Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Công nghệ trồng trọt 10 kết nối
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 KẾT NỐI TRI THỨC
BÀI 4: SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT TRỒNG
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực
- Năng lực công nghệ:
- Trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp cải tạo đất chua, đất mặn và đất xám bạc màu.
- Năng lực chung:
- Lựa chọn được nguồn tài liệu thích hợp để tìm hiểu thêm về cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng, cải tạo đất chua, đất mặn và đất xám bạc màu hợp lí.
2. Phẩm chất:
- Có ý thức sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trống.
- Thích tìm hiểu thông tin về các loại đất trống ở Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu
- Hình ảnh về một số loại đất trống: đất chua, đất mặn, đất xám bạc màu. Ngoài ra, GV có thể chuẩn bị một số video về các biện pháp cải tạo đất trống.
- Đối với học sinh
- Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến việc sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng (đất chua, đất mặn và đất xám bạc màu).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Phát huy kiến thức của HS có liên quan đến đất trống (tính chất, sử dụng, cải tạo).
- Tạo hứng thú cho HS về sử dụng và cải tạo đất chua, đất mặn, đất xám bạc màu.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát 3 hình ảnh và đặt câu hỏi:
Hình nào là đất chua, đất mặn và đất bạc màu? Nguyên nhân nào là cho đất bị chua, bị mặn, bị bạc màu? Cần làm gì để cải tạo các loại đất đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.
- GV dẫn dắt vào bài học: Để hiểu rõ hơn về đất chua, đất mặn và đất bạc màu cũng như các biện pháp để cải tạo đất, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sử dụng và bảo vệ đất trồng
- Mục tiêu: giúp HS hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng và bảo vệ đất trống.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong SGK; trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá, Kết nối năng lực SGK.
- Sản phẩm học tập: các biện pháp sử dụng và bảo vệ đất trống.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I và hộp Thông tin bổ sung trang 24 trong SGK. - GV cho HS quan sát hình ảnh sau và nêu sự khác nhau về địa hình, biện pháp canh tác, về loại cây trồng trên các vùng đất này. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: · Hãy tìm hiểu và kể tên một số loại cây trồng phù hợp với từng loại đất theo thành phần cơ giới (đất cát, đất thịt, đất sét) · Giải thích cơ sở khoa học của việc luân canh, trồng xen, trồng gối và bố trí thời vụ thích hợp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, trả lời các câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - GV bổ dung thông tin: Ở các tỉnh miền núi, nơi địa hình chủ yếu là đồi, núi nên có độ đốc lớn thường trồng xen băng cây phân xanh (muồng hoà vàng.... ) giữa cây công nghiệp (cà phê, cao su,...) hoặc trồng xen cây họ Đậu (các loại đậu. lạc,... với cây ngắn ngày (ngô. sắn....). Đây là một biện pháp giúp bảo vệ đất, cải tạo độ phì của đất và góp phần tăng năng suất cây trồng. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | I. Sử dụng và bảo vệ đất 1. Chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất - Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với một loại đất nhất định. Trong trồng trọt cần lựa chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất để cây trong sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. 2. Kết hợp sử dụng đất và cải tạo đất - Trong quá trình trồng trọt, cây trồng sử dụng các chất dinh dưỡng trong đất làm cho đất trong bị suy giảm và mất cân đối dinh dưỡng. Vì vậy, cần phải kết hợp việc trồng trọt và bón phân hợp lí, đặc biệt là bón phân hữu cơ và bón phân vi sinh để bù đắp chất dinh dưỡng cho đất, giúp cải tạo đất. 3. Canh tác bền vững - Canh tác bền vững gồm luân canh, tăng vụ, trồng xen, trắng gối, làm ruộng bậc thang, bố trí thời vụ thích hợp để tránh điều kiện bất lợi do biến đổi khi hậu (hạn, mặn, lũ lụt,...) nhằm tăng năng suất cây trồng, tạo việc làm cho người dân, nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích gieo trồng. |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 KẾT NỐI TRI THỨC
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
Bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Mục đích của việc chế biến sản phẩm trồng trọt
- Một số phương pháp chế biến thông thường
- Một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt
- Thực hành chế biến xiro từ quả
MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT
So với sản phẩm trồng trọt không chế biến, sản phẩm chế biến có đặc điểm gì khác biệt?
