PPCT công nghệ - Trồng trọt 10 kết nối tri thức

Dưới đây là phân phối chương trình môn công nghệ - Trồng trọt 10 kết nối tri thức. Bản PPCT này là tham khảo. Thầy cô tải về và điều chỉnh để phù hợp với địa phương của mình.

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ

PPCT công nghệ - Trồng trọt 10 kết nối tri thức
PPCT công nghệ - Trồng trọt 10 kết nối tri thức
PPCT công nghệ - Trồng trọt 10 kết nối tri thức
PPCT công nghệ - Trồng trọt 10 kết nối tri thức
PPCT công nghệ - Trồng trọt 10 kết nối tri thức
PPCT công nghệ - Trồng trọt 10 kết nối tri thức
PPCT công nghệ - Trồng trọt 10 kết nối tri thức
PPCT công nghệ - Trồng trọt 10 kết nối tri thức
PPCT công nghệ - Trồng trọt 10 kết nối tri thức
PPCT công nghệ - Trồng trọt 10 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


TRƯỜNG:THPT…………………….

TỔ: ……………………

Họ và tên giáo viên: ……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT LỚP 10 - SGK KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

  1. Kế hoạch dạy học
  2. Phân phối chương trình

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10

NĂM HỌC 2022-2023.

                                 Học kì I: 18 tuần  x 2 tiết/ tuần = 36 tiết

Học kì II: 17 tuần x 2 tiết/ tuần = 34 tiết

Cả năm 70 tiết

Tuần

 Tiết

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Chú ý

HỌC KÌ I

Chủ đề 1. Giới thiệu chung về trồng trọt

1

1, 2

Bài 1. Giới thiệu về trồng trọt

– Trình bày được vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 

– Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt. 

– Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.

 

2

3, 4

Bài 2. Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt.

– Phân loại được các nhóm cây trồng theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học và mục đích sử dụng. 

- Phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt.

 

3

5

Ôn tập chủ đề 1. Giới thiệu chung về trồng trọt

- Hệ thống hóa được kiến thức chủ đề 1

- Vận dụng để trả lời được các câu hỏi và làm bài tập ôn tập chủ đề 1

 

Chủ đề 2. Đất trồng trọt

3, 4

6, 7

Bài 3. Giới thiệu về đất trồng

– Trình bày được khái niệm, thành phần, tính chất của đất trồng. 

 

4, 5

8, 9, 10

Bài 4. Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng

– Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất trồng. 

– Xác định được độ mặn, độ chua của đất. 

– Vận dụng được kiến thức về sử dụng, cải tạo đất trồng vào thực tiễn.

 

6

11, 12

 

Bài 5. Giá thể trồng cây

– Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đất/giá thể trồng cây (Ví dụ: Sản xuất đất/giá thể trồng cây từ xơ dừa, từ trấu, từ đất sét,...). 

 

7

13

Bài 6: Thực hành: Xác định độ chua, độ mặn của đất.

- Thực hành đúng kĩ thuật, đánh giá được kết quả, có ý thức về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

 

14

Ôn tập chủ đề 2. Đất trồng trọt

- Hệ thống hóa được kiến thức chủ đề 2

- Vận dụng để trả lời được các câu hỏi và làm bài tập ôn tập chủ đề 2

 

8

15, 16

Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 1

- Hệ thống hóa được kiến thức, kỹ năng giữa học kì I

- Vận dụng để trả lời được các câu hỏi, làm bài tập và làm bài kiểm tra (trắc nghiệm + tự luận) các nội dung giữa học kì I

 

Chủ đề 3. Phân bón 

9

17, 18

Bài 7. Giới thiệu về phân bón

– Trình bày được khái niệm về phân bón, vai trò của phân bón trong trồng trọt; đặc điểm của một số loại phân bón phổ biến. 

– Nhận biết được một số loại phân bón thông thường. 

 

10

19, 20

Bài 8: Sử dụng và bảo quản phân bón

– So sánh được các biện pháp sử dụng và bảo quản phân bón phổ biến. 

– Vận dụng được kiến thức về sử dụng và bảo quản phân bón vào thực tiễn.

 

11

21

Bài 9. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

– Trình bày được một số ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón 

 

11

22

Bài 10. Thực hành: Nhận biết một số loại phân bón hóa học.

- Thực hành đúng kĩ thuật, đánh giá được kết quả, có ý thức về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

 

12

23

Ôn tập chủ đề 3. Phân bón

- Hệ thống hóa được kiến thức chủ đề 3

- Vận dụng để trả lời được các câu hỏi và làm bài tập ôn tập chủ đề 3

 

Chủ đề 4. Công nghệ giống cây trồng

12

24

Bài 11. Khái niệm và vai trò của giống cây trồng

– Trình bày được khái niệm, vai trò của giống cây trồng. 

 

13,14

25, 26, 27

Bài 12. Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng

– Mô tả được các phương pháp chọn, tạo cây trồng phổ biến. 

– Trình bày được ứng dụng của công nghệ gen trong chọn và tạo giống cây trồng.

 

14,15

28, 29

Bài 13. Nhân giống cây trồng

– Mô tả được các phương pháp nhân giống cây trồng phổ biến. 

– Trình bày được ứng dụng của công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng 

– Thực hiện được việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính.

 

15

30

Bài 14. Thực hành: Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép.

