Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều

Đạo đức 3 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Đạo đức 3 Cánh diều 

PHẦN 1:  SOẠN GIÁO ÁN WORD ĐẠO ĐỨC 3 CÁNH DIỀU 

BÀI 10: EM XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hòa với bạn bè. 

- Sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hòa với nhau. 

2. Năng lực

- Năng lực đặc thù: Góp phần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực chung: Góp phần hình thành năng lực điều chỉnh hành vi. 

3. Phẩm chất: 

- Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu : SGK, SGV, vở BT đạo đức 3.

  • Thiết bị dạy học : 

  • Các video clip liên quan đến xử lí bất hòa.

  • Tranh, hình ảnh về nội dung xử lí bất hòa.

  • Máy chiếu đa năng, máy tính,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu : SGK, VBT, đồ dùng học tập.

  • Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hút HS, tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào bài học mới. Giúp khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn mực đạo đức để kích thích nhu các tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b. Nội dung: HS lắng nghe bài hát Lớp chúng ta đoàn kết và trả lời câu hỏi. 

c. Cách thức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS xem clip bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. HS nghe hoặc hát theo bài hát.   

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: Bài hát trên thể hiện điều gì?

- GV mời 3 – 5 HS phát biểu câu trả lời. 

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết câu trả lời phù hợp nhất, tìm ra HS chiến thắng và dẫn nhập vào bài học. 

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số cách đơn giản để xử lí bất hòa với bạn bè. 

b.Nội dung: HS kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi. 

c. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi:

a. Minh cùng Lam đã làm gì để xử lí bất hòa với các bạn?

b. Theo em, còn cách nào khác để giúp Lan xử lí bất hòa với các bạn?

A cartoon of a child in a classroom

Description automatically generated

- GV mời HS phát biểu câu trả lời. 

- GV nhận xét và đưa ra câu trả lời phù hợp. 

Hoạt động 2. Quan sát tranh và thực hiện theo yêu cầu 

a. Mục tiêu: HSnhận biết được một số cách đơn giản để xử lí bất hòa với bạn bè và kể thêm được một số cách xử lí bất hòa khác. 

b. Nội dung: HS tìm ra được cách xử lí bất hòa của các bạn trong tranh và thực hiện theo yêu cầu trong SGK.   

c. Cách thức thực hiện:

- GV giới thiệu 4 tranh, yêu cầu HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:

a. Hãy nêu cách xử lí bất hòa với bạn bè ở các tranh trên?

b. Hãy kể thêm các cách xử lí bất hòa khác mà em biết?

A cartoon of a child and child

Description automatically generated

- GV cho thời gian HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. 

- GV mời HS phát biểu câu trả lời. 

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra câu trả lời phù hợp. 

Hoạt động 3. Nhận xét các cách xử lí bất hòa

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số cách nên và không nên sử dụng để xử lí bất hòa với bạn bè. 

b. Nội dung: HS nhận xét và nêu ý kiến về các cách xử lí bất hòa trong SGK. 

c. Cách thức thực hiện:

- GV cho HS đọc các cách xử lí bất hòa trong SGK:

a. Khi có bất hòa xảy ra với Minh, Thúy tìm cách chia sẻ với Minh để hai bạn hiểu nhau. 

b. Khi xảy ra bất hòa với bạn, Lan chủ động hòa giải. 

c. Khi được Huy góp ý vì làm sai, Hằng không lắng nghe mà còn cãi lại. 

d. Mỗi lần tức giận, Duy chọn cách im lặng và ra nơi khác, tránh bất hòa nhiều hơn. 

- GV cho thời gian suy ngẫm và nhận xét các cách xử lí bất hòa với bạn bè. 

- GV mời HS đưa nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra nhận xét phù hợp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến

a. Mục tiêu: HS thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình với các cách xử lí bất hòa. 

b. Nội dung: Hãy bày tỏ ý kiến đồng tình hay không đồng tình của em với các cách xử lí bất hòa trong SGK. 

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc các cách xử lí bất hòa trong SGK và trả lời câu hỏi: Em đồng tình hay không đồng tình với các cách xử lí bất hòa nào dưới đây? Vì sao? 

a. Im lặng, không cãi nhau, tạm dừng cuộc tranh cãi. 

b. Bình tĩnh, làm rõ nguyên nhân bất hòa để hiểu nhau, cảm thông và bỏ qua cho nhau.

c. Tìm đến thầy cô, cha mẹ và người lớn để giải quyết giúp.

d. Tranh luận đến cùng cho ra lẽ, xem ai đúng, ai sai. 

e. Bảo vệ ý kiến của mình bằng mọi cách khi đã bất hòa. 

- GV mời đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. 

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết câu trả lời phù hợp nhất. 

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: HS đưa ra cách ứng xử phù hợp trong việc xử lí bất hòa. 

b. Nội dung: Đọc tình huống trong SGK và cho biết cách ứng xử của em.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi: Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống trên?

+ Tình huống 1: Tuấn là nhóm trưởng nên bạn ấy luôn cho rằng mình là người giỏi nhất. Những ý kiến đưa ra trong các cuộc thảo luận nhóm khác với ý kiến của Tuấn đều bị bạn ấy bác bỏ khiến các bạn rất bực. 

Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì?

A group of children sitting at a table

Description automatically generated

+ Tình huống 2: Hoàng và Trang nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học. Linh nhắc nhở, không những hai bạn không nghe mà còn giận Linh. 

Nếu là Linh, em sẽ làm gì?

A cartoon of a teacher teaching students in a classroom

Description automatically generated

+ Tình huống 3: Long và Khang va vào nhau khi đang tranh bóng, vì không ai nhường ai nên hai bạn không giữ được bình tĩnh. 

Nếu cùng chơi với bạn, em sẽ khuyên bạn như thế nào? 

A cartoon of kids playing football

Description automatically generated

- GV cho thời gian HS đọc tình huống và tìm cách ứng xử phù hợp. 

- GV mời 2 – 4 HS đưa ra cách ứng xử cho từng tình huống trên. 

- GV nhận xét và rút ra những cách ứng xử phù hợp.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Chia sẻ về việc em bất hòa với bạn

a. Mục tiêu: Nêu được một lần xảy ra bất hòa và vận dụng kiến thức đã học để xử lí bất hòa đó. 

b. Nội dung: HS đưa ra được một tình huống xảy ra bất hòa và cách bản thân đã xử lí bất hòa. 

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS ghi lại một lần xảy ra bất hòa và vận dụng kiến thức đã học để xử lí bất hòa đó lên một tấm bìa màu. 

- GV cho thời gian HS hoàn thiện tấm bìa theo yêu cầu.

- GV mời 2 – 3 HS xung phong trình bày sản phẩm.

- GV nhận xét, rút ra những cách xử lí bất hòa hay nhất. 

Hoạt động 2: Giúp bạn xử lí bất hòa

a. Mục tiêu: HS sẵn sàng giúp bạn xử lí bất hòa.   

b. Nội dung: HS đưa ra được các tình huống đã giúp bạn xử lí bất hòa. 

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoạt đông theo nhóm và sắm vai tình huống giúp bạn xử lí bất hòa.

- GV cho thời gian HS hoạt động theo nhóm và sắm vai tình huống giúp bạn xử lí bất hòa. 

- GV mời các nhóm trình bày tình huống giúp bạn xử lí bất hòa trước lớp. 

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra những cách giúp bạn xử lí bất hòa phù hợp.

*Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức bài học. 

- GV cho HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 3, trang 52.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau. 

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem clip, lắng nghe và hát theo bài hát. 

- HS tích cực xung phong trả lời câu hỏi và nêu được các biểu hiện của lớp học đoàn kết. 

- HS lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, kể chuyện theo tranh và trả lời được:

+ Bạn Minh và bạn Lam tìm đến sự tư vấn và giúp đỡ từ cô giáo để xử lí bất hòa. 

+ Một số cách khác để xử lí bất hòa với bạn như trò chuyện thẳng thắn, chủ động hòa giải, tìm hiểu nguyên nhân,…

 

 

 

 

 

- HS phát biểu câu trả lời. 

- HS lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:

+ HS trả lời được các cách xử lí bất hòa như bình tĩnh và không nóng giận, nhận lỗi và xin lỗi, chủ động hòa giải.

+ HS nêu được một số cách xử lí bất hòa khác. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS phát biểu câu trả lời trước lớp, cả lớp lắng nghe và nhận xét. 

- HS lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và đưa ý kiến:

+ Nhận xét được cách xử lí bất hòa ở câu a, b và d là phù hợp vì đây là những cách chủ động xử lí bất hòa thiện chí và hướng đến giải quyết vấn đề triệt để. 

+ Nhận biết được cách xử lí bất hòa ở câu c là chưa phù hợp vì dẫn đến tranh cãi và làm cho bất hòa càng nghiêm trọng hơn.

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và trả lời câu hỏi:

+ HS đồng tình với ý kiến a, b, c vì đây là những cách xử lí bất hòa tích cực, hướng đến giải quyết vấn đề bất hòa xảy ra. 

+ HS không đồng tình với ý kiến d, e vì đây là những cách làm cho bất hòa trở thành tranh cãi, khó giải quyết và căng thẳng hơn. 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, cả lớp lắng nghe và nhận xét.

- HS lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

- HS đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

 

+ Tình huống 1 và tình huống 2: HS có thể tìm dến sự tư ấn và giúp đỡ từ thầy cô giáo hoặc hẹn gặp riêng sau đó và thẳng thắn bày tỏ quan điểm về các hành xử của các bạn. 

 

 

 

 

 

+ Tình huống 3: HS có thể can ngăn và tách hai bạn ra, sau đó để hai bạn bình tĩnh lại rồi hòa giải. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện được tấm bài ghi cách xử lí bất hòa mà bản thân đã thực hiện. 

 

 

- HS trình bày trước lớp. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

- HS thể hiện được tình huống bất hòa và đồng thời đưa ra được cách giúp bạn xử lí bất hòa. 

 

- HS trình bày tình huống trước lớp. 

 

- HS lắng nghe vầ tiếp thu.

- HS nhắc lại kiến thức vừa học. 

 

- HS đọc và ghi nhớ.

- HS ghi nhớ nhiệm vụ.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

-----------Còn tiếp-----------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT ĐẠO ĐỨC 3 CÁNH DIỀU 

CHỦ ĐỀ: HAM HỌC HỎI

BÀI 4: EM HAM HỌC HỎI

KHỞI ĐỘNG

HS xem video

KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Đọc truyện “Bác Hồ học tiếng Pháp” và trả lời câu hỏi

Đọc câu chuyện “Bác Hồ học tiếng Pháp” SGK trang 22 - 23, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Bác Hồ đã kiên trì học tiếng Pháp như thế nào? Việc làm đó thể hiện điều gì?

+ Việc làm đó đã giúp Bác Hồ điều gì?

Bác Hồ học tiếng Pháp: Mượn sách, hỏi người trên tàu, viết vào giấy, dán vào chỗ làm việc để học... Bác còn tham gia viết bài, nhờ người trong tòa soạn sửa lỗi...

=> Việc làm đó giúp bác nói và viết thành thạo tiếng Pháp.

Từ cách học của Bác Hồ, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

=> Tự giác học tập, tìm tòi, tiếp thu ý kiến, chưa hiểu phải hỏi,...

Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

  1. Hãy cho biết việc làm của các bạn nào trong tranh thể hiện ham học hỏi?
  2. Em hãy nêu những biểu hiện khác của việc ham học hỏi

Luôn tò mò về thế giới xung quanh

Có tinh thần tự học

Thích sáng tạo, phát minh

Theo em, ham chơi điện tử dẫn đến hậu quả gì?

Kiến thức bị hạn hẹp

Bị điểm kém

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Hoạt động 3: Kể chuyện theo tranh và thảo luận cùng bạn

Chuyện của Bảo

Thảo luận nhóm 4 người và trả lời câu hỏi:

Bạn Bảo có phải là người ham học hỏi không? Vì sao?

Theo em, việc ham học hỏi có lợi ích gì?

Thảo luận nhóm 4 người và trả lời câu hỏi:

Bạn Bảo có phải là người ham học hỏi không? Vì sao?

Bạn Bảo không phải người ham học hỏi vì gặp bài toán khó không biết giải, bạn bỏ qua mà không nhờ đến sự giúp đỡ của cô giáo.

Theo em, việc ham học hỏi có lợi ích gì?

=> Việc ham học hỏi sẽ giúp chúng ta biết được nhiều điều hay, mở mang kiến thức và tiến bộ từng ngày.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi, biểu hiện nào sau đây? Vì sao?

  1. Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài.
  2. Dũng thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp.
  3. Huệ có thói quen đọc sách và chia sẻ điều đọc được với bạn bè.
  4. Trúc hay quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

Tình huống 1:

Trong khi các bạn hào hứng chia sẻ, thảo luận nhóm, Minh và Hoàng vẫn say sưa bàn luận về bộ phim hoạt hình đã xem tối qua.

Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì?

=> Nhắc nhở, góp ý

Tình huống 2:

Cô giáo yêu cầu em về nhà sưu tầm truyện kể về một tấm gương ham học hỏi trong lịch sử Việt Nam.

Em sẽ làm gì để hoàn thành nhiệm vụ này?

  • Tìm tòi tài liệu trong các sách lịch sử.
  • Hỏi người thân, bạn bè

TRÒ CHƠI: ĂN KHẾ TRẢ VÀNG

VẬN DỤNG

  • Rèn luyện và thực hiện các việc làm thể hiện sự ham học hỏi theo phiếu rèn luyện ở bài tập 6, vở bài tập đạo đức 3.
  • Đọc một cuốn sác mà em yêu thích và ghi lại vào sổ tay những điều đã học được từ cuốn sách ấy.
  • Quan sát môi trường xung quanh và ghi chép lại những điều mới mẻ.

LỜI KHUYÊN

Tích cực phát biểu

Chưa hiểu hỏi ngay

Còn nhiều điều hay

Đang đợi em đấy!

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ghi nhớ kiến thức đã học

Hoàn thành bài tập vận dụng

Đọc trước bài sau - Bài 5: Em giữ lời hứa

------Còn tiếp-----------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM ĐẠO ĐỨC 3 CÁNH DIỀU 

Bộ trắc nghiệm Đạo đức 3 Cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

CHỦ ĐỀ: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

BÀI 1: EM KHÁM PHÁ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT ( 7 câu)

Câu 1: Quan sát và chọn hình ảnh không về đất nước, con người Việt Nam. 

A person with a beard and mustache standing at a microphone

Description automatically generatedA group of dolls in water

Description automatically generated

A statue of liberty in front of a city

Description automatically generatedA building with a bridge over water

Description automatically generated

A. Hình ảnh số 1.

B. Hình ảnh số 2. 

C. Hình ảnh số 3.

D. Hình ảnh số 4. 

Câu 2: “Quốc hiệu” của nước ta là gì?

A. Quốc hiệu của nước ta là lá cờ đỏ. 

B. Quốc hiệu của nước ta là Việt Nam. 

C. Quốc hiệu của nước ta là cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa.

D. Quốc hiệu của nước ta là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Câu 3: “Quốc kì” của nước ta là gì?

A. Quốc kì của nước ta là lá cờ đỏ. 

B. Quốc kì của nước ta là Việt Nam. 

C. Quốc kì của nước ta là cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa. 

D. Quốc kì của nước ta là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Câu 4: Tìm Quốc kì của Việt Nam trong các hình dưới đây ?

A.  A red and yellow flag with a star

Description automatically generated

B. A red white and blue flag

Description automatically generated

C. A flag with stars and stripes

Description automatically generated

D. A red flag with yellow stars

Description automatically generated

Câu 5: Hành vi nghiêm trang khi chào cờ là

A. Đội mũ.

B. Nói chuyện.

C. Đứng nghiêm.

D. Không nhìn cờ. 

Câu 6: Lá cờ tượng trưng cho một quốc gia được gọi là?

A. Quốc ca

B. Quốc kì

C.Quốc hiệu

D. Quốc khánh

Câu 7: Bài hát chính thức của một quốc gia được hát khi chào cờ được gọi là?

A. Quốc ca

B. Quốc kì

C.Quốc hiệu

D. Quốc khánh

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam trong bức tranh dưới đây là?

Two women walking on a hill with rows of green fields

Description automatically generated

A. Vịnh Hạ Long. 

B. Ruộng bậc thang. 

C. Đại nội kinh thành Huế. 

D. Chùa Một Cột. 

Câu 2: Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam trong bức tranh dưới đây là?

A stone walkway leading to a building

Description automatically generated

A. Vịnh Hạ Long. 

B. Ruộng bậc thang. 

C. Đại nội kinh thành Huế. 

D. Chùa Một Cột. 

Câu 3: Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam qua bức tranh dưới đây là? 

Boats in the water with islands in the background with Ha Long Bay in the background

Description automatically generated

A. Vịnh Hạ Long. 

B. Ruộng bậc thang. 

C. Đại nội kinh thành Huế. 

D. Chùa Một Cột. 

Câu 4: Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong bức tranh dưới đây là?

A group of people carrying a boat on the beach

Description automatically generated

A. Thuyền khởi hành ra khơi. 

B. Múa rối nước.

C. Lễ hội Gầu Tào của người Mông. 

D. Ngư dân đánh cá ở bờ biển

Câu 5: Quan sát tranh và cho biết bạn nào nghiêm trang khi chào cờ?

A group of people in traditional clothing

Description automatically generated

A. Thuyền khởi hành ra khơi. 

B. Múa rối nước.

C. Lễ hội Gầu Tào của người Mông. 

D. Ngư dân đánh cá ở bờ biển

----------Còn tiếp-----------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI ĐẠO ĐỨC 3 CÁNH DIỀU 

Bộ đề Đạo đức 3 Cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

ĐẠO ĐỨC 3 – CÁNH DIỀU 

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 35 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. “Khám phá bản thân” là gì?

A. Là quá trình tự nhận thức, tự tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. 

B. Là quá trình phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của mình. 

C. Là quá trình khám phá những điểu bản thân chưa biết hoặc đang muốn biết về năng lực của mình. 

D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 2. Tự làm lấy việc của mình là làm những việc làm nào sau đây?

A. Chỉ làm những việc mà mình thích. 

B. Chỉ làm những việc mà bố mẹ bắt làm. 

C. Chỉ làm những việc mà thầy cô bắt làm. 

D. Chủ động làm những việc mình có thể tự làm không cần sự giúp đỡ của người khác.   

Câu 3. Khi chúng ta biết rõ những mong muốn, những khả năng và những khó khăn của bản thân trong việc hoàn thiện bản thân, chúng ta sẽ

A. Đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp. 

B. Bình tĩnh, tự tin hơn trong mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.

C. Nhìn nhận xung quanh và ứng phó được với tất cả mọi người xung quanh. 

D. Tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.   

Câu 4. Việc phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân đem lại cho chúng ta cảm nhận gì? 

A. Không có cảm nhận gì.

B. Cảm thấy chẳng có gì thay đổi, bản thân vẫn mãi như vậy. 

C. Cảm thấy bản thân có nhiều thay đổi, phát triển theo hướng toàn diện và tích cực hơn. 

D. Cảm thấy buồn chán, thất vọng vì mình chẳng có điểm mạnh nào, lại có quá nhiều điểm yếu. 

Câu 5. Đâu là cách xử lí bất hòa không nên làm?

A. Nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô giáo

B. Đứng hẳn về một bên dù chưa biết đúng sai tranh cãi với bên còn lại.

C. Mua đền cho bạn đồ bị mình làm hỏng. 

D. Nhờ bạn bè giúp đỡ để giải quyết bất hòa với bạn. 

Câu 6. Bạn kể với em rằng, bạn rất thích mặc áo màu hồng, trong khi em lại chẳng thích. Em nói gì với bạn?

