Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 cánh diều CĐ 2 Bài 1: Ý tưởng chia để trị

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Tin học 11 - Khoa học máy tính bộ sách cánh diều CĐ 2 Bài 1: Ý tưởng chia để trị. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án tin học 11 theo định hướng khoa học máy tính cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học 11 Khoa học máy tính cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

 

CHUYÊN ĐỀ 2. THỰC HÀNH THIẾT KẾ THUẬT TOÁN THEO KĨ THUẬT CHIA ĐỂ TRỊ

BÀI 1. Ý TƯỞNG CHIA ĐỂ TRỊ

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được ý tưởng kĩ thuật chia để trị và thu hẹp phạm vi tìm kiếm.
  • Hiểu được một số bài toán sử dụng kĩ thuật chia để trị.
  • Cài đặt được thuật toán tìm kiếm nhị phân bằng vòng lặp.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động trong giao tiếp, tự tin phát biểu ý kiến của bản thân về ý tưởng chia để trị.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập Chuyên đề môn Tin học 11 – Khoa học máy tính qua việc tìm hiểu ý tưởng chia để trị.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng các kiến thức giải quyết được các vấn đề liên quan.

Năng lực riêng:

  • Năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông: Xác định được ý tưởng kĩ thuật chia để trị và thuật toán Tìm kiếm nhị phân.
  • Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học: Biết được ý tưởng chia để trị vẫn thường xuất hiện trong các sự vật, sự việc ta gặp hàng ngày.

'2. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập; tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
  • Trách nhiệm: tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, sách CĐHT, SGV Tin học 11 – Khoa học máy tính bộ Cánh diều.
  • Máy tính cá nhân có cài đặt phần mềm mô phỏng thuật toán, máy chiếu, màn hình chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • Vở ghi, sách CĐHT Tin học 11 – Khoa học máy tính bộ Cánh diều.
  • Tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Dẫn dắt đưa ra vấn đề để học sinh suy nghĩ khơi gợi hứng thú học tập, làm quen với kĩ thuật chia để trị.
  3. b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  4. c) Sản phẩm: Gợi ý câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Khởi động trang 24 sách CĐHT:

Trong sách Tin học 7, em đã được học thuật toán tìm kiếm nhị phân. Thuật toán này là một kĩ thuật thu hẹp phạm vi tìm kiếm trong phương pháp chia để trị. Em hãy quan sát dãy 9 số được sắp xếp tăng dần sau:

4 7 8 20 21 22 36 77 81

Số 21 ở vị trí chính giữa của dãy, các số bên trái của số 21 luôn nhỏ hơn 21 và các số bên phải của số 21 luôn lớn hơn 21. Do đó nếu muốn tìm một số x nhỏ hơn 21 thì chỉ cần thu hẹp phạm vi tìm kiếm vào một nửa của dãy, theo em đó là nửa dãy bên trái hay nửa dãy bên phải của số 21?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS đọc SGK, thực hiện công não để có câu trả lời cho các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 1. Ý tưởng chia để trị.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số ví dụ về đệ quy

  1. a) Mục tiêu: Biết được ý tưởng chia để trị vẫn thường xuất hiện trong các sự vật, sự việc ta gặp hàng ngày.
  2. b) Nội dung: HS thảo luận, đọc sách CĐHT trang 24-27 tìm hiểu hai nội dung:

- Bài toán Bổ dưa và đếm số hạt dưa.

- Bài toán Tìm địa điểm du lịch.

  1. c) Sản phẩm: Ví dụ về sự vật, sự việc, hiện tượng hàng ngày mang ý tưởng chia để trị, gợi ý trả lời câu hỏi phần Hoạt động trang 24,26 sách CĐHT.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu bài toán Bổ dưa và đếm số hạt dưa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, nghiên cứu sách CĐHT và trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 24:

Hai mô tả sau đây chỉ ra phương pháp hiệu quả giải quyết bài toán bổ và đếm số hạt dưa bằng ý tưởng kĩ thuật chia để trị. Em hãy tìm hiểu bài toán sau đây và rút ra ý tưởng chủ đạo của kĩ thuật chia để trị để giải quyết bài toán.

- GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ để đưa đến kết luận cách giải quyết bài toán thể hiện ý tưởng chia để trị, bao gồm ba bước: Chia, Trị và Kết hợp.

- GV kết luận về cách giải quyết bài toán trên thể hiện ý tưởng chia để trị.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm hiểu thông tin sách CĐHT, thực hiện nhiệm vụ và thảo luận trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS báo cáo.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Ý tưởng kĩ thuật chia để trị

a. Bài toán Bổ dưa và đếm số hạt dưa

- Việc cộng dồn số hạt của các miếng dưa ở lượt sau giúp Thanh An biết được số hạt của mỗi miếng dưa ở lượt trước và tổng số hạt của quả dưa. Ở đây, Thanh An bổ đôi từng miếng dưa giúp giải quyết mục tiêu thứ nhất là ước lượng hai nửa đều nhau. Tiếp theo, Thanh An cộng dồn số hạt mỗi miếng ngược theo thứ tự bổ giúp giải quyết mục tiêu thứ hai và thứ ba là kiểm tra xem số hạt từng nửa chia có đều nhau hay không và đếm tổng số hạt trong quả dưa.

 

*Kết luận

- Cách giải quyết bài toán trên thể hiện ý tưởng chia để trị, bao gồm 3 bước:

1. Chia: Chia bài toán ban đầu (phức tạp) thành hai hoặc nhiều bài toán con. Tiếp tục chia mỗi bài toán con thành các bài toán con đơn giản hơn nữa và cứ như thế cho đến khi đạt được các bài toán con dù đơn giản mà chúng được giải quyết một cách dễ dàng.

2. Trị: Giải quyết các bài toán con (một cách đệ quy), kết quả là các lời giải của các bài toán con.

3. Kết hợp: Kết hợp các lời giải của các bài toán con để có được lời giải của bài toán ban đầu.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu bài toán Tìm địa điểm du lịch

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, nghiên cứu sách CĐHT và trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 26:

Trong các bài toán tìm kiếm trên một không gian xác định, thu hẹp dần phạm vi tìm kiếm là một kĩ thuật của ý tưởng chia để trị. Em hãy tìm hiểu bài toán sau đây và cho biết ý tưởng chia để trị được thể hiện trong kĩ thuật thu hẹp phạm vi tìm kiếm.

- GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ để nhận thấy sau từng bước, không gian địa điểm cần tìm kiếm giảm đi rõ rệt.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về kĩ thuật thu hẹp dần phạm vi tìm kiếm.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi Thực hành (SCĐ – tr27)

Với bài toán tìm địa điểm du lịch, em hãy đảo thứ tự các tiêu chí, thay đổi một số tiêu chí tìm địa điểm du lịch và quan sát các kết quả trong gian để thu được kết quả cuối cùng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm hiểu thông tin sách CĐHT, thực hiện nhiệm vụ và thảo luận trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS báo cáo.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

b. Bài toán Tìm địa điểm du lịch

- Việc giới hạn dần phạm vi tìm kiếm địa điểm như vậy giúp Thanh An tìm ra địa điểm dễ dàng hơn nhiều so với việc ghép lần lượt từng địa điểm trên cả bản đồ vào các tiêu chí của mình đặt ra. Cách làm này thể hiện hai đặc điểm:

1. Thu hẹp không gian tìm kiếm của bài toán để đưa về bài toán nhỏ hơn.

2. Giải quyết bài toán nhỏ bằng cách tiếp tục thu hẹp không gian tìm kiếm bài toán để đưa về bài toán nhỏ hơn cho đến khi đạt được giá trị cần tìm.

 

*Kết luận

- Thu hẹp dần phạm vi tìm kiếm là một kĩ thuật của chia để trị. Kĩ thuật này được áp dụng trong các bài toán có thể loại bỏ đi những phần không gian tìm kiếm mà chắc chắn nghiệm của bài toán không nằm trong đó để giảm bớt độ phức tạp tính toán của thuật toán.

Hoạt động 2: Tìm hiểu thuật toán Tìm kiếm nhị phân

  1. a) Mục tiêu: Nêu được thuật toán tìm kiếm nhị phân.
  2. b) Nội dung: HS thảo luận, đọc sách CĐHT trang 28-30, tìm hiểu về các bài toán tìm kiếm nhị phân.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời các bài toán và thực hành để rút ra nội dung thuật toán Tìm kiếm nhị phân.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và đặt vấn đề: Tìm kiếm nhị phân là một thuật toán cơ bản trong kĩ thuật thu hẹp phạm vi tìm kiếm của phương pháp chia để trị.

- GV đặt câu hỏi: Ý tưởng của thuật toán là gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, nghiên cứu và trả lời Bài toán 1 và nội dung Thực hành.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, nghiên cứu và trả lời Bài toán 2 và nội dung Thực hành.

- GV cho HS thực hành trên máy và kiểm thử với các bộ dữ liệu mẫu và bộ dữ liệu tự tạo thêm.

- GV kết luận về thuật toán Tìm kiếm nhị phân.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm hiểu thông tin sách CĐHT, thực hiện nhiệm vụ và thảo luận trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS báo cáo.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Thuật toán Tìm kiếm nhị phân

- Tìm kiếm nhị phân là một thuật toán cơ bản trong kĩ thuật thu hẹp phạm vi tìm kiếm của phương pháp chia để trị.

- Thuật toán tìm kiếm nhị phân trên dãy số sắp xếp tăng dần.

- Ý tưởng của thuật toán là tìm kiếm một phần tử bằng cách chia dãy làm hai nửa, loại bỏ nửa dãy chắc chắn không chứa phần tử cần tìm, chỉ tìm kiếm trong nửa dãy còn lại.

- Tìm kiếm nhị phân là một thuật toán của chia để trị để thu hẹp phạm vi tìm kiếm. Tại mỗi bước lặp, phạm vi tìm kiếm vị giảm một nửa.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về ý tưởng chia để trị.
  3. b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi liên quan đến ý tưởng chia để trị.
  4. c) Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi liên quan đến ý tưởng chia để trị.
  5. d) Tổ chức thực hiện

 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k
  • Giáo án powerpoint: 350k
  • Trọn bộ word + PPT: 600k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học 11 Khoa học máy tính cánh diều đủ cả năm

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. THỰC HÀNH THIẾT KẾ THUẬT TOÁN THEO KĨ THUẬT ĐỆ QUY

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. THỰC HÀNH THIẾT KẾ THUẬT TOÁN THEO KĨ THUẬT CHIA ĐỂ TRỊ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. THỰC HÀNH THIẾT KẾ THUẬT TOÁN THEO KĨ THUẬT DUYỆT

Chat hỗ trợ
Chat ngay