- Thực hành đúng kĩ thuật, đánh giá được kết quả, có ý thức về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

 

16

31

Ôn tập chủ đề 4. Công nghệ giống cây trồng

- Hệ thống hóa được kiến thức chủ đề 4

- Vận dụng để trả lời được các câu hỏi và làm bài tập ôn tập chủ đề 4

 

16,17

32,33

Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I

- Hệ thống hóa được kiến thức, kỹ năng học kì I

- Vận dụng để trả lời được các câu hỏi, làm bài tập và làm bài kiểm tra (trắc nghiệm + tự luận) các nội dung trong học kì I

 

Chủ đề 5. Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

17,18

34, 35

Bài 15. Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ.

– Trình bày được tác hại của sâu, bệnh và ý nghĩa của việc phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng. 

 

18

36

Bài 16. Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ. (tiết 1)

- Trình bày được khái niệm sâu hại cây trồng

-  Mô tả được đặc điểm nhận biết, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trừ một số loại sâu hại cây trồng thường gặp. 

 

 

HỌC KÌ II

19

37

Bài 16. Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ. (tiết 2)

– Trình bày được khái niệm sâu hại cây trồng

-  Mô tả được đặc điểm nhận biết, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trừ một số loại sâu hại cây trồng thường gặp. 

 

19, 20

38, 39

Bài 17. Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ.

– Trình bày được khái niệm bệnh hại cây trồng

-  Mô tả được đặc điểm nhận biết, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trừ một số loại bệnh hại cây trồng thường gặp. 

– Nhận biết được một số loại bệnh hại cây trồng thường gặp.

 

20, 21

40, 41

 

Bài 18. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

- Trình bày được một số biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng. 

- Nêu được ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng. 

- Lựa chọn được các biện pháp an toàn cho con người và môi trường trong phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng. 

 

21

42

Ôn tập chủ đề 5. Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

- Hệ thống hóa được kiến thức chủ đề 5

- Vận dụng để trả lời được các câu hỏi và làm bài tập ôn tập chủ đề 5

 

Chủ đề 6. Kĩ thuật trồng trọt

22

43, 44

Bài 19. Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt

– Mô tả được các bước trong quy trình trồng trọt. 

- Tham gia trồng và chăm sóc được một số loại cây trồng phổ biến ở địa phương

- Nêu được một số ứng dụng nổi bật của cơ giới hoá trồng trọt.

 

23

45, 46

Bài 20. Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch và bảo quản sản phẩm trồng trọt

- Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản sản phẩm trồng trọt. 

 

24,25

47, 48, 49

Bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt

- Chế biến được một số sản phẩm trồng trọt bằng phương pháp đơn giản.

 

25

50

Ôn tập chủ đề 6. Kĩ thuật trồng trọt

- Hệ thống hóa được kiến thức chủ đề 6

- Vận dụng để trả lời được các câu hỏi và làm bài tập ôn tập chủ đề 6

 

26

51, 52

Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II

- Hệ thống hóa được kiến thức, kỹ năng giữa học kì II

- Vận dụng để trả lời được các câu hỏi, làm bài tập và làm bài kiểm tra (trắc nghiệm + tự luận) các nội dung giữa học kì II

 

27

53, 54

Bài 22. Dự án trồng hoa trong chậu.

– Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc trồng và chăm sóc một số loại cây trồng. 

 

Chủ đề 7. Trồng trọt công nghệ cao

28

55, 56

Bài 23. Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao

- Trình bày được những vấn đề cơ bản của trồng trọt công nghệ cao. 

 

29

57, 58

Bài 24. Một số công nghệ cao trong trồng trọt.

- Mô tả được một số mô hình trồng trọt công nghệ cao. 

 

30, 31

59, 60, 61

Bài 25. Công nghệ trồng cây không dùng đất

- Giải thích được cơ sở khoa học của các hệ thống trồng cây không dùng đất (Ví dụ: trồng cây trong nhà có mái che, công nghệ tưới nhỏ giọt, hệ thống trồng cây thông minh; hệ thống trồng cây thuỷ canh, khí canh). 

– Thực hiện được việc trồng cây bằng phương pháp không dùng đất.

 

31

62

Ôn tập chủ đề 7. Trồng trọt công nghệ cao

- Hệ thống hóa được kiến thức chủ đề 7

- Vận dụng để trả lời được các câu hỏi và làm bài tập ôn tập chủ đề 7

 

Chủ đề 8. Bảo vệ môi trường trong trồng trọt

32

63, 64

Bài 26. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt

- Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt. 

 - Nêu được một số giải pháp bảo vệ môi trường trong trồng trọt

 

33

65, 66

Ôn tập và kiểm tra cuối học kì 2

- Hệ thống hóa được kiến thức, kỹ năng học kì II

- Vận dụng để trả lời được các câu hỏi, làm bài tập và làm bài kiểm tra (trắc nghiệm + tự luận) các nội dung trong học kì II

 

34

67, 68

Bài 27. Ứng dụng công nghệ vi sinh bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt

- Nêu được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt. 

 

 

35

69

Bài 28. Thực hành: Thực hành sử dụng rơm rạ để trồng nấm rơm.

- Thực hành đúng kĩ thuật, đánh giá được kết quả, có ý thức về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

 

70

Ôn tập chủ đề 8. Bảo vệ môi trường trong trồng trọt

- Hệ thống hóa được kiến thức chủ đề 8

- Vận dụng để trả lời được các câu hỏi và làm bài tập ôn tập chủ đề 8

 

Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Công nghệ 10

Tài liệu quan tâm

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay