Đáp án Đạo đức 3 cánh diều Bài 9: Em nhận biết những bất hòa với bạn
File đáp án Đạo đức 3 cánh diều Bài 9: Em nhận biết những bất hòa với bạn. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án đạo đức 3 cánh diều (bản word)
BÀI 9. EM NHẬN BIẾT NHỮNG BẤT HÒA VỚI BẠN
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Chia sẻ cùng bạn
Kể lại một lần em bất hòa với bạn. Khi đó, em đã ứng xử như thế nào?
Trả lời:
Bạn Chi có cuốn truyện Doraemon mới nên em với Hà đều muốn mượn. Chi đưa cho bọn em và bảo chia nhau ra mượn đọc. Tuy nhiên, vì ai cũng muốn được đọc truyện trước nên bọn em giằng co, tranh nhau cuốn truyện. Kết quả là truyện bị rách, chúng em đã đổ lỗi cho nhau để đền cuốn truyện cho bạn Chi.
KHÁM PHÁ
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Câu hỏi:
- a) Hành động của các bạn trong tranh nào thể hiện việc bất hòa với bạn bè?
- b) Nêu những biểu hiện bất hòa với bạn bè trong các tranh trên.
Trả lời:
- a) Hành động của các bạn trong tranh 1, 2 và 4 thể hiện việc bất hòa với bạn bè.
- b) Những biểu hiện bất hòa với bạn bè trong các tranh:
- Tranh 1: Hai bạn giằng co nhau một chú gấu bông.
- Tranh 2: Hai bạn đổ lỗi cho nhau làm vỡ bình hoa.
- Tranh 4: Hai bạn gây mất trật tự trong thư viện làm ảnh hưởng tới người xung quanh.
2. Quan sát tranh và thảo luận
Câu hỏi:
- a) Bất hòa nào đang xảy ra giữa các bạn? Vì sao?
- b) Điều gì xảy ra khi các bạn không xử lí bất hòa?
- c) Việc xử lí bất hòa mang lại lợi ích gì?
Trả lời:
- a) Các bạn cãi nhau về việc lựa chọn giữa chơi cầu lông và đá cầu vì hai bạn nữ không muốn chơi giống hai bạn nam.
- b) Khi các bạn không xử lí bất hòa có thể gây ra rạn nứt tình cảm bạn bè.
- c) Việc xử lí bất hòa sẽ giúp các bạn hiểu nhau hơn, thông cảm cho nhau, tránh được những bất hòa sau này.
LUYỆN TẬP
Câu 1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
Trả lời:
- Em đồng tình với ý kiến a, c, d vì những ý kiến đó đưa ra lợi ích của việc xử lí bất hòa.
- Em không đồng tình với ý kiến b, e vì những ý kiến đó sẽ không giải quyết được các bất hòa, mà còn gây rạn nứt tình cảm với bạn bè.
Câu 2. Đọc tình huống và thực hiện theo yêu cầu
Tình huống: Linh và Quang ngồi cùng bàn học từ đầu năm đến nay. Linh luôn gọn gàng, cẩn thận. Còn Quang hay bày bừa, không ngăn nắp. Khi Linh góp ý, Quang tỏ ra khó chịu. Thấy vậy, Linh bảo: "Tớ muốn cậu gọn gàng, ngăn nắp hơn nên mới góp ý.". Quang dần hiểu ra.
- a) Em hãy cho biết giữa các bạn đã xảy ra bất hòa gì?
- b) Em hãy nêu lợi ích khi hai bạn đã xử lí bất hòa cho nhau.
Trả lời:
- a) Bất hòa của hai bạn: Linh góp ý cho Quang nên gọn gàng, ngăn nắp nhưng Quang tỏ ra khó chịu với Linh.
- b) Khi hai bạn đã xử lí bất hòa với nhau, Quang sẽ hiểu ý của Linh là muốn tốt cho mình. Như vậy, hai bạn sẽ hiểu nhau hơn.
VẬN DỤNG
1. Em hãy chia sẻ về một lần em đã xử lí được bất hòa với bạn bè và lợi ích của việc xử lí bất hòa đó.
Trả lời:
Em và Giang làm bài tập nhóm. Khi nhận được điểm kém, em đã đổ lỗi cho Giang rằng vì làm bài với bạn nên điểm bài tập mới thấp. Em với Giang đã giận nhau. Về nhà, em đã kể với mẹ. Mẹ đã nói chuyện và phân tích cho em hiểu rằng mình đã sai. Nhận ra được lỗi lầm của mình, ngày hôm sau đến lớp em đã xin lỗi bạn. Nhờ việc xử lí bất hòa đó, em và Giang đã hiểu nhau hơn trong học tập và cùng nhau cố gắng dành được điểm cao hơn trong những bài tập sau.
2. Viết và trang trí một thông điệp về lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.
Trả lời:
HS tự thực hiện.
=> Giáo án đạo đức 3 cánh diều bài 9: Em nhận biết những bất hòa với bạn (2 tiết)