Giáo án điện tử bài 1: quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu

Bài giảng điện tử lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint bài 1: quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử bài 1: quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu
Giáo án điện tử bài 1: quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu
Giáo án điện tử bài 1: quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu
Giáo án điện tử bài 1: quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu
Giáo án điện tử bài 1: quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu
Giáo án điện tử bài 1: quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu
Giáo án điện tử bài 1: quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu
Giáo án điện tử bài 1: quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu
Giáo án điện tử bài 1: quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu
Giáo án điện tử bài 1: quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu
Giáo án điện tử bài 1: quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu
Giáo án điện tử bài 1: quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 7 chân trời sáng tạo

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY

KHỞI ĐỘNG

  • Quan sát bản đồ đế chế La Mã và thực hiện hoạt động nhóm

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI

Năm 476, La Mã sụp đổ. Trên phần lớn lãnh thổ của đế chế La Mã, nhiều quốc gia mới ra đời, đặt nền tảng cho sự hình thành xã hội phong kiến Tây Âu thời trung đại. Điều gì xuất hiện trong đầu khi em nghĩ về xã hội phong kiến Tây Âu?

BÀI 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
  2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu
  3. Thành thị Tây Âu trung đại
  4. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo
  5. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

Giới thiệu chung

Từ đầu thế kỉ IV, đế chế La Mã cổ đại suy yếu bị chia thành hai phần Tây La Mã và Đông La Mã. Cuộc xâm chiếm của các bộ tộc Giéc-man làm tình hình trở nên hỗn loạn.

  • Quan sát Lược đồ 1.2: Xác định tên và vị trí các vương quốc tương đương phạm vi đế chế La Mã

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI

Đọc thông tin SGK tr.8, 9 và trả lời câu hỏi:

  • Người Giéc-man đã làm gì khi tràn vào lãnh thổ của đế chế La Mã.
  • Trình bày những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu.

- Khi tràn vào lãnh thổ của đế chế La Mã, người Giéc-man đã chiếm đất đai, phế truất hoàng đế La Mã.

à Năm 476, chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã sụp đổ. Nhiều vương quốc của Giéc-man ra đời lần lượt ở Tây Âu (trước đó thuộc Tây La Mã).

- Sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu:

+ Từ thế kỉ VI – IX: Vương quốc Phơ-răng làm chủ vùng Tây lục địa.

à Xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành, xuất hiện giai cấp lãnh chúa phong kiến và nông nô.

- Sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu:

+ Từ thế kỉ VI – IX: Vương quốc Phơ-răng làm chủ vùng Tây lục địa.

à Xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành, xuất hiện giai cấp lãnh chúa phong kiến và nông nô.

+ Quý tộc quân sự và quý tộc tăng lữ hợp thành giai cấp thống trị (giàu có, nhiều quyền lực). Nô lệ được giải phóng, nông dân tự do dần bị mất hết ruộng đất, trở thành nông nô, lệ thuộc vào lãnh chúa.

  • Xã hội phong kiến Tây Âu đã hình thành vào thế kỉ IX.

Mở rộng kiến thức

  • Từ thế kỉ VI trở đi, các cuộc chiến tiếp tục diễn ra giữa các vương quốc của người Giéc-man.
  • Xã hội phong kiến Tây Âu dần dần được hình thành cùng với những cuộc chiến tranh đó.
  • Sau mỗi chiến thắng, nhà vua ban những vùng đất đai rộng lớn cho các tướng lĩnh thân cận, lập thành những lãnh địa, đồng thời phong cho họ các tước vị như công tước, hầu tước, bá tước,...
  • Hiệp sĩ là tầng lớp thấp nhất trong thứ tự đẳng cấp phong kiến Tây Âu nhưng lại đông đảo nhất.
  • Phổ biến trong thời trung đại là hình ảnh hiệp sĩ cưỡi ngựa, mặc áo giáp, đeo phù hiệu của lãnh địa.
  • Họ phục vụ, xông pha trận mạc, đấu kiếm tay đôi trong danh dự. Họ là những chiến binh sẵn sàng chết để bảo vệ tôn chủ của mình, bảo vệ cái thiện chống lại cái ác, hào hiệp, sẵn sàng tha thứ, nhã nhặn và tôn thờ phụ nữ.
  • Ngày nay, hiệp sĩ vẫn là một danh hiệu được Nữ hoàng Anh ban tặng dành cho những người có đóng góp cho sự thịnh vượng và phát triển chung của nước Anh.

Những sự kiện đó diễn ra trên vùng đất tương đương với những quốc gia nào ngày nay ở châu Âu?

  1. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu

Giới thiệu chung

Đến giữa thế kỉ IX, những vùng đất đai rộng lớn đã bị các quý tộc biến thành những khu đất của riêng họ, được quyền cha truyền con nối - gọi là lãnh địa phong kiến.

  • Thảo luận nhóm đôi và trình bày đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu.

Đặc điểm của lãnh địa phong kiến:

  • Là khu đất của riêng họ, được quyền cha truyền con nối - gọi là lãnh địa phong kiến. Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính - kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về một lãnh chúa.
  • Lãnh chúa có toàn quyền trên vùng đất đai của họ, có quân đội riêng và tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa của họ.
  • Lãnh chúa xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh.

Đặc điểm của lãnh địa phong kiến:

  • Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Hầu hết mọi thứ cần dùng đều do nông nô tự sản xuất trong lãnh địa.
  • Đời sống kinh tế trong lãnh địa khép kín, tự cung tự cấp.

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI

Hãy mô tả đời sống của lãnh chúa và nông nô qua hình ảnh trong ấn phẩm Lịch cầu nguyện của công tước Be-ri.

Đời sống của lãnh chúa và nông nô:

  • Lãnh chúa:
  • Không phải lao động, chỉ luyện tập cung kiếm, đi săn.
  • Bóc lột nông nô bằng địa tô và thuế do họ tự đặt ra.
  • Nông nô:
  • Lệ thuộc vào lãnh chúa về thân phận và ruộng đất.
  • Canh tác trên khu đất lãnh chúa cho thuê.
  • Nộp tô sau mỗi vụ thu hoạch sản phẩm.

=> Quan hệ xã hội chính trong xã hội phong kiến Tây Âu là quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô – lãnh chúa bóc lột nông nô bằng địa tô.

Quan sát Sơ đồ cấu trúc xã hội phong kiến Tây Âu thời trung đại

  1. Thành thị Tây Âu trung đại

Hoàn cảnh ra đời thành thị trung đại:

  • Thế kỉ XI, sản xuất thủ công nghiệp trong các lãnh địa phát triển, dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm.
  • Một số thợ thủ công tìm cách thoát ra khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn, dùng tiền chuộc lại thân phận.

à Họ tập trung ở những nơi có đông người qua lại để bán hàng và lập xưởng sản xuất.

à Các thị trấn nhỏ bắt đầu xuất hiện, dần dần trở thành những thành phố lớn gọi là thành thị trung đại.

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm 1: Phân tích vai trò của thành thị trên lĩnh vực kinh tế.

Nhóm 2: Phân tích vai trò của thành thị trên lĩnh vực chính trị.

Nhóm 3: Phân tích vai trò của thành thị trên lĩnh vực văn hoá.

Vai trò của thành thị trung đại:

Về kinh tế:

  • Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong thành thị phá vỡ kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển.
  • Những hội chợ bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ XI, nổi tiếng nhất là hội chợ Săm-pa-nhơ (Pháp).

Về chính trị:

  • Nhiều thành thị ở Anh, Pháp, Tây Ban Nha ủng hộ các vị vua tập quyền, xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền.

Về văn hóa:

  • Mang lại không khí tự do và nhu cầu mở mang tri thức cho mọi người.
  • Lập ra nhiều trường đại học.
  1. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo
  • Thiên đại ở chúa giáo ra đời ở đâu, khi nào ?
  • Thiên chúa giáo đã phát triển và có vai trò như thế nào vào thời kì trung Tây Âu?
  • Thiên Chúa giáo ra đời từ thế kỉ I ở Pa-le-xtin.
  • Ban đầu, Thiên Chúa giáo là tôn giáo của những người nghèo khổ, bị áp bức.
  • Đến thế kỉ IV, Thiên Chúa giáo đã được hoàng đế La Mã công nhận và có một vị trí vững chắc trong xã hội.
  • Đứng đầu Giáo hội Thiên Chúa giáo là Giáo hoàng, người có quyền lực chính trị, ảnh hưởng đến sự cai trị của các vị vua.
  • Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XII, Giáo hoàng còn đem quân đi tàn phá, cướp bóc Pa-le-xtin.
  • Hầu hết người dân Tây Âu đều là giáo dân. Nhà thờ trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá, nơi diễn ra các nghi thức quan trọng trong cuộc sống của họ.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, chiến tranh liên tiếp diễn ra, Vương quốc nào đã dần dần làm chủ cả vùng Tây Âu lục địa?

  1. Vương quốc Tây Gốt
  2. Vương quốc Văng Đan
  3. Vương quốc Phơ – răng
  4. Vương quốc Ăng-glô Xác-xông

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến ở Tây Âu:

  1. Là đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của Tây Âu cho đến thế kỉ IX.
  2. Là khu đất rộng lớn thuộc sở hữu của một lãnh chúa.
  3. Các lãnh địa có chung quân đội, luật pháp, tòa án, thuế khóa, tiền tệ, hệ thống đo lường.
  4. Kinh tế chủ đạo của lãnh địa là nông nghiệp, tự cấp, tự túc, ít trao đổi với bên ngoài.

Câu 3: Quan hệ xã hội chính trong xã hội phong kiến ở Tây Âu là:

  1. Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô.
  2. Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô.
  3. Quan hệ giữa quý tôc tăng lữ và nông dân tự do bị mất hết ruộng đất.
  4. Quan hệ giữa thủ lĩnh quân sự và nông nô.

Câu 4: Trường Đại học Bô-lô-na – một trong những trường đại học nổi tiếng được thành lập từ thời trung đại thuộc quốc gia nào ngày nay?

  1. Pháp
  2. I-ta-li-a
  3. Đức
  4. Áo

Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự ra đời của Thiên chúa giáo?

  1. Thiên Chúa giáo ra đời từ thế kỉ I ở Pa-le-xtin.
  2. Đứng đầu là Giáo hoàng, người có quyền lực chính trị, ảnh hưởng đến sự cai trị của các vị vua.
  3. Nhà thờ trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá trong cuộc sống của người dân Tây Âu.
  4. Một bộ phận nhỏ người dân Tây Âu là giáo dân.

LUYỆN TẬP

Em hãy hoàn thành bảng tóm tắt những đặc điểm của lãnh địa và thành thị Tây Âu trung đại theo mẫu dưới đây:

  • Những đặc điểm của lãnh địa và thành thị Tây Âu trung đại

VẬN DỤNG

Hãy sưu tâm thông tin, tìm hiểu về hội chợ Tây Âu thời trung đại và hiện tại. Trên cơ sở đó, viết một đoạn văn ngắn mô tả vệ một hội chợ tuyên thông ở Tây Âu.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học

Làm bài tập Bài 1 SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử

Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE BÀI GIẢNG

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 7 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Xem thêm các bài khác

CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KÌ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KÌ X ĐẾN ĐẦU THẾ KÌ XVI

Chat hỗ trợ
Chat ngay