Nội dung chính Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 4: Viết
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Viết sách ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
VIẾTVIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ SỬ DỤNG TRÍCH DẪN, CƯỚC CHÚ VÀ PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢI. TRI THỨC VỀ KIỂU BÀI
I. TRI THỨC VỀ KIỂU BÀI
1. Kiểu bài
- Bài viết báo cáo kết quả nghiên cứu là kiểu bài trình bày quỵ trình, phương pháp, các dữ liệu và kết quả của một quá trình nghiên cứu.
2. Yêu cầu đối với kiểu bài
- Nội dung trình bày chính xác, đầy đủ, hợp lí các kết quả nghiên cứu.
- Ngôn ngữ chính xác, khách quan.
- Sử dụng hợp lí cước chú và các phương tiện phi ngôn ngữ như số liệu, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ.
- Trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo đúng quy cách.
- Bố cục bài viết đảm bảo các phần:
+ Nhan đề: khái quát được đề tài nghiên cứu.
+ Tóm tắt: nêu bối cảnh nghiên cứu, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu.
+ Cơ sở lí thuyết: nêu khái niệm, lí thuyết nền tảng để triển khai đề tài.
+ Kết quả nghiên cứu: trình bày các kết quả nghiên cứu với các lí lẽ và bằng chứng thích hợp.
+ Kết luận: khái quát những ý chính từ kết quả nghiên cứu; để xuất giải pháp, hướng phát triển của đề tài.
+ Tài liệu tham khảo: sắp xếp tài liệu liên quan đến đề tài theo tên tác giả (trình tự alphabet), tên tài liệu, năm xuất bản, nhà xuất bản (trình tự alphabet).
II. PHÂN TÍCH BÀI THAM KHẢO
1. Bài viết trên đã đầy đủ bố cục cần có của một bài báo cáo kết quả nghiên cứu.
2. Nhan đề và phần Tóm tắt nêu khái quát được đề tài nghiên cứu cũng như bối cảnh, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu.
3. Xác định những câu hỏi cho thấy vấn đề nghiên cứu.
- Liệu các bạn học sinh có nghe đến điệu hò Nam Bộ chưa?
- Bạn có ý định tìm hiểu về Nam Bộ không?
4. Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học: Điều tra, phỏng vấn học sinh trường Đ.K với phiếu hỏi.
5. Khi trình bày trích dẫn và cước chú cần chú ý: Tăng độ tin cậy, rõ ràng của thông tin và kết quả trong báo cáo. Khi trình bày trích dẫn cần phải ghi rõ, đánh dấu in đậm hoặc in nghiêng để nói rõ tiêu đề trích dẫn.
6. Tác giả đã sử dụng phương tiện hỗ trợ là bảng và biểu đồ thống kê để trình bày rõ ràng kết quả nghiên cứu. Cho nên, khi dùng các phương tiện này, chúng ta cần phải chuẩn bị được số liệu cũng như chọn được phương tiện hỗ trợ phù hợp.
7. Nghiên cứu về hiệu quả của các giải pháp đứa điệu hò Nam Bộ đến gần với giới trẻ.
III. VIẾT BÀI
Bạn hãy chọn một trong hai để sau, thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo:
Đề 1: Trường bạn tổ chức cuộc thi tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hoá của mỗi miền đất nước (Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ). Bạn hãy thành lập nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu để tham gia cuộc thi và viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình.
Đề 2: Nhóm học tập của bạn được ban biên tập đặc san của trường đặt viết cho chuyên mục Tôi tập làm nhà nghiên cứu một báo cáo về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian đã học. Sau khi thực hiện đề tài, bạn hãy viết một báo cáo về kết quả nghiên cứu của nhóm mình.
1. Quy trình viết
Bước 1: Chuẩn bị viết
- Xác định đề tài: lựa chọn đề tài cụ thể, rõ ràng, phù hợp với điều kiện nghiên cứu của bản thân.
- Mục đích viết: trình bày kết quả nghiên cứu.
- Đối tượng người đọc: thầy cô, bạn bè.
- Thu thập tư liệu: thu thập các tài liệu liên quan như sách báo, sách biên khảo, bài phỏng vấn chuyên gia, các công trình nghiên cứu....
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý: xử lí các tư liệu đã thu thập được và phác thảo các ý tưởng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, dự tính những trích dẫn, cước chú, các phương tiện phi ngôn ngữ.
- Lập dàn ý: chia thành các đề mục, mỗi đề mục thể hiện một luận điểm trình bày keets quả nghiên cứu.
Bước 3: Viết bài
Chú ý các yêu cầu:
· Nhan đề cần ngắn gọn, súc tích, giới thiệu được nội dung chính của bài báo cáo, có chứa từ khoá (là những từ, cụm từ quan trọng thể hiện nội dung chính của bài báo cáo).
· Cần sử dụng ngôn ngữ khách quan, phù hợp với bài báo cáo khoa học. Sử dụng lớp từ ngữ chung, không dùng từ địa phương, biệt ngữ xã hội. cần sử dụng thuật ngữ một cách chính xác, thống nhất.
· Sử dụng trích dẫn và cước chú đúng quy cách để bổ sung thông tin cho bài báo cáo. Ngoài ra, có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp như bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ để giúp các thông tin trở nên trực quan, dễ theo dõi.
· Chú ý đến vấn đề chống đạo văn và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
- Đọc lại bài viết và chỉnh sửa dựa theo bảng kiểm.