A. Nói tránh sang chuyện khác. 

B. Hỏi bạn tại sao lại thích màu hồng và chia sẻ với bạn màu mà mình yêu thích. 

C. Nói với bạn: “Sao màu hồng sến vậy mà cậu cùng thích được?”.

D. Chê bạn là đồ trẻ con.

Câu 7. Đâu không phải là ý nghĩa của việc xử lí bất hòa?

A. Rèn luyện khả năng lắng nghe, hiểu người khác.

B. Được bạn bè yêu quý, tôn trọng. 

C. Làm cho mâu thuẫn khó giải quyết.

D. Thân thiện, đoàn kết.

Câu 8. Giờ trả bài kiểm tra, em đang rất vui vì nhận được điểm mười và lời khen ngợi của cô giáo thì Hồng bảo rằng bạn đang buồn vì bị điểm kém. Em sẽ

A. Không nhắc đền chuyện mình được điểm cao, cố an ủi động viên bạn.

B. Nói với bạn: “Vậy à? Tớ thì được điểm rất cao đấy!”.

C. Lắng nghe bạn nhưng trong lòng vẫn nhớ tới niềm vui của mình. 

D. Mặc kệ và chê bạn điểm kém hơn mình. 

Câu 9. “Quy tắc an toàn giao thông” là gì?

A. Là những nội quy lớp học. 

B. Là những quy tắc, luật lệ an toàn khi tham gia giao thông.   

C. Là những quy tắc an toàn trong phòng cháy, chữa cháy. 

D. Là những bản điều lệ trong công việc.   

Câu 10. Đâu là câu đúng trong các câu sau?

A. Sang đường khi đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh và đi vào phần đường dành cho người đi bộ.

B. Đi bộ trên vỉa hè bên trái.

C. Đi bộ sát giữa lề đường khi không có vỉa hè. 

D. Sang đường bằng cầu vượt dành cho xe. 

Câu 11. “Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông” là gì?

A. Là chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ nội quy, quy tắc an toàn khi tham gia giao thông. 

B. Là sự nguy hiểm, tác hại khi tham gia giao thông trên đường.   

C. Là bất chấp nguy hiểm có thể xảy ra để tham gia giao thông. 

D. Là suy đoán những thiệt hại có thể xảy ra khi tham gia giao thông.   

Câu 12. Trên đường đi học, lúc dừng đèn đỏ, em nhìn thấy Bình được mẹ chở đi học bằng xe máy. Bình đội mũ bảo hiểm nhưng không cải quai. Em sẽ nhắc nhở Bình như thế nào?

A. Bạn phải cài quai mũ bảo hiểm cẩn thận để khi bị xe máy gió sẽ không làm mũ bảo hiểm của bạn rơi. 

B. Nếu như có xảy ra tai nạn giao thông thì mũ bảo hiểm sẽ bảo vệ đầu của bạn mà không bị văng ra khiến đầu bạn bị thương. 

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.   

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm) Theo em, những mối bất hòa không được phát hiện và xử lí kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? Nêu những biện pháp xử lí các mối bất hòa giữa em và bạn.

Câu 2. (2 điểm) 

a. Em được người lớn chở bằng xe máy đi trên đường, em phải ngồi thế nào cho an toàn? 

b. Trong một lần đi tham quan, ngồi trên xe ô tô, bạn H đã mở cửa kính vào cho tay ra ngoài.

----------Còn tiếp-----------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI ĐẠO ĐỨC 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

Bộ đề Đạo đức 3 Chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

ĐẠO ĐỨC 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 35 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. “Khám phá bản thân” là gì?

A. Là quá trình tự nhận thức, tự tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. 

B. Là quá trình phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của mình. 

C. Là quá trình khám phá những điểu bản thân chưa biết hoặc đang muốn biết về năng lực của mình. 

D. Tất cả các đáp án trên.   

Câu 2. Khi chúng ta biết rõ những mong muốn, những khả năng và những khó khăn của bản thân trong việc tự nhận thức về bản thân, chúng ta sẽ

A. Đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp. 

B. Bình tĩnh, tự tin hơn trong mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.

C. Nhìn nhận xung quanh và ứng phó được với tất cả mọi người xung quanh. 

D. Tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.   

Câu 3. “Bất hòa với bạn bè” là gì?

A. Là bạn bè yêu thương, giúp đỡ, nhường nhịn nhau. 

B. Là xảy ra xung đột, mâu thuẫn với bạn bè.   

C. Là bạn bè nói xấu, khinh thường lẫn nhau. 

D. Là cuộc thảo luận, tranh luận diễn ra tốt đẹp.   

Câu 4. Vì sao xử lí bất hòa giúp chúng ta hiểu nhau hơn, tình bạn thân thiết hơn?

A. Vì chúng ta sẽ trở nên sáng suốt hơn, hiểu lí do tại sao bạn mình lại có những phản ứng như vậy và nguyên nhân gây ra bất hòa. 

B. Vì điều đó khiến tình bạn trở nên khăng khít, thấu hiểu và vị tha hơn. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai.

Câu 5. Đâu không phải là ý nghĩa của việc xử lí bất hòa?

A. Làm cho mâu thuẫn khó giải quyết.

B. Rèn luyện khả năng lắng nghe, hiểu người khác.

C. Được bạn bè yêu quý, tôn trọng. 

D. Thân thiện, đoàn kết.

Câu 6. B và H giận nhau vì H quên cuộc hẹn đi chơi với B. Khi B đến nhà hỏi H thì cậu trả lời một cách thiếu trách nhiệm, không giữ lời hứa với bạn. Nếu là H, em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ cho bạn hiểu lầm và giận mình. 

B. Không thèm nhận sai và để cho bạn chủ động làm lành trước. 

C. Nói xấu B và bảo các bạn khác đừng chơi với B nữa.

D. Chủ động tìm B xin lỗi, nhận sai và hứa lần sau không để bạn phải chờ nữa. 

Câu 7. Chúng ta có cần phải bảo vệ thiên nhiên không?

A. Không cần.

B. Rất cần. 

C. Cần nhưng đó là việc của lãnh đạo, không phải của người dân chúng ta.   

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.   

Câu 8. Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu thơ?

“Việt Nam ………… ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”.

A. Tổ quốc. 

B. Non sông. 

C. Đất nước. 

D. Giang sơn. 

Câu 9. Sự phát triển của đất nước ta không mang lại điều gì cho cuộc sống?

A. Con người ngày càng văn minh, tiến bộ và hiện đại. 

B. Máy móc hiện đại mang lại nhiều tiện ích cho con người. 

C. Con người tụt lùi, lạc hậu, không biết cập nhật tin tức. 

D. Môi trường sống cải thiện, nhịp sống trẻ trung, năng động.   

Câu 10. Em sẽ giới thiệu cho khách nước ngoài những thành tựu nào của đất nước Việt Nam?

A. Trên nhiều lĩnh vực như: thế thao, khoa học, âm nhạc,... 

B. Không giới thiệu gì vì không có thành tựu nổi bật nào. 

C. Cả A và B đều sai. 

D. Cả A và B đều đúng. 

Câu 11. Đâu là nội dung không thể hiện sự tự hào với truyền thống quê hương?

A. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống của quê mình. 

B. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác. 

C. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện. 

D. Giữ gìn và bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở những nơi công cộng. 

Câu 12. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động? 

A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc. 

B. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi. 

C. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.     

D. Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo.   

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm) Tại sao chúng ta cần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên xung quanh? Nêu những việc nên làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

Câu 2. (2 điểm) Em sẽ xử lý tình huống dưới đây như thế nào?

a. Bạn Hoa đang say sưa kể cho em nghe một câu chuyện mà thực ra em đã biết rồi.

b. Giờ trả bài kiểm tra, em đang rất vui vì nhận được điểm mười và lời khen ngợi của cô giáo thì Hồng bảo với em rằng bạn đang buồn vì bị điểm kém.

----------Còn tiếp-----------

Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án đạo đức 3 cánh diều (bản word)

Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Đạo đức 3 cánh diều, soạn Đạo đức 3 cánh diều

Tài liệu giảng dạy môn Đạo đức tiểu học

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay