Giáo án TNXH 3 kết nối bài 28: Bề mặt trái đất

Giáo án bài 28: Bề mặt trái đất sách tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án TNXH 3 kết nối bài 28: Bề mặt trái đất

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 28. BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tìm và nói được tên các châu lục và đại dương trêm quả địa cầu.
  • Nêu được một số dạng địa hình của Trái Đất qua hình ảnh (video clip): đồng bằng, đồi núi, cao nguyên, sông, hồ, biển, đại dương.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.
  • Năng lực tự nhiên xã hội:
  • Năng lực nhận thức tự nhiên xã hội: Chỉ được vị trí của Viêt Nam trên quả địa cầu. Xác định dược nơi HS đang sống thuộc dạng dịa hình nào.
  • Năng lực sử dụng tự nhiên xã hội: Nêu được một số dạng địa hình của Trái Đất qua hình ảnh (video clip): đồng bằng, đồi núi, cao nguyên, sông, hồ, biển, đại dương.
  1. Phẩm chất
  • Có tinh thần yêu quê hương, đất nước.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV Tự nhiên xã hội 3, SGK Tự nhiên xã hội 3.
  • Quả địa cầu (theo nhóm)
  • Các bảng so sánh núi với đòi, cao nguyên với đồng bằng (theo nhóm)
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tự nhiên xã hội 3.
  • Bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV chiếu cho HS xem video giới thiệu về quang cảnh thiên nhiên Việt Nam để HS nắm được những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và yêu cầu HS ghi lại những địa danh được nhắc tới trong video.

https://www.youtube.com/watch?v=Au6LqK1UH8g

- GV mời một số HS trình bày bản ghi chép của mình và yêu cầu HS nêu cảm nhận sau khi xem xong video clip.

- GV nhận xét và đặt yêu cầu gợi mở cho HS: Mô tả vài nét về quang cảnh thiên nhiên nơi các em đang sống.  

- GV cho HS trả lời theo hiểu biết và cảm nhận của HS và chưa chốt đúng sai.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Như chúng ta đã biết, Việt Nam không chỉ đẹp bởi con người mà thiên nhiên Việt Nam cũng rất đẹp. Vậy chúng ta có tò mò nơi chúng ta đang sinh sống còn nhiều điều gì thú vị không? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 28. Bề mặt trái đất.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nêu tên các châu lực và đại dương trên quả địa cầu.

a. Mục tiêu: HS tìm và nói được tên các châu lục và đại dương trên quả địa cầu.

b. Cách tiến hành

- GV gọi một HS đọc to thông tin trong SGK và yêu cầu cả lớp quan sát địa cầu và thực hiện:

+ Dựa vào màu sắc, xác định lục đia và đại dương.

+ So sánh diện tích của hai phần này.

- GV mời HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét, yêu cầu HS đọc mục “Em có biết” để phân biệt lục địa và dại dương.

- GV chốt lại kiến thức.

 

Hoạt động 2: Vị trí Việt Nam trên quả địa cầu

a. Mục tiêu: HS tìm và chỉ được vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm cùng quan sát lược đồ hình 2 và thực hiện:

+ Chỉ và đọc tên 6 châu lục và 4 đại dương.

+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ

- GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm.

- GV nhận xét và chốt kiến thức.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

a. Mục tiêu:

- HS nói tên và chỉ đúng vị trí các châu lục và đại dương.

- HS chỉ và nói được vị trí của Việt Nam là nằm ở châu Á và thuộc đới nóng.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát quả địa cầu và thảo luận trả lời:

+ Từng châu lục tiếp giáp với đại dương nào?

+ Việt Nam nằm ở châu lục nào? Châu Á tiếp giáp với đại dương nào?

- GV mời đại diện các cặp đôi trình bày kết quả làm việc nhóm.

- GV chốt đáp án:

+ Sự tiếp giáp giữa các châu lục và các đai dương:

+ Việt Nam nằm ở châu Á, tiếp giáp với các dại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

- GV cho một vài HS đọc to nội dung chốt của ông Mặt Trời

 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhắc HS sưu tầm tranh ảnh và thông tin về các dạng địa hình: núi, cao nguyên, đồi, đồng bằng chuẩn bị cho tiết học sau.  

 

 

 

 

- HS quan sát, cảm nhận và ghi chép.

 

 

 

 

 

- HS trình bày bản ghi chép và chia sẻ cảm nhận. HS khác lắng nghe và bổ sung.

- HS suy nghĩ và mô tả.

 

 

- HS trình bày hiểu biết. Các HS khác lắng nghe và nhận xét.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe bạn đọc, tập trung quan sát và thực hiện theo cầu:

So sánh diện tích hai phần: đại dương chiếm ¾ diện tích bề mặt Trái Đất. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kể quả, các HS khác lắng nghe và bổ sung.

- HS lắng nghe và đọc thầm.

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và làm theo yêu cầu của GV:

+ 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực.

+ 4 đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

 

 

 

- HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm, 1 bạn hỏi 1 bạn trả lời.

 

 

- Các cặp HS trình bày kết quả, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

 

- HS đối chiếu đáp án và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc nội dung chốt, HS khác lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Xác định các dạng địa hình

a. Mục tiêu: HS xác định được các dạng địa hình núi, đồi, cao nguyên và đồng bằng.  

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát thật kĩ hình 3 trong SGK

-GV tổ chức cho HS các nhóm bàn thi tìm và chỉ các dạng địa hình: núi, đồi, cao nguyên, sông, hồ, biển. Nhóm bàn nào tìm và chỉ nhanh nhất thì sẽ được tuyên dương.

- GV nhận xét và chốt kiến thức.

 

Hoạt động 2: Mô tả các dạng địa hình

a. Mục tiêu: HS mô tả được các dạng địa hình núi, đồi, cao nguyên và đồng bằng. 

b. Cách tiến hành

- GV cho HS làm việc theo nhóm (4-5 HS) quan sát hình 3 và 4, phát cho mỗi nhóm những thẻ từ để mô tả các dạng địa hình: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng dựa vào các thẻ từ cho gợi ý: cao, dốc, tương đối tròn, thoải, thấp, thường nhọn, bằng phẳng.

- GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.

 

- GV nhận xét và chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát kĩ hình 3

 

 

 

 

 

- HS hào hứng tham gia thi đua.  

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình, trao đổi trong nhóm để ghép nối các thẻ từ vào mô tả dạng địa hình thích hợp

+ Núi – cao, dốc, thường nhọn

+ Đồi – thoải

+ Cao nguyên – dốc

+ Đồng bằng – thấp, bằng phẳng.

 

 

- HS nhóm đại diện lên báo cáo, HS nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

- Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và cha sẻ trước lớp.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay