Giáo án điện tử bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu âu

Bài giảng điện tử địa lí 7 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu âu. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu âu
Giáo án điện tử bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu âu
Giáo án điện tử bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu âu
Giáo án điện tử bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu âu
Giáo án điện tử bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu âu
Giáo án điện tử bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu âu
Giáo án điện tử bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu âu
Giáo án điện tử bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu âu
Giáo án điện tử bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu âu
Giáo án điện tử bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu âu
Giáo án điện tử bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu âu
Giáo án điện tử bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu âu

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử địa lí 7 kết nối tri thức

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Quan sát những hình ảnh sau và dựa vào những hiểu biết của bản thân, em hãy nêu một số vấn đề về môi trường được các nước châu Âu quan tâm.

BÀI 3:

KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Vấn đề bảo vệ môi trường
  2. Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học
  3. Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu

PHẦN 1: VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  1. Bảo vệ môi trường không khí

Các em hãy đọc thông tin mục 1a, quan sát Hình 1 – SGK tr.104 và trả lời câu hỏi:

  • Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở châu Âu là gì?
  • Các quốc gia ở châu Âu đã thực hiện những giải pháp nào để cải thiện chất lượng không khí?
  • Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở châu Âu:
  • Hoạt động sản xuất công nghiệp.
  • Tiêu thụ năng lượn
  • Vận tải đường bộ.
  • Những giải pháp để cải thiện chất lượng không khí ở châu Âu:
  • Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.
  • Giảm khí thải CO2 vào khí quyển bằng cách đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao.
  • Đầu tư phát triển công nghệ xanh, năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng hóa thạch.
  • Đối với thành phố, giảm lượng xe lưu thông, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ.

Một số biện pháp cải thiện chất lượng không khí

Sử dụng các phương tiện công cộng

Sử dụng các năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường như pin mặt trời, tuabin gió,…

Các em hãy đọc thông tin mục 1b – SGK tr.104 và trả lời câu hỏi:

  • Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.
  • Tăng cường, kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp.
  • Xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
  • Kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển.
  • Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước.

PHẦN 2: VẤN ĐỀ BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC

Các em hãy đọc thông tin mục 2, quan sát Hình 2 – SGK tr.105 và trả lời câu hỏi:

  • Hãy trình bày vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu.
  • Đa dạng sinh học ở châu Âu rất được các nước chú trọng, bảo vệ.
  • Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước được bảo tồn tương đối tốt.
  • Các nước châu Âu đã ban hành nhiều chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững, giảm thiếu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất để bảo vệ sự đa dạng sinh học.

PHẦN 3 : VẤN ĐỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Các em hãy đọc thông tin mục 3, quan sát Hình 3 – SGK tr.106 và

trả lời câu hỏi:

  • Em hãy cho biết những hậu quả mà châu Âu bị ảnh hưởng liên tiếp bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan?
  • Các nước châu Âu đã có những hành động gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?
  1. Hậu quả
  • Các đợt nắng nóng bất thường xảy ra ở các nước Bắc Âu.
  • Nắng nóng gây ra những trận cháy rừng tàn khốc ở một số quốc gia Nam Âu.
  • Mưa lũ gây hậu quả nghiêm trọng tại một số quốc gia ở Tây và Trung Âu.
  1. Hành động
  • Trồng và bảo vệ rừng giúp giảm thiểu khí CO2 và giảm nguy cơ lũ lụt, chống hạn hán.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như năng lượng gió, mặt trời, sóng biển, thủy triều.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Đâu không phải là giải pháp cải thiện chất lượng không khí ở các quốc gia châu Âu?

  1. Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển
  2. Xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
  3. Đầu tư phát triển công nghệ xanh, năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng hóa thạch.
  4. Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao.

Câu 2: Trước đây, môi trường nước ở châu Âu bị ô nhiễm là do

  1. Các chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
  2. Hoạt động tiêu thụ năng lượng.
  3. Hoạt động vận tải đường bộ.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Đâu không phải là chính sách bảo vệ đa dạng sinh học của các quốc gia châu Âu?

  1. Ít nhất 30% khu vực tiếp giáp biển sẽ được đưa vào diện bảo vệ đặc biệt.
  2. Ban hành chính sách bảo vệ, phát triển rừng bền vững.
  3. Giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng.
  4. Giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất.

Câu 4: Trong những năm gần đây, châu Âu bị ảnh hưởng liên tiếp bởi các hiện tượng cực đoan nào?

  1. Mưa lũ
  2. Nắng nóng
  3. Cháy rừng
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5. Mục tiêu chung của các nước châu Âu vào năm 2030 là:

  1. Bảo vệ các hệ sinh thái.
  2. Giảm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
  3. 30% khu vực tiếp giáp biển sẽ được đưa vào diện bảo vệ đặc biệt.
  4. Ban hành chính sách bảo vệ môi trường nước.

Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở

VẬN DỤNG

Đề bài: Tìm hiểu về việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở một số quốc gia châu Âu.

Yêu cầu:

  • Thông tin thu thập được bao gồm bài viết và hình ảnh.
  • Nếu là bài viết dài, cần tóm tắt các ý chính.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học và tìm hiểu về việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở một số quốc gia châu Âu.
  • Làm bài tập trong Sách bài tập Địa lí 7.
  • Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Liên minh châu Âu.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử địa lí 7 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay