Giáo án điện tử bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu
Bài giảng điện tử lịch sử 7 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 7 kết nối tri thức
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Quan sát Hình 1 – Tượng Hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ (742-814) SGK tr.9, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Em có biết tại sao ở nhiều nước châu Âu ngày nay vẫn giữ tượng đài tưởng niệm Hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ không?
- Ông đã có công lao gì mà được tôn vinh như thế? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về vị hoàng đế này.
Bài 1:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Quá trình hình thành phong kiến xã hội ở Tây Âu
- Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu
- Sự ra đời của Thiên chúa giáo
- Sự xuất hiện và vai trò của thành thị trung đại
- Quá trình hình thành phong kiến xã hội ở Tây Âu
- Quan sát sơ đồ Hình 2 –SGK tr.10 và trả lời câu hỏi:
Em hãy cho biết lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào?
- Sự hình thành của lãnh chúa phong kiến và nông nô:
- Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những quý tộc thị người Giéc-man (thông qua việc chiếm nhiều ruộng đất của chủ nô La Mã và được phong tước vị) và quý tộc La Mã quy thuận chính người Giéc Man (họ được giữ lại ruống đất).
- Nông nô được hình thành từ nô lệ (được giải phóng) và nông dân tự do (mất ruộng đất).
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1:
Hãy cho biết những nét chính về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu:
Xâm chiếm La Mã, lập ra những vương quốc man tộc như: Vương quốc của người Ăng-glo Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng,…
Các quý tộc thị người Giéc-man chiếm nhiều ruộng đất của các chủ nô La Mã, được phong tước trở thành các lãnh chúa phong kiến.
Nông dân tự do bị mất ruộng đất.
Các nô lệ được giải phóng.
- Những nông nô nhận được ruộng đất từ lãnh chúa và có trách nhiệm nộp tô thuế cho lãnh chúa.
- Quan hệ giữa lãnh chúa phong kiến với nông nô là quan hệ bóc lột.
- Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ mất, Vương quốc Phơ-răng bị phân chia thành ba vương quốc, chính thức xác lập chế độ phong kiến ở các nước này (về sau trở thành Pháp, Đức, I-ta-li-a).
- Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu
- Quan sát Hình 3 –SGK tr.10,11 và trả lời câu hỏi:
Nêu những đặc điểm chính của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu.
- Những đặc điểm chính của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu:
- Là đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của Tây Âu cho đến thế kỉ IX
- Là khu đất rộng lớn thuộc sở hữu của một lãnh chúa, bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
- Kinh tế chủ đạo của lãnh địa là nông nghiệp, tự cấp, tự túc, ít trao đổi với bên ngoài.
- Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, tòa án, thuế khóa, tiền tệ, hệ thống đo lường riêng.
Quan sát Hình 4 - SGK tr.11 và trả lời câu hỏi:
Trình bày mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến.
- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là quan hệ bóc lột bằng địa tô: lao dịch, tô hiện vật, tô tiền.
LÃNH CHÚA
- Lãnh chúa phong kiến bóc lột sức lao động của nông nô và chi phối mọi mặt đời sống của nông nô.
NÔNG NÔ
- Nông nô là lực lượng sản xuất chính, phải nhận ruộng từ lãnh chúa và nộp tô thuế cho lãnh chúa.
- Sự ra đời của Thiên chúa giáo
- Quan sát Hình 5 – SGK tr.11 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày sự ra đời của Thiên chúa giáo.
- Thiên chúa giáo ra đời vào đầu Công nguyên, ở vùng Giê-ru-sa-lem (ngày nay thuộc Pa-le-xtin).
- Đến thế kỉ IV, từ chỗ bị cấm đoán, Thiên chúa giáo trở thành quốc giáo của đế quốc La Mã.
- Sang thời phong kiến, Thiên chúa giáo thống trị ở đời sống chính trị, văn hóa, tư tưởng ở Tây Âu.
- Sự xuất hiện và vai trò của thành thị trung đại
- Quan sát Hình 6, hình 7 SGK tr12, 13 và thảo luận nhiệm vụ:
THẢO LUẬN NHÓM
- Nhóm 1: Phân tích nguyên nhân ra đời thành thị trung đại.
- Nhóm 2: Phân tích đời sống kinh tế của cư dân thành thị trung đại.
- Nhóm 3: Phân tích vai trò của thành thị đối với châu Âu thời trung đại.
- Nguyên nhân ra đời thành thị trung đại:
- Do thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi. Thợ thủ công có thể bán các sản phẩm của mình làm ra để trao đổi lương thực, thực phẩm.
à Do đó họ tự do hơn, có thể bỏ trốn hoặc chuộc thân phận tự do thoát khỏi sự kìm kẹp của các lãnh chúa lãnh địa.
- Nguyên nhân ra đời thành thị trung đại:
- Thợ thủ công sau khi được tự do đã tìm đến những nơi đông người qua lại: bến sông, bên cạnh các nhà thờ ,...để cùng sản xuất và buôn bán hàng hóa.
- Dần dần xuất hiện các thị trấn, sau trở thành thành phố hay thành thị trung đại.
- Một số thành thị được phục hồi từ những thành thị cổ đại hoặc do lãnh chúa lập ra trên đất của lãnh địa để thu thuế của thợ thủ công và thương nhân.
Vai trò của thành thị đối với châu Âu thời trung đại:
LUYỆN TẬP
- Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây
Câu 1: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ:
- A. Quý tộc Giéc-man.
- Quý tộc La Mã.
- Quý tộc các nước phương Tây.
- Cả A và B đều đúng.
Câu 2: Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ mất, Vương quốc Phơ-răng chính thức xác lập chế độ phong kiến ở các nước:
- A. Đức, Mỹ, Hà Lan.
- Tây Ban Nha, Pháp, Đức.
- C. Pháp, Đức, I-ta-li-a.
- Áo, Bỉ, Tây Ban Nha.
Câu 3: Cư dân thành thị lập ra các phường hội thủ công và các thương hội để:
- Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa.
- Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa.
- Phát triển nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa.
- Giúp đỡ, tương trợ nhau, hạn chế sự sách nhiễu của lãnh chúa.
Câu 4: Trường Đại học Bô-lô-na – một trong những trường đại học nổi tiếng được thành lập từ thời trung đại thuộc quốc gia nào ngày nay?
- A. Pháp
- B. I-ta-li-a
- C. Đức
- D. Áo
VẬN DỤNG
- “Thành thị giống như những bông hoa rực rỡ nhất của Châu Âu thời trung đại”. Em hãy tìm dẫn chứng trong bài học để chứng minh cho ý kiến trên.
- Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa.
- Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.
- Thành thị mang lại bầu không khí tự do, cởi mở, nhiều thành tựu văn hóa dần nảy nở và phát triển về sau.
- Tìm hiểu và cho biết một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại (các thành phố, trường đại học...) còn được bảo tồn, gìn giữ và phát triển đến ngày nay.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Hoàn thành các bài tập phần vận dụng.
- Học và chuẩn bị bài mới: Bài 2 – Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 7 kết nối tri thức
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)