Chế biến sản phẩm trồng trọt là gì?
Nêu một số vai trò của việc chế biến sản phẩm trồng trọt. Cho ví dụ minh hoạ?
- Khái niệm: Chế biến sản phẩm trồng trọt là quá trình công nghệ biến đổi sản phẩm trồng trọt thành thực phẩm hoặc các dạng sản phẩm khác, phù hợp với mục đích sử dụng và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Duy trì, nâng cao chất lượng, làm tăng giá trị cho sản phẩm trồng trọt.
- Tạo ra các sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Tăng thời gian sử dụng của các sản phẩm; thuận lợi cho công tác bảo quản.
- Nâng cao thu nhập cho người trồng trọt và phục vụ cho xuất khẩu.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THÔNGTHƯỜNG
- Những loại rau, củ, quả nào thường được chế biến bằng cách sấy khô?
- Phương pháp chế biến bằng cách nghiền và làm tinh bột thường áp dụng cho loại sản phẩm trồng trọt nào?
- Loại sản phẩm trồng trọt nào thường được chế biến bằng cách muối chua?
Sấy khô - Sau thu hoạch, một số loại rau, củ, quả... được chế biến bằng cách sấy khô tại lò sấy.
- Cách chế biến này đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao như mit sấy, chuối sấy, khoai lang sấ...
- Nghiền bột mịn hay tinh bột
Một số loại củ, hạt được nghiền thành bột mịn và làm tinh bột theo quy trình nhất định.
- Muối chua
- Nhiều loại sản phẩm trồng trọt (rau, củ, quả) thường được muối chua nhờ hoạt động lên men của vi sinh vật.
- Mục đích của muối chua giúp cho sản phẩm giữ được lâu hơn, hương vị ngon hơn.
MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT
- Công nghệ sấy lạnh
- Sấy lạnh là gì?
- Nhiệt độ sấy lạnh thường là bao nhiêu?
- Nguyên lí làm khô sản phẩm của sấy lạnh là gì?
- Ưu, nhược điểm của sấy lạnh?
Khái niệm: Sấy lạnh là phương pháp sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.
Ứng dụng: chế biến sản phẩm trồng trọt, đặc biệt là các sản phẩm hoa quả.
Ưu điểm:
- Sản phẩm giữ được nguyên màu sắc, mùi vị;
- Giữ nguyên được hình dạng của sản phẩm;
- Sản phẩm bảo quản được trong thời gian dài, ít chịu tác động bởi điều kiện bên ngoài.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư lớn;
- Phạm vi ứng dụng hẹp.
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ trắc nghiệm Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ đề Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II ( CÔNG NGHỆ 10)
1/ Khung ma trận
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 2 khi kết thúc nội dung 8.Bảo vệ môi trường trồng trọt..
- Thời gian làm bài: 45 phút
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 60% trắc nghiệm, 40% tự luận)
- Cấu trúc:
- Mức độ đề: 20% Nhận biết; 40% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 20% Vận dụng cao
- Phần trắc nghiệm: 6,0 điểm (gồm 24 câu hỏi: nhận biết: 8 câu, thông hiểu: 16câu), mỗi câu 0,25 điểm
- Phần tự luận: 4,0 điểm ( Vận dụng: 2 điểm; Vận dụng cao: 2,0 điểm)
Chủ đề | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng | 4 | 4 | 1 | ||||||||
Kĩ thuật trồng trọt | 4 | 4 | 1 | ||||||||
Trồng trọt công nghệ cao | 8 | 1 | 1 | 8 | 4 | ||||||
Bảo vệ môi trường trồng trọt | 8 | 1 | 1 | 8 | 4 | ||||||
Số câu TN/ Số ý TL (Số YCCĐ) | 0 | 8 | 0 | 16 | 2 | 0 | 1 | 1 | 2 | 24 | 10,0 |
Điểm số | 0 | 2,0 | 0 | 4,0 | 2,0 | 0 | 2,0 | 0 | 4 | 6 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 20% | 3,0 điểm 40% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 20% | 10 điểm 100% | 10 điểm |
2/ Bản đặc tả
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (Số ý) | TN (Số câu) | TL (Số ý) | TN (Số câu) | ||||
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG | |||||||
1. Một số loại sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ | Nhận biết
| - Mô tả được đặc điểm nhận biết, đặc điểm gây hại của một số loại sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ. - Nhận biết được một số loại sâu hại cây trồng thường gặp | |||||
2. Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ | Nhận biết
| - Mô tả được đặc điểm nhận biết, tác nhân gây hại của một số loại bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ. - Nhận biết được một số loại bệnh hại cây trồng thường gặp |
| ||||
3. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu bện hại cây trồng | Nhận biết | - Nêu được ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm vi khuẩn, chế phẩm virus trừ sâu và chế phẩm nấm trừ sâu, bệnh hại cây trồng. | |||||
KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT | |||||||
1. Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt | Nhận biết | - Mô tả được các bước trong quy trình trồng trọt. | |||||
Thông hiểu | - Nêu được một số ứng dụng của cơ giới hóa trong làm đất, giao trồng, chăm sóc và thu hoạch sản phẩm trồng trọt. | ||||||
2. Công nghệ cao trong thu hoạch và bảo quản sản phẩm trồng trọt | Nhận biết | - Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch và bảo quản sản phẩm trồng trọt. | |||||
3. Chế biến sản phẩm trồng trọt | Nhận biết | - Nêu được mục đích của việc chế biến sản phẩm trông trọt. - Mô tả được một số phương pháp chế biến sản phẩm trông trọt phổ biến - Trình bày được một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt | 4 | C1,2,3,4 | |||
TRỒNG TRỌT CÔNG NGHỆ CAO | |||||||
1. Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao. | Nhận biết | - Nêu được những ưu điểm và hạn chế trong trồng trọt công nghệ cao. | |||||
Thông hiểu
| - Phân tích được thực trạng của trồng trọt công nghệ cao tại Việt Nam. | 4 | C5,6,7,8 | ||||
2. Một số công nghệ cao trong trồng trọt. | Nhận biết | - Mô tả được một số mô hình phổ biến trong trồng trọt. - Mô tả được hệ thống tưới nhỏ giọt, phun sương phun mưa. Mô tả được một số ứng dụng của IoT trong trồng trọt công nghệ cao. | 8 | C9,10, 11, 12,13,14, 15,16 | |||
Thông hiểu | - Phân biệt hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực. | ||||||
Vận dụng | - Trình bày được ý nghĩa của việc sử sụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật. | ||||||
3. Công nghệ trồng cây không dùng đất | Nhận biết | - Giải thích được cơ sở khoa học của các hệ thông trồng cây không dùng đất. | |||||
Thông hiểu | - Thực hiện được việc trồng cây bằng phương pháp thủy canh. - Có ý thức an toàn lao động và bảo vệ môi trường. | 8 | C17,18,19 20,21,22, 23,24 | ||||
Vận dụng | - Liên hệ thực tế trồng cây công nghệ cao | 1 | C1 | ||||
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRỒNG TRỌT | |||||||
1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt
| Nhận biết
| - Trình bày được khái niệm, nguyên nhân và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong trồng trọt để thấy được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt. - Nêu được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trồng trọt. | |||||
Vận dụng cao | - Liên hệ thực tiễn với địa phương | 1 | C2 | ||||
2. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt. | Nhận biết | - Nêu được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt. - Nêu được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt. | |||||
Vận dụng | - Nêu được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường trồng trọt.
