc là rất quan trọng, vì thế không khó để tìm những bản nhạc kể về cả một chuyện tình dài. ● Âm nhạc thế kỷ 19 thường mang tính dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết, và các nhà soạn nhạc đã viết nhạc đặc trưng để kể câu chuyện về đất nước của họ. + Thời kì đương đại ● Bao gồm những tác phẩm khí nhạc thuộc dòng nhạc chính thống của châu Âu đầu thế kỷ 20 – những tác phẩm âm nhạc phủ nhận hệ thống giọng điệu đã tồn tại gần 3 thế kỷ trước đó. Nhạc đương đại hiểu theo nghĩa này là nhạc được phát triển lên từ âm nhạc cổ điển, gồm các dòng nhạc soạn cho dàn nhạc giao hưởng, cho hòa tấu hoặc độc tấu nhạc cụ, cho dàn hợp xướng. ● Trong bối cảnh Nhạc phổ thông, từ ngữ Nhạc đương đại đôi khi được dùng để mô tả vài xu hướng nhạc đương thời. Các loại hình nhạc Pop (Nhạc phổ thông), nhạc Jazz của thập niên 80 và 90, tuy có thể coi là đương đại trong thời kỳ đó, nhưng sẽ không còn được xem là đương thời trong thế kỷ 21 hiện tại. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV giới thiệu khái niệm, nguồn gốc và quá trình hình thành âm nhạc. - HS quan sát sát sơ đồ các giai đoạn âm nhạc. - HS trao đổi, thảo luận về tên và thứ tự các thời kì âm nhạc. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận, hoạt động - GV mời đại diện HS trình bày các giai đoạn âm nhạc (có thể chỉ và trình trên sơ đồ). - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận: Âm nhạc phát triển và mang màu sắc riêng biệt ứng với từng giai đoạn trong lịch sử loài người. Nhiều loại âm nhạc khác nhau luôn ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. | Hoạt động: Thường thức âm nhạc - Âm nhạc: là bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt các hình tượng nghệ thuật, tình cảm, cảm xúc của con người. - Âm nhạc bao gồm nhạc hát và nhạc đàn. Âm nhạc là sản phẩm của ba quá trình: sáng tạo, trình diễn và thưởng thức. - Quá trình hình thành âm nhạc gắn liền với cuộc sống, lao động của con người: Giai điệu ra đời từ việc nghệ thuật hoá âm điệu tiếng nói, tiết tấu là sự nghệ thuật hoá nhịp điệu lao động và nhịp sinh lí của con người. Vì vậy, âm nhạc vừa mang tính địa phương, tính dân tộc, vừa có tính chất chung, tính quốc tế. - Nguôn gốc âm nhạc: là bộ môn nghệ thuật ra đời sớm, tuy nhiên việc tìm hiểu nguồn gốc lại gặp nhiều khó khăn, do việc ghi chép nhạc một cách tương đối khoa học mới xuất hiện khoảng 1000 năm và công nghệ ghi âm được phát minh ra từ khoảng một thế kỉ trước. Các nhà nghiên cứu phải dựa vào di vật khảo cổ, văn thơ cổ ghi lại các sinh hoạt âm nhạc dân gian,... để tìm hiểu về nguồn gốc nghệ thuật âm nhạc. - Các giai đoạn của âm nhạc: + Nguyên thủy. + Cổ đại. + Trung cổ. + Phục hưng. + Tiền cổ điển. + Cổ điển. + Lãng mạn. + Hiện đại. + Đương đại. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Âm nhạc 10 cánh diều theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Cách đặt mua:
Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây