Đáp án Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 1: Ôn tập
File đáp án Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 1: Ôn tập. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)
ÔN TẬP
Câu 1: Bạn đã đọc hiểu các văn bản truyện thần thoại Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung, bằng cách điền vào Phiếu học tập được kẻ vào vở theo mẫu:
Trả lời:
Văn bản Các đặc điểm chính | Thần Trụ trời | Prô-mê-tê và loài người | Cuộc tu bổ lại các giống vật | |
Không gian, thời gian | Thuở ấy, chưa có thế gian, chưa có muôn vật và loài người Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp Đá thành núi hoặc đảo Đất thành gò , thành đống | Thế gian chỉ có các vị thần Mặt đất mênh mông nhưng vắng vẻ | Lúc sơ khởi, trước khi tạo ra con người | |
Nhân vật | Thần Trụ trời | Prô-mê-tê, Ê-pi-mê-tê, U-ra-nôx, Gai-a,con người,.. | Ngọc Hoàng, ba vị Thiên Thần, chó, vịt, các loài chim khác,.. | |
Cốt truyện | Thần Trụ trời tạo ra trời đất | Sự ra đời của con người và vạn vật | Nguồn gốc của các con vật | |
Nhận xét chung | Không gian, thời gian | Cả ba tác phẩm đều lấy bối cảnh trước khi tạp ra vạn vật. Thần Trụ trời là lúc trời đất chưa được tạo ra. Hai văn bản còn lại cùng là trước khi tạo tạo con người, muôn loài | ||
Nhân vật | Các nhân vật chính đều là những nhân vật trong trí tưởng tượng của con người, mang yếu tố kỳ ảo: Thần Trụ trời, Prô-mê-tê, Ngọc Hoàng, Ba vi Thiên thần | |||
Cốt truyện | Đều nói về nguồn gốc của vũ trụ, vạn vật |
Câu 2: Không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện có những điểm nào khác so với thể loại truyện dân gian bạn đã học
Trả lời:
Không gian, thời gian | Nhân vật | Cốt truyện |
- Bối cảnh trong truyện thần thoại thường khá rộng lớn, thường là hình ảnh thế giới, vũ trụ, một đất nước, thiên nhiên - Bối cảnh truyện dân gian thường là hình ảnh cuộc sống của nhân dân trong phạm vi làng xóm, rộng hơn thì là quần xã, đât nước | - Truyện thần thoại: nhân vật chính thường là những vị thần - Truyện dân gian: nhân vật thường là người nông dân, cùng với đó sẽ là tiên nữ, yêu quái hoặc các con vật được nhân hóa một các gần gũi, giản dị | - Truyện thần thoại: thường là sử dụng những yếu tố kỳ ảo, vượt giới hạn của loài người để giải thích về nguồn gốc của vữ trụ, vạn vật hay các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, lũ lụt, băng tuyết - Truyện dân gian: thường là những bài học về đạo đức, cách làm người trong cuộc sống và nội dung thường hướng đến cuộc sống của người dân |
Câu 3: Hãy kể lại một trong những truyện thần thoại mà bạn đã học và nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện đó.
Trả lời:
- Truyện Sơn Tinh,Thủy Tinh
Nhân vật chính : Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Sơn Tinh: một vị thần đến từ núi Tản Viên, chúa miền non cao ."'Vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây thì nổi lên từn dãy núi đồi, dời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước => tượng trưng cho sự đoàn kết và khát khao chống lại thiên tai của nhân ta, sức mạnh chinh phục tự thiên, đấu tranh với thiên tai.
- Thủy tinh: chúa vùng nước thẳm đến từ miền biển, có khả năng hô mưa gọi gió, khiến nước dâng lên => tượng trưng cho hiện tượng mưa bão, lũ lụt hay xảy ra ở đất nước chúng ta
Nhận xét: Dễ dàng tiếp cận người đọc, hình tượng nhân vật gần gũi. Nhân vật đươc xây dựng dựa trên những hình ảnh và hiện tượng thiên nhiên quen thuộc, dễ dàng giúp người đọc liên tưởng.
Câu 4:
- Qua bài học này, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể?
- Khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể, bạn cần lưu ý những điều gì?
Trả lời:
- Qua bài học này, tôi thấy được trước khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể cần phải:
- Xác định được mục đích nói , đối tượng nghe, không gian và thời gian nói
- Lập dàn ý
- Luyện tập, trình bày một cách khoa học
- Ta cần lưu ý
- Chuẩn bị: đọc trước truyện mà người nói sẽ giới thiệu, chuẩn bị trước những ý cần trao đổi, chuẩn bị giấy bút
- Lắng nghe, nắm bắt thông tin, ghi những câu hỏi , ý kiến muốn trao đổi
- Trao đổi, nhận xét, đánh giá.
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời bài 1: Ôn tập