| ||||||
c/ Đề kiểm tra
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: CÔNG NGHỆ- LỚP 10
Thời gian: 45 phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án ĐÚNG trong các câu sau:
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Có mấy công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2. Công nghệ sấy lạnh:
A. Sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.
B. Chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng 40C đến 100C.
C. Chiên các sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Công nghệ chiên chân không:
A. Sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.
B. Chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng 40C đến 100C.
C. Chiên các sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Công nghệ sấy lạnh có độ ẩm không khí khoảng:
A. < 40%
B. 40%
C. > 40%
D. Không quy định
Câu 5. Ưu điểm của trồng trọt công nghệ cao:
A. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng
B. Tiết kiệm nước tưới
C. Tiết kiệm phân bón
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Hạn chế của trồng trọt công nghệ cao là:
A. Chi phí đầu tư lớn
B. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
C. Cả A và B đều đúng
D. Khó cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.
Câu 7. Trồng trọt công nghệ cao giúp:
A. Nâng cao hiệu quả
B. Tạo bước đột phá về năng suất
C. Thỏa mãn nhu cầu của xã hội
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Công nghệ cao ứng dụng trong trồng trọt là:
A. Công nghệ vật liệu mới
B. Công nghệ sinh học
C. Công nghệ nhà kính
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Có mấy mô hình nhà kính phổ biến?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10. Ưu điểm của nhà kính đơn giản là:
A. Dễ thi công
B. Dễ sử dụng cho nhiều vùng canh tác
C. Chi phí thấp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11. Đâu không phải nhược điểm của nhà kính đơn giản?
A. Sử dụng hiệu quả với khu vực khí hậu ôn hòa.
B. Khó điều chỉnh nhiệt độ trong mùa hè.
C. Khó áp dụng với cây ăn quả.
D. Kém hiệu quả trong kiểm soát sâu, bệnh.
Câu 12. Có công nghệ tưới nước tự động nào?
A. Tưới nhỏ giọt
B. Tưới phun sương
C. Tưới phun mưa
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13. Tưới nhỏ giọt là:
A. Phương pháp cho phép nước nhỏ giọt từ từ vào rễ cây hoặc bề mặt đất hoặc trực tiếp lên vùng rễ.
B. Phương pháp cung cấp nước theo dạng hạt nhỏ đến siêu nhỏ.
C. Phương pháp tưới phun với hạt nước tương tự giọt nước mưa.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14. Tưới phun mưa là:
A. Phương pháp cho phép nước nhỏ giọt từ từ vào rễ cây hoặc bề mặt đất hoặc trực tiếp lên vùng rễ.
B. Phương pháp cung cấp nước theo dạng hạt nhỏ đến siêu nhỏ.
C. Phương pháp tưới phun với hạt nước tương tự giọt nước mưa.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15. Thời gian sử dụng nhà kính liên hoàn:
A. Từ 5 – 10 năm
B. Phụ thuộc vật liệu làm mái.
C. Trên 15 năm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16. Nhược điểm nhà kính liên hoàn?
A. Chi phí cao
B. Không ngăn chặn được sâu, bệnh
C. Không mở rộng được
D. Thi công phức tạp
Câu 17. Có mấy hình thức trồng cây không dùng đất?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 18. Giá thể trồng cây sau có tên là gì?
A. Đá perlite
B. Xơ dừa
C. Đá bọt
D. Đất sét nung
Câu 19. Giá thể trồng cây sau có tên là gì?
A. Đá perlite
B. Xơ dừa
C. Đá bọt
D. Đất sét nung
Câu 20. Hệ thống thủy canh có:
A. Bể chứa
B. Máng trồng cây
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
--------------- Còn tiếp ---------------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức (bản word)
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết, soạn giáo án word và powerpoint Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết, soạn Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết
Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THPT