Đáp án tự nhiên xã hội 3 kết nối tri thức Bài 29: Mặt trời, Trái đất , Mặt trăng
File đáp án Tự nhiên xã hội 3 kết nối tri thức Bài 29: Mặt trời, Trái đất , Mặt trăng . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 29. MẶT TRỜI TRÁI ĐẤT MẶT TRĂNGMỞ ĐẦU
Câu hỏi: Em thường nhìn thấy Mặt Trời, Mặt Trăng khi nào? Nói những điều em biết về Mặt Trời, Mặt Trăng.
Trả lời:
Em thường nhìn thấy Mặt Trời vào ban ngày và Mặt Trăng vào ban đêm.
Mặt Trời:
- Mặt Trời rất nóng, ánh sáng tỏa ra từ Mặt Trời rất chói lóa.
- Ánh sáng Mặt Trời hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên Trái Đất thông qua quá trình quang hợp, điều khiển khí hậu và thời tiết.
Mặt Trăng:
- Mặt Trăng tròn như một quả bóng lớn.
- Ánh sáng từ Mặt Trăng tỏa ra dịu mắt, không chói lóa như Mặt Trời.
- Mặt Trăng có nhiều hình dạng khác nhau: khi thì như cái lưỡi liềm, lúc thì tròn như cái đĩa,...
KHÁM PHÁ
Câu 1: Quan sát hình 1:
- Chỉ vị trí của Mặt Trời và Trái Đất.
- Cho biết hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
- Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
Trả lời:
Quan sát hình 1:
HS tự thực hiện.
Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh.
Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ ba.
Câu 2: Quan sát hình 2 và 3, em hãy:
- Chỉ, nói chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
- Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất quay cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo chiều nào?
Trả lời:
Quan sát hình 2 và 3:
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo theo một đường gần tròn. Trái Đất chuyển động quanh mình nó ngược chiều kim đồng hồ theo chiều từ Tây sang Đông.
- Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất chuyển động quanh mình nó ngược chiều kim đồng hồ.
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo chiều từ tây sang đông.
Câu 3: Chỉ và nói chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất trên hình 4.
Trả lời:
Chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất: ngược chiều kim đồng hồ theo chiều từ Tây sang Đông. Khi chuyển động, Mặt Trăng luôn hướng một mặt về Trái Đất.
THỰC HÀNH
Câu hỏi: hực hành theo gợi ý trong hình 5 và hình 6:
- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
- Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
Trả lời:
Học sinh thực hành theo gợi ý.
KHÁM PHÁ
Câu 1: Cùng Minh và Hoa thực hiện:
- Đóng cửa sổ hoặc kéo rèm cho phòng tối.
- Sử dụng đèn pin tượng trưng cho Mặt Trời chiếu vào quả địa cầu tượng trưng cho Trái Đất.
- Nhận xét phần sáng (ngày), phần tối (đêm) trên Trái Đất.
Trả lời:
HS thực hành trên lớp.
Câu 2: Vì sao toàn bộ bề mặt của Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng cùng một lúc?
Trả lời:
Toàn bộ bề mặt của Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng cùng một lúc vì: Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời không thể cùng một lúc chiếu sáng mọi nơi trên Trái Đất.
Câu 3: Quay địa cầu theo chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó, nhận xét sự thay đổi ngày và đêm của Việt Nam.
Trả lời:
Sự thay đổi ngày và đêm của Việt Nam khi quay địa cầu theo chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó là 24 giờ (một ngày đêm).
THỰC HÀNH
Câu hỏi: hực hành với quả địa cầu.
- Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu.
- Quay quả địa cầu theo chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó.
- Xác định khi nước ta là ngày thì những nước nào là đêm và ngược lại?
Trả lời:
- Học sinh xác định vị trí của Việt Nam.
- Quay quả địa cầu theo chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó thì khi nước ta là ngày thì Hoa Kỳ là đêm và ngược lại: Hoa Kỳ là ngày thì Việt Nam là đêm.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất ngừng quay?
Trả lời:
Khi Trái Đất ngừng quay thì sẽ có một mặt của Trái Đất luôn hướng về phía Mặt Trời cực nóng, một mặt chìm trong bóng tối siêu lạnh. Một ngày sẽ kéo dài 6 tháng. Sự sống chỉ có thể tiếp diễn tại vùng đất hẹp nơi chạng vạng giữa nửa tối và nửa sáng. Tuy nhiên, vùng này không cố định một chỗ mà sẽ di chuyển bởi Trái Đất vẫn quay quanh Mặt Trời.
Ngoài ra, từ trường của Trái Đất cũng yếu dần, làm nó không còn được bảo vệ khỏi các tia vũ trụ độc hại. Như vậy hầu như không còn cơ hội để sự sống có thể tồn tại trên Trái Đất.
=> Giáo án TNXH 3 kết nối bài 29: Mặt trời, trái đất, mặt trăng