Giáo án TNXH 3 kết nối bài 29: Mặt trời, trái đất, mặt trăng

Giáo án bài 29: Mặt trời, trái đất, mặt trăng sách tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án TNXH 3 kết nối bài 29: Mặt trời, trái đất, mặt trăng

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 29. MẶT TRỜI, TRÁI ĐẤT, MẶT TRĂNG (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chỉ và nói được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ, tranh ảnh.
  • Giải thích được ở mức độ đơn giản hiện tượng gày và đêm qua sử dụng mô hình hoặc video clip.
  • Nêu được Trái Đất là hành tinh của Mặt Trời, Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.
  • Năng lực tự nhiên xã hội:
  • Năng lực nhận thức tự nhiên xã hội: Trình bày và chỉ được chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời trên sơ đồ hoặc mô hình. Chỉ được chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất trên sơ đồ hoặc mô hình.
  • Năng lực sử dụng tự nhiên xã hội: Giải thích được mức độ đớn giản hiện tượng ngày và đêm qua sử dụng mô hình hoặc video clip.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, trái đất và các hệ hành tinh
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV Tự nhiên xã hội 3, SGK Tự nhiên xã hội 3.
  • Tranh ảnh trong SGK phóng to
  • Quả địa cầu, đèn pin
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tự nhiên xã hội 3.
  • Quả địa cầu, đèn pin
  • Giấy nhớ (hoặc băng dính)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV chiếu cho HS xem video bài hát về các hành tinh trong vũ trụ cho HS quan sát và tạo hứng thú cho buổi học

https://www.youtube.com/watch?v=ypyES8-4wTs

- GV chiếu một vài hình ảnh minh họa và yêu cầu HS quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

+ Em thường nhìn thấy Mặt Trời, Mặt Trăng khi nào?

+ Nêu những hiểu biết của em về Mặt Trời và Mặt Trăng.

+ Vì sao ban ngày trời sáng và ban đêm trời lại tối?

 

- GV mời một số HS nêu tự do hiểu biết của mình.

- GV nhận xét, chưa chốt đúng sai và kết luận: Mặt Trời và Mặt Trăng luôn đi song hành cùng nhau, tồn tại cùng với sự chuyển động của Trái Đất. Trong bài học hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau đi khám phá những điều thú vị của những hành tinh này nhé, để xem những hiểu biết vừa rồi của các em có chính xác hay không. Chúng ta bước vào Bài 29. Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định vị trí của Mặt Trời và Trái Đất

a. Mục tiêu: HS chỉ và nói được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ, tranh ảnh.  

b. Cách tiến hành

- GV chiếu cho HS quan sát hình 1 trong SGK và yêu cầu HS thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi:

+ Chỉ vị trí của Mặt Trời và Trái Đất.

+ Hệ Mặt Trời gồm mấy hành tinh?

+ Từ Mặt Tời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?

- GV mời một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc nhóm.

- GV nhận xét và chốt lại kiến thức, có thể giải đáp tên các hành tinh khác nêu như HS tò mò, nhưng không yêu cầu HS ghi nhớ.

 

Hoạt động 2: Xác định được chiều chuyển động của Trái Đất.

a. Mục tiêu: HS chỉ được chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.  

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 2, 3 và trả lời câu hỏi:

+ Chỉ chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.

+ Trái Đất chuyển động quanh mình nó theo chiều nào?

+ Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất chuyển động cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?

+ Hãy nêu nhận xét về chiều của hai chuyển động trên của Trái Đất.

- GV gọi một vài HS trình bày kết quả tìm hiểu của mình trước lớp.

- GV nhận xét và chốt: Ngoài chuyển động quanh mình nó, Trái Đất còn chuyển động quanh Mặt Trời. Traí Đất chuyển động quanh mình nó theo hướng từ tây sang đông (nếu nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất chuyển động theo hướng ngược chiều kim đồng hồ). Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời cũng theo hướng từ tây sang đông.

 

Hoạt động 3: Xác định chiều chuyển động của Mặt Trăng

a. Mục tiêu:

- HS chỉ được chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất trên sơ đồ.

- HS nêu được Trái Đất là hành tinh của Mặt Trời, Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát hình 4 trong SGK và thực hiện yêu cầu: Chỉ và nói chiều chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất.

- GV mời một số HS đứng lên trả lời tại chỗ.

- GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết” và đặt câu hỏi: Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất như thế nào?

- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và giải thích thêm: Từ Trái Đất, chúng ta luôn chỉ nhìn thấy một nửa của Mặt Trăng.

- GV vừa làm động tác mô tả chiều chuyển động vừa chốt kiến thức: Mặt Trăng quay quanh Trái Đất theo hướng từ trái qua phải theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, nếu nhìn từ trên (cực Bắc) xuống.

- GV đặt câu hỏi gợi mở bài học:

+ Vì sao Trái Đất được gọi là hành tinh trong hệ Mặt Trời?

+ Vì sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất?

- GV mời một số nhóm bạn trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi nhớ:

+ Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời nên gọi là hành tinh (hành = chuyển động, tinh = sao)

+ Do Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất nên gọi là vệ tinh của Trái Đất.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: HS thực hành vui vẻ, tự tin và thực hiện đúng chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất, chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.

b. Cách tiến hành

Bước 1: Làm mẫu

Thực hành Mặt Trăng quay quanh Trái Đất:

- GV bố trí chỗ rộng để HS có thể chơi giống hình 5 và 6:

- GV gọi 2 HS, một bạn trong vai Trái Đất, một bạn trong vai Mặt Trăng và hướng dẫn các em làm mẫu trước lớp. Bạn Trái Đất quay tại chỗ, bạn Mặt Trăng quay nhưng luôn quay về Trái Đất. GV lưu ý hỗ trợ để HS quay đúng chiều: Từ trái qua phải theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, nếu nhìn từ trên xuống.

 

Thực hành Trái Đất chuyển động quanh mình nó và quanh Mặt Trời:

- GV gọi 2 HS, một bạn trong vai Mặt Trời đứng yên tại chỗ (song trên thực tế, Mặt Trời cũng luôn chuyển động), một bạn trong vau Trái Đất. Bạn Trái Đất cầm thêm quả địa cầu.

- GV hướng dẫn các em làm mẫu trước lớp. Bạn Trái Đất vừa đi vừa quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. GV lưu ý hỗ trợ để HS quay đúng chiều: Từ trái qua phải theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, nếu nhìn từ trên xuống.

 

Bước 2: HS thực hành theo nhóm:

- GV tổ chức cho HS ra ngoài lớp học chơi theo nhóm hai chyển động đã được xem và hướng dẫn trên lớp.

- GV nhận xét và khen ngợi tinh thần tham gia của HS.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung chốt của ông Mặt Trời.

 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhắc HS về nhà:

+ Quan sát Mặt Trăng xem hình dạng của Mặt Trăng như thế nào.

+ Chuẩn bị quả địa cầu, đèn pin, giấy nhớ (hoặc băng sinh) để mang tới lớp trong tiết học sau.  

 

 

 

 

- HS xem video và cảm nhận.

 

 

 

- HS quan sát hình và trả lời:

+ Em thường nhìn thấy Mặt Trời vào ban ngày, còn nhìn thấy Mặt Trăng vào ban đêm.

+ Mặt Trời có màu vàng, tỏa ra những tia nắng ấm áp và gay gắt, giải phóng năng lượng cho nhiều quá trình của sự sống,... Mặt Trăng có màu trắng, tùy theo ngày mà tròn hoặc khuyết, thường xuất hiện đi kèm với các vì sao,...

+ Ban ngày trời sáng do ánh sáng Mặt Trời được tỏa ra và khuếch tán bầu khí quyển, còn ban đêm trời tối vì không được Mặt Trời chiếu sáng.

 

 

 

- HS nêu hiểu biết của bản thân và chia sẻ trước lớp, các HS khác lắng nghe và bổ sung.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình, thảo luận và trả lời:

+ Hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh.

+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ ba.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhóm trình bày kết quả, nhóm HS khác lắng nghe và bổ sung.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình, ghi các câu trả lời ra vở:

+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo chiều từ tây sang đông.

+ Trái Đất chuyển động ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống.

+ Chiều của hai chuyển động trên: cùng chiều từ tây -> đông.

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả, HS khác lắng nghe và bổ sung.

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình 4 và chỉ ra: Mặt Trăng quay quanh Trái Đất theo chiều từ tây sang đông. Nếu nhìn từ cực Bắc xuống. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất ngược chiều kim đồng hồ.

 

- HS đứng lên trả lời, các HS khác lắng nghe và nhận xét.  

- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: Mặt Trăng luôn hướng một mặt về phía Trái Đất.

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi gợi mở, HS khác lắng nghe và bổ sung.

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

- HS quan sát GV và ghi nhớ lời chốt.

 

- HS suy nghĩ, thảo luận trả lời với bạn bên cạnh.

 

 

 

- HS nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

- HS chăm chú lắng nghe GV hướng dẫn.

 

 

- HS chăm chú lắng nghe GV hướng dẫn.

 

- HS di chuyển ra ngoài và tham gia trò chơi.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS đọc nội dung và ghi nhớ.

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ thực hiện

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay