Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 10 chân trời Bài 10: Ô nhiễm môi trường
Tải giáo án điện tử Chuyên đề học tập Vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 10: Ô nhiễm môi trường. Bộ giáo án chuyên đề được thiết kế sinh động, đẹp mắt. Thao tác tải về đơn giản, dễ dàng sử dụng và chỉnh sửa. Thầy, cô kéo xuống để xem chi tiết.
Xem: => Giáo án vật lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
















Xem toàn bộ: Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo
CHÀO MỪNG CẢ LỚP ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
YÊU CẦU
Chia lớp thành 6 nhóm học sinh và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nhóm 1, 2, 3
Khai thác và sử dụng nhiên liệu hoá thạch
Nhóm 4, 5, 6
Khai thác và sử dụng năng lượng hạt nhân
NỘI DUNG BÀI HỌC
1
Một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường
2
Biến đổi khí hậu
1
MỘT SỐ TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
a) Khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Nêu những ảnh hưởng tiêu cực của việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch quá mức.
Trả lời
Những ảnh hưởng tiêu cực của việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch quá mức:
- Việc đốt các nhiên liệu hóa thạch khiến tình trạng ô nhiễm không khí thêm nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người
Trả lời
- Khai thác than đá làm hủy hoại toàn bộ thảm thực vật, gây sói mòn đất và làm mất nơi cư ngụ của nhiều sinh vật
- Đất đá thừa và nước thải mà các quặng mỏ thải ra trong quá trình khai thác làm ô nhiễm môi trường đất và nước xung quanh
- Khai thác dầu thô ngoài biển tác động tiêu cực đến đị chất của thềm lục địa
- Các sự cố rò rỉ dầu thô làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và hệ sinh thái môi trường biển
Trả lời
- Các sản phẩm từ dầu thô như xăng, dầu diesel khi được sử dụng tạp ra các khí thảo độc hại như CO2, SO2, góp phần và sự nóng lên toàn cầu
Trả lời
- Rò rỉ khí thiên nhiên tạo ra hiệu ứng nhà kính làm tăng khả năng bức xạ, góp phần gây ra sự nóng lên toàn cầu.
- Khai thác khí tự nhiên gây sụt lún khi vực xung quanh mỏ, ảnh hưởng đến hệ thống cống rãnh
- Các hoạt động hằng ngày của con người như: đốt rơm rạ, sử dụng bếp than hoặc bếp củi,... cũng sinh ra các khí gây ô nhiễm môi trường
- Các chất CO2, SO2, NO2, NO, và các kim loại nặng và đặc biệt là bụi mịn gây bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư cho con người.
Giải thích tại sao việc sử dụng và khai thác nhiên liệu hóa thạch đã tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người
Trả lời
- Khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hủy hoại toàn bộ thảm thực vật, xói mòn đất, mất nơi cư trú của nhiều sinh vật.
- Nước thải quặng mỏ trong quá trình khai thác và xử lí nguyên liệu khai thác gây ô nhiễm đất và nước xung quanh.
- Sự cố rò rỉ dầu gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
- Quá trình tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch phát thải lượng lớn khí thải độc hại như cacbon dioxit (CO2), sunfua dioxit (SO2),… phát thải các kim loại nặng, bụi mịn gây bệnh tim mạch, hô hấp cho con người và góp phần làm nóng lên toàn cầu.
- Rò rỉ khí thiên nhiên trong quá trình khai thác góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính.
- Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch quá mức gây phát thải lượng lớn sunfua dioxit (SO2) và các oxide của nitrogen (NOx) là nguyên nhân chính gây ra mưa acid.
Theo em, nồng độ pH trong nước mưa acid có giá trị khoảng bao nhiêu? Tìm hiểu những cơn mưa acid đã từng xảy ra ở Việt Nam.
Khoảng 5,6
Hiện tượng mưa mù gây cay xót mắt, đau rát da, cổ họng, cháy lá cây non xảy ra tại thành phố Bắc Giang ngày 24/10/2014
Mưa acid tại bán đảo Cà Mau năm 1998
Hiện nay mưa acid đang tăng lên đáng kể tập trung chủ yếu gồm các thành phố lớn.
Trình bày những tác hại của mưa acid đến hệ sinh thái
Trả lời
Những tác hại của mưa acid đến hệ sinh thái:
- Nước mưa acid gây bỏng da con người và sinh vật khi tiếp xúc trực tiếp.
- Nước mưa acid bào mòn lớp màng bảo vệ trên lá, gây “cháy” lá, làm giảm khả năng quang hợp của cây, giảm năng suất cây trồng.
- Mưa acid huỷ hoại thảm thực vật, làm cây và mẩm thực vật chết khô.
- Nước mưa acid phá huỷ các di tích đá vôi, đá cẩm thạch, thắng cảnh,...
Những địa phương nào của Việt Nam đã từng có mưa acid? Những tác hại của các trận mưa acid này là gì?
Trả lời
Đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và lập bản đồ phân bố lắng đọng acid ở Việt Nam” do Cơ quan chủ trì Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Ngô Thị Vân Anh vào năm 2015 cho thấy mưa acid xảy ra ở nhiều nơi với nhiều mức độ khác nhau:
Miền Bắc
Cúc Phương 44%, Bắc Giang 37%, Thái Nguyên 40%, Việt Trì 30%.
Miền Trung
Vinh 60%, Huế 47%, Đà Lạt 35%, Nha Trang 31%, Pleiku 32%.
Miền Nam
Tây Ninh 37% và Cần Thơ 35%.
(Các số liệu ở trên là số phần trăm chiếm bởi số lần mua acid xuất hiện trong tổng số lần mua được đo tại các trạm quan trắc)
- Những tác hại của các trận mưa acid:
Gây ngứa, rát da khi tiếp xúc với nước mưa
Nước mưa làm cháy lá cây non
Nước mưa làm xuống cấp bề mặt các công trình xây dựng
Giải thích nguyên nhân xuất hiện của mưa acid
Trả lời
- Đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí)
- Hoạt động công nghiệp, nhà máy nhiệt điện
- Khai khoáng, giao thông vận tải
Thải ra SO₂ (Sulfur dioxide) và NOₓ (Oxide của nitrogen)
SO₂ + H₂O → H₂SO₄ (Acid sulfuric)
NOₓ + H₂O → HNO₃ (Acid nitric)
Phản ứng hóa học:
- Các hạt axit hòa vào nước mưa
- Giảm pH nước mưa
- Gây mưa axit
Trả lời
Liệt kê một số hạt nhân có tính chất phóng xạ và một số loại bức xạ mà em biết.
- Một số hạt nhân có tính chất phóng xạ: uranium – 235, radon – 222, thorium – 232, polonium – 210, bismuth – 209.
- Một số loại bức xạ: bức xạ alpha, bức xạ beta, bức xạ gamma.
Trả lời
Em đã bao giờ nhìn thấy biển báo như trong Hình 10.8 chưa? Nó xuất hiện ở đâu?
Biển báo đó thường xuất hiện ở các phòng chụp X - quang của bệnh viện.
Trả lời
Theo em, có phương pháp nào can thiệp đến quá trình phân rã phóng xạ tự nhiên hay không?
Không có phương pháp nào can thiệp đến quá trình phân rã phóng xạ tự nhiên.
Quan sát Hình 10.9 và mô tả một số tác hại của phóng xạ.
Trả lời
Một số tác hại của phóng xạ ở Hình 10.9:
- Phá hủy các công trình, gây nhiễm xạ trên một khu vực rộng lớn (Hình 10.9a, 10.9b)
- Tổn thương bề mặt da nghiêm trọng (Hình 10.9c)
- Hủy hoại tế bào, để lại di chứng lâu dài trên cơ thể (Hình 10.9d)
- Biến đổi gen ảnh hưởng đến di truyền ở cả người và động vật (Hình 10.9e)
Quan sát Hình 10.10 và đề xuất giải pháp để giảm thiểu tác hại của khí phóng xạ tự nhiên.
Giải pháp để giảm thiểu tác hại của khí phóng xạ tự nhiên:
- Kiểm tra nồng độ phóng xạ tự nhiên tại nơi ở và nơi làm việc 3 tháng/lần.
Trả lời
Quan sát Hình 10.10 và đề xuất giải pháp để giảm thiểu tác hại của khí phóng xạ tự nhiên.
- Tăng cường thông khí, pha loãng không khí trong khu vực nhà ở, nơi làm việc với không khí ngoài trời bằng cách lắp đặt thông gió.
- Làm sạch không khí bằng than hoạt tính hoặc các phương pháp lọc khí khác.
Trả lời
YÊU CẦU
Hoạt động nhóm dựa vào thông tin ở mục 2 SCĐ, tư liệu sách, báo, internet,... xây dựng một sản phẩm video truyền thông phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu, giải pháp hạn chế và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Thảo luận nhóm và trình bày những ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu đến đời sống tại địa phương nơi em ở.
Nắng nóng kéo dài
Rét đậm rét hại
Ngập úng do mưa lớn kéo dài
Cho một số ví dụ khác về một số sự kiện liên quan đến các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Việt Nam.
Rét đậm, rét hại từ ngày 22 - 27 /01/2016, lần đầu có mưa tuyết ở Ba Vì, Hà Nội.
Năm 2018 lũ lớn tại thượng nguồn sông Cửu Long, triều cường vượt mốc lịch sử tại các tỉnh ở Nam Bộ.
Năm 2020 hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh ở miền Tây Nam Bộ.
3
SUY GIẢM TẦNG OZONE
Lập nhóm với bạn gần nhất, hệ thống hoá kiến thức phần này bằng sơ đồ tư duy, trả lời các câu hỏi thảo luận và luyện tập trong thời gian 20 phút.
Tại sao phân tử ozone (O3) nặng hơn các phân tử oxygen (O2) nhưng lại được hình thành ở tầng bình lưu của khí quyển mà không phải ở các tầng thấp hơn?
Sự hình thành ozone ở tầng bình lưu
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo