Nội dung chính Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 1: Nói và nghe
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Nói và nghe sách ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
NÓI VÀ NGHEGIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA MỘT TRUYỆN KỂI. XÁC ĐỊNH CÁC BƯỚC GIỚI THIỆU VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA MỘT TRUYỆN KỂ
I. XÁC ĐỊNH CÁC BƯỚC GIỚI THIỆU VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA MỘT TRUYỆN KỂ
1. Bước 1: Chuẩn bị nói
- Tìm ý và lập dàn ý
+ Tìm ý: Cần chuẩn bị ý tưởng theo yêu cầu của bài nói; Nên có thêm một số ý tưởng liên quan đến cách thức trình bày bài nói sao cho hiệu quả. Đặc biệt lưu ý:
▪ Tìm những câu mở đầu, kết thúc bài nói phù hợp, nhằm gây chú ý, tạo ấn tượng đối với người nghe.
▪ Sử dụng công cụ hỗ trợ như: bản tóm tắt các ý chính để khi cần nhìn lướt qua là nhớ; chuẩn bị một hình ảnh minh họa cho nội dung truyện kể để tăng tính thuyết phục cho lí lẽ và bằng chứng (nếu có điều kiện).
▪ Dự kiến trước một số điểm nghi vấn, băn khoăn, thắc mắc mà người nghe có thể nêu lên tìm cách trả lời, giải đáp.
+ Lập dàn ý: Dựa vào những ý đã tìm, phác thảo dàn ý cho bài nói bằng cách điền vào Phiếu giới thiệu và đánh giá về nội dung, nghệ thuật của một truyện kể dân gian hoặc truyện ngụ ngôn bằng thơ gợi ý trong SGK.
- Luyện tập: Tập phát âm to, rõ ràng; tập điều chỉnh cao độ, nhịp độ, tập biểu cảm.
2. Bước 2: Trình bày bài nói
- Khi trình bày cần mở đầu và kết thúc một cách hấp dẫn, ấn tượng.
- Có thể sử dụng những mẫu câu giới thiệu, đánh giá về truyện kể gợi ý trong SGK.
- Lưu ý: Khi trình bày cần tôn trọng và tương tác với người nghe (bằng mắt, bằng cách nêu câu hỏi cho người nghe trong quá trình trình bày,...).
3. Bước 3: Trao đổi, đánh giá
- Trao đổi:
+ Trong vai trò là người nói: Biết lắng nghe và ghi chép những câu hỏi hoặc ý kiến góp ý của các bạn về nội dung, hình thức bài trình bày; giải thích và làm rõ những điều người nghe chưa rõ hoặc có ý kiến khác với mình.
+ Trong vai trò là người nghe: Biết lắng nghe bài trình bày của bạn mình, biết nêu câu hỏi hoặc ý kiến góp ý về nội dung, hình thức của bài trình bày của người nói hoặc yêu cầu người nói giải thích và làm rõ những điều mình chưa rõ hoặc y kiến có sự khác biệt.
- Đánh giá: Tập đánh giá bài nói từ cả vai trò người nói lẫn vai trò người nghe; biết sử dụng bảng kiểm để đánh giá bài nói.
II. XÁC ĐỊNH CÁC BƯỚC NGHE VÀ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG, HÌNH THỨC BÀI NÓI GIỚI THIỆU MỘT TRUYỆN KỂ
Bước 1: Chuẩn bị nghe
- Tìm đọc truyện kể mà người nói sẽ giới thiệu, đánh giá.
- Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của truyện kể, dự kiến những điều cần trao đổi với người trình bày.
- Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.
Bước 2: Lắng nghe và ghi chép
- Lắng nghe để nắm bắt ý kiến đánh giá của người nói về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể (bối cảnh, nhân vật, cốt truyện,...).
- Sắp xếp các thông tin thu nhận được trong khi nghe và ghi chép những đánh giá của người nói về nội dung và nghệ thuật của truyện kể.
- Ghi những câu hỏi, ý kiến muốn trao đổi với người nói về nội dung và nghệ thuật của truyện kể.
Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá
- Khẳng định sự đồng tình với những ý kiến trong bài nói.
- Trao đổi những điều chưa rõ hoặc chưa thống nhất với ý kiến, quan điểm của người nói.
- Dùng giọng điệu nhẹ nhàng để nhận xét bài nói của bạn và đưa ra những góp ý cụ thể để bài nói tốt hơn.
III. THỰC HÀNH NÓI VÀ NGHE
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Hãy viết bản hướng dẫn thủ tục đăng kí sinh hoạt một câu lạc bộ được tổ chức trong trường học.
Đề 2: Hãy viết bản hướng dẫn cách sử dụng một trong những thiết bị thông dụng nơi công cộng (thiết bị phòng vệ sinh, thiết bị điện liên quan đến âm thanh, ánh sáng, máy chiếu trong phòng học,...)
Bước 1: Chuẩn bị viết
- Xác định đối tượng mà bản hướng dẫn cần hướng đến và lí do họ cần tuân thù những hướng dẫn của bạn.
+ Đối tượng hướng đến:
· Đề 1: học sinh
· Đề 2: người tham gia sử dụng thiết bị công cộng
+ Lí do cần tuân thủ hướng dẫn:
· Đề 1: nhằm đảm bảo câu lạc bộ quản lí được sô lượng và chất lượng thành viên.
· Đề 2: cần bảo đảm trật tự văn minh, an toàn cho người sử dụng.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý: HS lựa chọn đề nào cần lưu ý
- Đề 1:
· Xác định những công việc học sinh cần thực hiện về thủ tục và quy trình đăng kí tham gia câu lạc bộ.
· Cung cấp một số thông tin liên quan (tên người, địa điểm, thòi gian gặp gỡ, liên hệ, các loại giấy tờ cần mang theo,...).
- Đề 2:
· Tìm hiểu và nắm chắc quy trình sủ dụng thiết bị thông dụng nơi công cộng mà mình sẽ viết bản hướng dẫn.
· Chi tiết hoá hoặc sơ đồ hoá thành các bước/ thao tác sử dụng.
* Lập dàn ý theo trật tự hợp lí.