Đáp án tự nhiên xã hội 3 kết nối tri thức Bài 28: Bề mặt Trái đất
File đáp án Tự nhiên xã hội 3 kết nối tri thức Bài 28: Bề mặt Trái đất. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 28. BỀ MẶT TRÁI ĐẤTMỞ ĐẦU
Câu hỏi: Hãy nói về quang cảnh thiên nhiên nói em sống.
Trả lời:
Nhà em nằm ở gần hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội. Mỗi sáng thức dậy chỉ cần ra ban công là em có thể nhìn ngắm được tháp Rùa nằm ở giữa hồ và hình ảnh mọi người đi tập thể dục vòng quanh hồ. Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với sự tích trả gươm của vua Lê Lợi và còn được coi là một biểu tượng của thủ đô.
KHÁM PHÁ
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát quả địa cầu, em hãy
- Chỉ đại dương và lục địa.
- Nhận xét diện tích của hai phần này.
Trả lời:
Trên quả địa cầu, phần màu xanh nước biển thể hiện đại dương, phần nâu đỏ và vàng thể hiện núi, đồi, cao nguyên, phần màu xanh lá cây thể hiện đồng bằng.
Đại dương chiếm diện tích nhiều hơn đồng bằng trên bề mặt Trái Đất.
Câu 2: Quan sát lược đồ hình 2, em hãy tìm và nói tên các châu lục, đại dương.
Trả lời:
Quan sát lược đồ hình 2:
Các châu lục châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
THỰC HÀNH
Câu hỏi: Quan sát quả địa cầu và chia sẻ với bạn:
- Từng châu lục tiếp giáp với các đại dương nào?
- Nước Việt Nam nằm ở châu lục nào? Châu lục đó tiếp giáp với đại dương nào?
Trả lời:
Từng châu lục tiếp giáp với đại dương:
- Châu Mĩ: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
- Châu Phi: Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
- Châu Âu: Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
- Châu Á: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
- Châu Đại Dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
- Châu Nam Cực: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương
Nước Việt Nam nằm ở châu Á, tiếp giáp với Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
KHÁM PHÁ
Câu 1: Quan sát hình 3 và chỉ núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, sông, hồ, biển.
Trả lời:
Học sinh chỉ núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, sông, hồ, biển ghi trong hình.
Câu 2: Quan sát hình 3 và hình 4, em hãy mô tả núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng dựa vào các từ gợi ý: cao, dốc, tương đối tròn, thoải, thấp, thường nhọn, bằng phẳng.
Trả lời:
Mô tả:
Núi: cao, thường nhọn.
Đồi: tương đối tròn, thoải.
Cao nguyên: dốc, bằng phẳng
Đồng bằng: thấp, bằng phẳng.
THỰC HÀNH
Câu 1: Hoàn thành các bảng theo gợi ý sau:
Trả lời:
| Núi | Đồi | |
Điểm giống | là dạng địa hình nhô cao | ||
Điểm khác | Độ cao | Trên 500m | Dưới 200m |
Đỉnh | Nhọn | Tương đối tròn | |
Sườn | Dốc | Thoải |
Cao nguyên | Đồng bằng | |
Điểm giống | Bề mặt tương đối bằng phẳng. | |
Điểm khác |
|
|
Câu 2: Quan sát từ hình 5 đến hình 11, chỉ và nói tên các dạng địa hình trên Trái Đất.
Trả lời:
Quan sát từ hình 5 đến hình 11:
Hình 5: Hồ
Hình 6: Sông
Hình 7: Núi
Hình 8: Cao nguyên
Hình 9: Đồi
Hình 10: Đồng bằng
Hình 11: Biển
VẬN DỤNG
Câu 1: Hãy kể tên một số núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, sông, hồ, biển mà em biết.
Trả lời:
Kể tên:
- Núi: núi Phan-xi-păng (Lào Cai), núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), núi Lang-biang (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh), núi Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế),...
- Đồi: đồi chè Mộc Châu (Sơn La), đồi chè Cầu Đất (Đà Lạt), đồi chè Tân Cương (Thái Nguyên),...
- Cao nguyên: cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), cao nguyên Pleiku (Gia Lai), cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng),...
- Đồng bằng: Đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long,...
- Sông: sông Hương, sông Mê-kông, sông Hồng, sông Thu Bồn, sông Bạch Đằng,...
- Hồ: hồ Tây (Hà Nội), hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), hồ Trúc Bạch (Hà Nội), hồ Xuân Hương (Đà Lạt),...
- Biển: biển Cửa Lò (Nghệ An), biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), biển Cửa Đại (Quảng Nam), biển Bãi Cháy (Quảng Ninh),...
Câu 2: Nơi em đang sống có những dạng địa hình nào? Hãy mô tả về địa hình nơi đó.
Trả lời:
Nơi em đang sống là đồng bằng. Đồng bằng rộng lớn, khá bằng phẳng, thấp, có hệ thống sông ngòi dày đặc, đất đai màu mỡ, thuận lợi để trồng lúa nước.
=> Giáo án TNXH 3 kết nối bài 28: Bề mặt trái đất