Giáo án và PPT Âm nhạc 5 kết nối Chủ đề 2: Giai điệu quê hương
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Chủ đề 2: Giai điệu quê hương. Thuộc chương trình Âm nhạc 5 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Âm nhạc 5 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 2: GIAI ĐOẠN QUÊ HƯƠNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
GV chiếu hình ảnh dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết:
- Em hãy nêu những âm thanh ở cuộc sống đồng quê mà em biết
- Em hãy nêu những chi tiết, hình ảnh cuộc sống ở đồng quê? Em ấn tượng với hình ảnh nào nhất? Vì sao?
- Qua hình ảnh trên em gợi nhớ tới bài hát nào em biết về hình ảnh cuộc sống ở đồng quê?
- Nhịp điệu cuộc sống ở đồng quê được diễn tả như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. HÁT:
Hoạt động 1: Tập hát bài Lí đất giồng.
LÍ ĐẤT GIỒNG
GV hát mẫu và hướng dẫn học sinh:
- Tập hát từng câu bài hát Lí đất giồng.
- Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
Trong bài hát tác giả đã kể tên đến những hình ảnh nào về cuộc sống ở đồng quê?
Nêu những chi tiết, hình ảnh về khung cảnh thiên nhiên qua bài hát?
Cảnh đẹp đồng quê được miêu tả qua những hình ảnh nào trong lời ca?
Sản phẩm dự kiến:
- HS nghe GV hát mẫu từng câu và thực hiện hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- Trong bài hát có những hình ảnh về cuộc sống đồng quê, hình ảnh thiên nhiên như: hương lúa, trăng, lúa trổ bông.
Hoạt động 2: Luyện tập bài hát
GV hướng dẫn học sinh luyện tập bài hát và cảm nhận:
Nêu cảm nhận của em sau khi nghe bài hát Lí đất giồng?
Hát một câu hát trong bài dân ca Nam Bộ mà em biết.
Sản phẩm dự kiến:
Lí đất giồng là một bài hát vui tươi, trong sáng, khiến em càng thêm yêu quê hương.
HS tự thực hiện hát bài hát dân ca Nam Bộ.
II. NHẠC CỤ: NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU VÀ NHẠC CỤ THỂ HIỆN GIAI ĐIỆU
Hoạt động 1: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh thực hiện:
Gõ hình tiết tấu nối tiếp theo nhau
Gõ đệm cho bài hát Lí đất giồng
Em hãy đọc những tiết tấu trên?
Để đọc tốt các tiết tấu trên cần lưu ý những điều gì?
Sản phẩm dự kiến:
HS thực hiện gõ hình tiết tấu nối tiếp theo nhóm.
HS tự thực hiện gõ đệm cho bài hát Lí đất giồng bằng nhạc cụ gõ.
Hoạt động 2: Nhạc cụ thể hiện giai điệu
GV yêu cầu học sinh lựa chọn một trong hai nhạc cụ thể hiện:
Ri-cóoc- đơ
Em hãy nêu những lưu ý khi đọc nốt Son?
Xác định vị trí nốt son trong khuông nhạc?
Thực hành luyện tập thổi mẫu âm
Kèn phím
Em hãy nêu những lưu ý khi thổi các nốt Đô, Rê, Mi?
Xác định vị trí các nốt Đô, Rê, Mi?
Luyện gam đi lên với kĩ thuật luồn ngón 1.
Sản phẩm dự kiến:
III. THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC
Hoạt động 1: Giới thiệu đàn nhị
GV chiếu hình ảnh yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
Quan sát hình ảnh trên cho biết đó là nhạc cụ truyền thống nào của Việt Nam?
Chiếc đàn trong hình ảnh còn có tên gọi khác là đàn gì?
Em hãy nêu cấu hình của đàn nhị?
Khi biểu diễn người ta chơi như thế nào?
Người ta thường làm đàn như hình bằng chất liệu gì?
Âm thanh tiếng đàn được thể hiện như thế nào?
Ngoài ra, chiếc đàn trong hình có thể kết hợp hay đệm với các nhạc cụ khác không?
Sản phẩm dự kiến:
- Đàn nhị là nhạc cụ truyền thống ở Viêt Nam. Tùy theo từng địa phương, đàn nhị còn có tên gọi khác là đờn cò, nhị líu, cò ke.
- Đàn nhị có 2 dây được nối từ trục dây đến bầu đàn.
- Cung vĩ làm bằng tre hoặc gỗ được mắc bằng lông đuôi ngựa hoặc dây ni-lông.
- Khi biểu diễn, người chơi cầm cung vĩ kéo đẩy lên dây đàn để tạo ra âm thanh.
- Tiếng đàn nhị: réo rắt, mượt mà.
- Đàn nhị có thể đệm cho hát, độc tấu, hòa tấu với các nhạc cụ khác như đàn tranh, sáo,…
Hoạt động 2. Nghe tác phẩm Tình quê hương - độc tấu đàn nhị - sáng tác: Thao Giang
Nêu cảm nhận của em sau khi nghe độc tấu đàn nhị
Nêu cách sử dụng đàn của người chơi?
Sản phẩm dự kiến:
Nghe độc tấu đàn nhị gợi cho người nghe một cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, nghe mượt mà, êm ả.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Bài hát Lí đất giồng ca ngợi:
A. Vẻ đẹp quê hương với cánh đồng lúa chín vàng.
B. Vẻ đẹp của làng quê Bắc Bộ với cánh đồng lúa đang trổ bông.
C. Vẻ đẹp của con người dân quê với những công việc trên đồng lúa.
D. Vẻ đẹp lao động của những người dân quê Nam Bộ.
Câu 2: Nhạc cụ tiết tấu là:
A. Ri-coóc-đơ
B. Thanh Loan
C. Kèn phím
D.Vi-ô-lông
Câu 3: Đâu không phải là ý đúng khi nói về đàn nhị?
A. Đàn có nhiều tên gọi khác nhau như đàn cò, nhị líu, cò ke.
B. Đàn nhị có 2 dây được nối từ trục dây đến bầu đàn.
C. Cung vĩ làm bằng tre hoặc gỗ được mắc bằng lông đuôi ngựa hoặc dây ni-lông.
D. Tiếng đàn nhị trầm, vang thể hiện được nhiều tính chất âm nhạc khác nhau.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Lựa chọn và thể hiện một trong hai nhạc cụ:
Hoà tấu ri-cóoc-đơ
Em hãy nêu cảm nhận của em về hoà tấu với ri-cóoc-đơ
Em hãy nêu những lưu ý khi hoà tấu ri-cóoc-đơ
Hoà tấu kèn phím
Em hãy nêu cảm nhận của em về hoà tấu với kèn phím
Em hãy nêu những lưu ý khi hoà tấu kèn phím
Câu 2: Hoà tấu các nhạc cụ gõ đệm cho bài hát Lí đất giồng
Em hãy nêu lưu ý khi gõ đệm cho bài hát này?
Quan sát hình trên xuất hiện các tiết tấu nào?
Câu 3: Giới thiệu một nhạc cụ dân tộc ở địa phương mà em biết qua hình ảnh hoặc hình thức khác
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Âm nhạc 5 kết nối tri thức