Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 7 kết nối

Dưới đây là tài liệu giáo án hệ thống kiến thức địa lí 7 kết nối tri thức. Tài liệu này được xây dựng bao gồm: ôn tập kiến thức lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận, đáp án đầy đủ chi tiết sẽ giúp thấy cô ôn tập cho học sinh kiến thức môn Địa lí 6 một cách có hệ thống. Bộ tài liệu này được xây dựng là sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức và có file word tải về được.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 7 kết nối
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 7 kết nối
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 7 kết nối
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 7 kết nối
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 7 kết nối
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 7 kết nối
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 7 kết nối
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 7 kết nối
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 7 kết nối
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 7 kết nối
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 7 kết nối

Một số tài liệu quan tâm khác


CHƯƠNG 5: CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC

------------------------------------------------------------

KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

Sơ đồ 1: Châu Đại Dương và châu Nam Cực

I. Châu Đại Dương

Vị trí địa lí, phạm vi châu Đại Dương

- Vị trí: nằm cách biệt với các châu lục khác, ở phía tây nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam.

- Kích thước và hình dạng: bờ biển ít bị chia cắt nên lục địa Ô-xtrây-li-a có dạng hình khối rõ rệt, từ bắc xuống nam dài hơn 3 000 km và từ tây sang đông, nơi rộng nhất khoảng 4 000 km.

Địa hình và khoáng sản

- Lục địa Ô-xtrây-li-a có ba khu vực địa hình bao gồm:

+ Phía tây: sơn nguyên Tây

Ô-xtrây-li-a, có nhiều sa mạc, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp.

+ Ở giữa: vùng đồng bằng Trung Tâm, độ cao dưới 200 m, bề mặt có nhiều bãi đá, đồng bằng cát.

+ Phía đông: dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a, cao trung bình 800 - 1 000 m, sườn đông đốc, sườn tây thoải.

- Lục địa Ô-xtrây-li-a có các loại khoáng sản:

+ than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên ở dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a;

+ sắt, vàng, đồng, bô-xít, ni-ken ở phía sơn nguyên Tây Ô-xtrây-i-a.

Khí hậu

- Đại bộ phận lãnh thổ thuộc đới nóng. Khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam và từ đông sang tây.

- Dải bờ biển hẹp phía bắc lục địa: khí hậu cận xích đạo, nhìn chung nóng, ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa trung bình từ 1 000 - 1 500 mm/năm.

- Khí hậu nhiệt đới chiếm phần lớn diện tích lục địa, có sự khác biệt từ đông sang tây:

+ Sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều. Thời tiết mát mẻ. Lượng mưa từ 1 000 - 1 500 mm/năm.

+ Từ sườn tây của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa: khí hậu nhiệt đới lục địa khắc nghiệt. Độ ẩm rất thấp, ít mưa (ở trung tâm, lượng mưa đưới 250 mm/năm). Mùa hạ nóng, mùa đông tương đối lạnh.

- Dải đất hẹp phía nam lục địa: khí hậu cận nhiệt đới. Mùa hạ nóng, mùa đông ấm áp. Lượng mưa dưới 1 000 mm/năm.

- Phía nam của đảo Ta-xma-ni-a có khí hậu ôn đới.

Sinh vật

- Sinh vật: không đa dạng về thành phần loài nhưng có nhiều nét đặc sắc, mang tính địa phương cao.

- Các loài thực vật bản địa nổi bật là keo ,bạch đàn, riêng bạch đàn.

- Giới động vật rất phong phú, độc đáo, đặc sắc nhất là hơn 100 loài thú có túi, nổi bật là gấu túi, đà điểu Ô-xtrây-li-a, thú mỏ vịt, chuột túi.

Dân cư

- Có ít dân sinh sống (25,5 triệu người, năm 2020), mật độ dân số thưa (3 người/km2).

- Dân cư phân bố không đều: tập trung ở các vùng duyên hải phía đông, đông nam, tây nam, các vùng khác hầu như không có người.

- Mức độ đô thị hoá rất cao, tỉ lệ dân thành thị là 86% (năm 2020).

- Có nhiều người nhập cư đến từ mọi châu lục (đặc biệt là lao động chất lượng cao).

- Các thành phố lớn ở Ô-xtrây-li-a chủ yếu nằm ở ven biển phía đông và phía nam Ô-xtrây-li-a.

Một số vấn đề lịch sử và văn hóa của Ô-xtrây-li-a

- Người bản địa sinh sống trên lục địa Ô-xtrây-li-a từ rất lâu, khoảng 10 000 năm trước.

- Từ năm 1901, Ô-xtrây-li-a trở thành nhà nước liên bang, độc lập trong khối Liên hiệp Anh.

- Ô-xtrây-li-a là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hoá. Cộng đồng dân cư đa sắc tộc cùng sinh sống, gồm nhiều nét văn hoá khác nhau cùng tổn tại, nhiều ngôn ngữ khác nhau cùng được sử dụng.

Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a.

- Khai thác thiên nhiên trong sản xuất nông nghiệp:

+ Chăn nuôi gia súc (đặc biệt là cừu) được chú trọng phát triển phù hợp với điều kiện khô hạn, đồng cỏ thưa. Kết hợp cả hình thức chăn nuôi truyền thống (chăn thả) và chăn nuôi hiện đại (sử dụng công nghệ cao trong các trang trại).

+ Trồng trọt gồm cả hình thức quảng canh (với cây ưa khô, chịu hạn) và hình thức thâm canh ở các nông trại.

+ Sản phẩm nông nghiệp được chế biến và xuất khẩu.

+ Các vấn đề được quan tâm trong nông nghiệp: bảo vệ nguồn nước; chống hạn hán, nhiễm mặn.

- Khai thác khoáng sản có vai trò quan trọng nhưng tốc độ khai thác đã giảm, đồng thời phát triển công nghiệp chế tạo.

- Du lịch rất phát triển nhằm khai thác lợi thế về thiên nhiên, văn hoá,....

II. Châu Nam Cực

Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

- Năm 1820, hai nhà hàng hải người Nga là Bê-linh-hao-den và La-da-rép đã phát hiện ra lục địa Nam Cực.

- Năm 1900, nhà thám hiểm người Na-uy là Boóc-rơ-grê-vim đã đặt chân tới lục địa Nam Cực.

- Ngày 14/12/1911, nhà thám hiểm A-mun-sen người Na Ủy (cùng các đồng đội) tới được điểm cực Nam của Trái Đất.

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện.

Vị trí địa lí

- Nằm trong phạm vi phía nam của vòng cực Nam, xung quanh là đại dương, cách xa các châu lục khác.

- Châu Nam cực nằm gần như hoàn toàn trong đới lạnh => Có khí hậu lạnh giá quanh năm.

Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình: tương đối bằng phẳng, được coi là một cao nguyên băng khổng lồ, 98% bể mặt bị phủ bởi băng. Độ cao trung bình lớn nhất trong các châu lục với độ cao hơn 2 040 m.

- Khí hậu:

+ Lạnh và khô nhất thế giới

+ Nhiệt độ không vượt quá 0°C

+ Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, vùng ven biển chỉ dưới 200 mm/năm; vào sâu trong lục địa, lượng mưa, tuyết rơi càng thấp.

+ đây là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

- Sinh vật:

+ rất nghèo nàn, chỉ ở ven lục địa mới có một số loài thực vật bậc thấp (rêu, địa y, tảo, nấm) và một vài loài động vật chịu được lạnh (chim cánh cụt, chim biển, hải cấu,...).

+ Giới động vật ở vùng biển phong phú hơn trên lục địa, nổi bật là cá voi xanh.

Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu

- Thiên nhiên châu Nam Cực có tính nhạy cảm cao nên dễ bị thay đổi khi có biến đổi khí hậu.

- Đến cuối thế ki XXI, nhiệt độ ở châu Nam Cực sẽ tăng 0,5°C, lượng mưa cũng tăng lên, mực nước biển sẽ dâng thêm 0,05 - 0,32m.

- Hệ quả:

+ Nhiều hệ sinh thái sẽ mất đi nhưng lại xuất hiện các đồng cỏ ở vùng ven biển.

+ Lớp băng phủ ở vùng trung tâm sẽ dày thêm do có nước mưa cung cấp.

 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Châu Đại dương nằm giữa hai đại dương nào?

A. Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương

B. Ấn Độ Dương – Đại Tây Dương

C. Đại Tây Dương – Bắc Băng Dương

D. Bắc Băng Dương – Thái Bình Dương

Câu 2: Trong số các loài vật dưới đây, loài nào là biểu tượng cho châu lục Ô-xtrây-li-a?

A. Gấu

B. Chim cánh cụt

C. Khủng long

D. Cang-gu-ru

Câu 3: Khí hậu của lục địa Ôxtraylia thuộc đới nào?

A. Đới lạnh

B. Đới nóng

C. Đới ôn hoà

D. Xích đạo

Câu 4: Xét về diện tích, châu Đại Dương xếp thứ mấy thế giới?

A. Thứ 3

B. Thứ 4

C. Thứ 5

D. Thứ 6

Câu 5: Dân cư của Ôxtraylia tập trung đông ở đâu?

A. duyên hải phía đông

B. đảo Mêlanedi

C. đảo Micronedi

D. đảo Niu Di len

Câu 6: Người đầu tiên đến được điểm cực Nam của Trái Đất là nàh thám hiểm thuộc quốc gia nào?

A. Thuỵ Điển

B. Phần Lan

C. Na Uy

D. Mĩ

Câu 7: Khí hậu châu Nam Cực có đặc điểm:

A. khô và lạnh nhất thế giới

B. khô và nóng

C. ôn hoà, mát mẻ

D. lạnh và ẩm nhất thế giới

Câu 8: Châu lục nào là có lượng nước ngọt lớn nhất Trái Đất?

A. Châu Đại Dương

B. Châu Nam Cực

C. Châu Á

D. Châu Âu

Câu 9: Châu Nam Cực không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Ấn Độ Dương

B. Thái Bình Dương

C. Đại Tây Dương 

D. Ấn Độ Dương

Câu 10: Châu Nam Cực bao gồm:

A. Lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.

B. Lục địa Nam Cực

C. Châu Nam Cực và các đảo ven bờ

D. Một khối băng khổng lồ thống nhất.

II. Phần tự luận

Câu 1: Dựa vào bản đồ hình 1, hãy xác định vị trí các khu vực địa hình, khoáng sản của Ô-xtrây-li-a.

Câu 2: Trình bày các đặc điểm địa hình, khí hậu của châu Nam Cực.

 

Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 7 kết nối
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 7 kết nối

THÔNG TIN GIÁO ÁN:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án hệ thống kiến thức bao gồm: Kiến thức lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)

Từ khóa: Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 7 kết nối, Ôn luyện và nắm chắc kiến thức Địa lí 7

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay