Kênh giáo viên » Vật lí 10 » Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo

Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo

Vật lí 10 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Vật lí 10 chân trời sáng tạo

PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

BÀI 5. CHUYỂN ĐỘNG TỔNG HỢP (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức:
  • Viết được công thức tính vận tốc tổng hợp: Vận tốc tuyệt đối bằng tổng vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.
  • Biết xác định độ dịch chuyển tổng hợp.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và học tập: Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về vận tốc, tốc độ để giải quyết vấn đề.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; có tinh thần tôn trọng ý kiến bạn học, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

- Năng lực môn vật lí:

  • Năng lực nhận thức vật lí: Xác định được độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng công thức tính vận tốc, tốc độ.
  1. Phẩm chất:

+ Trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực.

+ Tích cực tìm tòi sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • Sách giáo khoa
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng, kích thích sự tò mò cho HS trước khi vào bài học mới.
  2. Nội dung:

GV tổ chức cho HS ôn lại kiến thức cũ liên quan đến độ dịch chuyển và vận tốc. 

+ GV yêu cầu HS thảo luận về câu hỏi mở đầu bài học

+ GV đặt vấn đề gợi ý để bắt đầu bài mới.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1: Ôn lại kiến thức liên quan đến độ dịch chuyển và vận tốc.

- GV chia lớp thành những nhóm 4 -5 HS, mỗi nhóm GV sẽ phát cho một cái bảng phụ để ghi câu trả lời.

- GV yêu cầu HS viết những kiến thức liên quan đến độ dịch chuyển và vận tốc vào bảng phụ trong thời gian 5 phút

- HS thảo luận nhóm, sau 5 phút treo bảng có câu trả lời lên.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận về câu hỏi mở đầu bài học

CH: Bạn C đứng yên trên sân ga vẫy tay tiễn bạn A và bạn B trên tàu hỏa. Khi tàu chạy, bạn C thấy bạn B đang chuyển động ra xa trong khi bạn A lại thấy bạn B đứng yên trên tàu. (Hình 5.1). Tại sao?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện trao đổi nhóm, thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

NV1:

+ Tốc độ trung bình:  với  là độ biến thiên thời gian

+ Tốc độ tức thời là tốc độ trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ, diễn tả sự nhanh chậm của chuyển động tại mỗi thời điểm.

+ Độ dịch chuyển chính là độ biến thiên tọa độ của vật: d =  =

+ Vận tốc trung bình:  =

+ Độ lớn vận tốc tức thời chính bằng tốc độ tức thời.

NV2: Bạn C thấy bạn B đang chuyển động trong khi đó bạn A lại thấy bạn B đứng yên, sở dĩ như vậy là do phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.Cụ thể là:

+ Bạn C chọn sân ga làm mốc, khi tàu chạy thì tàu sẽ dần đi xa sân ga nên sẽ thấy bạn B ngồi trên tàu cũng chuyển động ra xa.

+ Bạn A lại chọn toa tàu làm mốc nên khi tàu chạy, thì bạn A và B cùng chuyển động theo tàu nên A sẽ không thấy B đứng yên.

Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

Từ câu hỏi mở đầu bài học, ta có thể thấy một vật có thể xem là đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào việc chọn hệ quy chiếu, ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn tính chất chuyển động của một vật thông qua bài học này. Chúng ta đi vào bài học Bài 5. Chuyển động tổng hợp.

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT VẬT LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay

BÀI 12.

CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT TRONG CHẤT LƯU.

NỘI DUNG BÀI HỌC

Chuyển động rơi của vật

Sự phụ thuộc của lực cản không khí vào hình dạng vật.

  1. Chuyển động của vật rơi trong trường trọng lực đều khi có lực cản của không khí.

Em hãy cho biết khi vật chuyển động rơi thì:

  • Sẽ có những lực nào tác động lên vật?
  • Đại lượng nào của vật sẽ thay đổi theo thời gian?
  • Khi vật chuyển động rơi, vật sẽ bị tác động bởi trọng lực và lực cản của không khí.
  • Tốc độ rơi của vật sẽ thay đổi theo thời gian hay nói cách khác là đại lượng gia tốc sẽ thay đổi.
  • Như vậy khi vật chuyển động rơi sẽ liên quan đến sức cản của không khí, em có muốn biết thêm điều gì xoay quanh vấn đề này không?
  • Khi vật chuyển động rơi sẽ liên quan đến sức cản của không khí, vậy thì: sức cản của không khí có ảnh hưởng đến tốc độ rơi của vật không? Nếu có thì sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Thảo luận nhóm

Thảo luận 1: Dựa vào đồ thị ở hình 12.2, phân tích tính chất chuyển động của vật trong những khoảng thời gian: từ 0 - ;  và từ thời điểm  trở đi.

Trả lời

Phân tích tính chất chuyển động của vật trong những khoảng thời gian

  • Khoảng thời gian từ 0-  : chuyển động nhanh dần đều. Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực cản của không khí, tuy nhiên lực cản rất bé so với trọng lực.
  • Khoảng thời gian từ  : chuyển động nhanh dần không đều. Độ lớn lực cản tăng đáng kể và liên tục tăng khi vật rơi.
  • Khoảng thời gian từ  trở đi : chuyển động đều với tốc độ giới hạn không đổi. Lực cản cân bằng với trọng lực.

→ Khi xuất hiện lực cản của chất lưu, chuyển động rơi của vật không còn là chuyển động nhanh dần đều nữa mà sẽ trải qua 3 giai đoạn khác nhau.

Thảo luận 2: Quan sát hình 12.1, vẽ vectơ lực cản của dầu tác dụng lên viên bi và mô tả chuyển động của viên bi khi được thả không vận tốc đầu vào dầu.

  • Mô tả chuyển động của viên bi: Chuyển động của viên bi sẽ trải qua 3 giai đoạn:
  • Giai đoạn 1: Nhanh dần đều trong một khoảng thời gian rất ngắn. Hệ chịu tác dụng của trọng lực, lực đẩy Archimedes và lực cản của chất lưu (dầu). Tuy nhiên trong thời gian đầu, độ lớn lực cản rất bé so với trọng lực.
  • Giai đoạn 2: Nhanh dần không đều. Độ lớn lực cản tăng khi tốc độ rơi của hệ tăng lên nhưng trọng lực vẫn lớn hơn lực cản và lực đẩy Archimedes.
  • Giai đoạn 3: Chuyển động đều với tốc độ giới hạn không đổi. Lực cản cân bằng với trọng lực.
  • Lực cản của chất lưu được biểu diễn như thế nào? Và nó phụ thuộc vào yếu tố nào của vật?
  • Lực cản của chất lưu được biểu diễn bởi một lực đặt tại trọng tâm vật, cùng phương và ngược chiều với chiều chuyển động của vật trong chất lưu.
  • Lực cản này phụ thuộc vào hình dạng vật.
  • Quan sát Hình 12.3, mô tả chuyển động của vận động viên nhảy dù từ khi bắt đầu nhảy khỏi máy bay đến khi chạm đất. Phân tích lực tác dụng lên dù trong từng giai đoạn chuyển động

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Bộ trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ MÔN VẬT LÍ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Mục tiêu nghiên cứu của Vật lí là gì?

A. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

B. Áp dụng phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết vào môn vật lí.

C. Tìm được quy luật tổng quát nhất chi phối sự biến đổi và vận hành của vật chất năng lượng.

D. Cả 3 đáp án trên. 

 

Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là gì?

A. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

B. Áp dụng phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết vào môn vật lí.

C. Tìm được quy luật tổng quát nhất chi phối sự biến đổi và vận hành của vật chất năng lượng.

D. Cả 3 đáp án trên. 

 

Câu 3: Có tất cả bao nhiêu phương pháp chính trong nghiên cứu vật lí?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

 

Câu 4: Cho biết sự ảnh hưởng của vật lí?

A. Chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực thông tin liên lạc.

B. Chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực y tế

C. Chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

D. Ngày càng rộng khắp, bao trùm mọi lĩnh vực.

 

Câu 5: Thế nào là phương pháp thực nghiệm?

A. Phương pháp thực nghiệm là phương pháp sử dụng ngôn ngữ toán học và suy luận lí thuyết để phát hiện một kết quả mới. 

B. Phương pháp thực nghiệm là phương pháp suy luận những thành quả trong đời sống hiện thực vào môn vật lí

C. Phương pháp thực nghiệm là dùng những những thí nghiệm cụ thể để kiểm chứng về tính đúng đắn của một giả thuyết, mô hình, lí thuyết. Từ đó bổ sung, hoàn thiện hay bác bỏ giả thuyết, mô hình, lí thuyết đó.

D. A và B đúng.

 

Câu 6: Nêu sự ảnh hưởng của vật lí đối với nền công nghiệp?

A. Vật lí là động lực của các cuộc cách mạng công nghiệp.

B. Vật lí là nguyên nhân của các cuộc cách mạng công nghiệp.

C. Vật lí là là thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp

D. Vật lí là hệ quả của các cuộc cách mạng công nghiệp.

 

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp lí thuyết có tính quyết định. 

B. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết tách rời nhau, không liên quan tới nhau. 

C. Phương pháp lí thuyết được sử dụng nghiều hơn phương pháp thực nghiệm.

D. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp thực nghiệm có tính quyết định.

 

Câu 8: Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên. Quá trình này không gồm bước nào sau đây?

A. Quan sát sự ảnh hưởng của đối tượng nghiên cứu với những đối tượng khác.

B. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu.

C. Đối chiếu với các lí thuyết đang có. 

D. Rút ra kết luận.

 

Câu 9: Thiết bị vật lý dùng trong nền nông nghiệp 

A. Máy bay trực thăng phun thuốc trừ sâu.

B. Hệ thống tưới tiêu tự động.

C. Máy bay chở hành khách.

D. A và B đúng.

 

Câu 10: Phương pháp thực nghiệm không có các bước thực hiện nào sau đây?

A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu.

B. Vẽ mô hình

C. Đưa ra dự đoán

D. Thí nghiệm kiểm trả dự đoán

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của phân ngành cơ là gì?

A. Dòng điện, tốc độ…

B. Mạch điện, quãng đường…

C. Mạch điện, nam châm…

D. Lực, moment lực….

--------------- Còn tiếp ---------------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI VẬT LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Bộ đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2

MÔN: VẬT LÍ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1. Là một đại lượng vô hướng.

B. Có thể tồn tại ở những dạng khác nhau.

C. Có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, các thành phần của hệ.

D. Các đáp án trên đều đúng.

Câu 2. Người ta kéo một cái thùng nặng 30 kg trượt trên sàn nhà nằm ngang bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc 450, lực tác dụng lên dây là 150 N. Tính công của lực đó khi thùng trượt được 10 m.

A. 1060 J.

B. 10,65 J.

C. 1000 J.

D. 1500 J.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hiệu suất?

A. Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1.

B. Hiệu suất đặc trưng cho mức độ hiệu quả của động cơ.

C. Hiệu suất của động cơ được xác định bằng tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động cơ.

D. Hiệu suất được xác định bằng tỉ số giữa năng lượng đầu ra và năng lượng đầu vào.

Câu 4. Một ô tô có công suất của động cơ là 100 kW đang chạy trên đường với vận tốc 36 km/h. Lực kéo của động cơ lúc đó là

A. 1000 N.

B. 10N.

C. 2778 N.

D. 360 N. 

Câu 5. Một máy bơm nước mỗi phút có thể bơm được 900 lít nước lên bể nước ở độ cao 10 m. Khối lượng riêng của nước 1 kg/lít. Lấy g = 10m/s2. Nếu hiệu suất của máy bơm chỉ là 75 % thì công suất máy bơm bằng?

A. 1500 W.

B. 1200 W.

C. 1800 W.

D. 2000 W. 

Câu 6. Cơ năng của một vật bằng

A. hiệu của động năng và thế năng của vật.

B. hiệu của thế năng và động năng của vật.

C. tổng động năng và thế năng của vật.

D. tích của động năng và thế năng của vật.

Câu 7. Động năng của một vật không có đặc điểm nào sau đây?

A. Phụ thuộc vào khối lượng của vật.

B. Không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

C. Là đại lượng vô hướng, không âm.

D. Phụ thuộc vào vận tốc của vật.

Câu 8. Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu vo = 10 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào thế năng bằng động năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

A. 4,5 m.

B. 3 m.

C. 2,5 m.

D. 5 m.

Câu 9. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của động lượng?

A. N.s.

B. N.m.

C. N.m/s.

D. N/s.

Câu 10. Trong các quá trình chuyển động sau đây, quá trình nào mà động lượng của vật không thay đổi?

A. Vật chuyển động chạm vào vách và phản xạ lại.

B. Vật được ném ngang.

C. Vật đang rơi tự do.

D. Vật chuyển động thẳng đều.

Câu 11. Cho hai vật va chạm trực diện với nhau, sau va chạm, hai vật dính liền thành một khối và chuyển động với cùng vận tốc. Động năng của hệ ngay trước và sau va chạm lần lượt là Wđ và W'đ. Biểu thức nào dưới đây là đúng?

A.

B.

C.

D.

Câu 12. Khẳng định nào sau đây là không đúng trong trường hợp hai vật cô lập va chạm mềm với nhau?

A. Năng lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.

B. Cơ năng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.

C. Động lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.

D. Trong quá trình va chạm, hai vật chịu lực tác dụng như nhau về độ lớn.

Câu 13. Một người có khối lượng 50 kg nhảy ngang với vận tốc 2 m/s lên một chiếc thuyền trôi dọc theo bờ sông với vận tốc 1 m/s. Biết khối lượng của thuyền là 173,2 kg. Tìm độ lớn vận tốc của thuyền khi người đã nhảy vào thuyền.

A. 0,896 m/s.

B. 0,875 m/s.

C. 0,4 m/s.

D. 0,5 m/s.

Câu 14. Chuyển động nào sau đây có thể xem như là chuyển động tròn đều?

A. Chuyển động của một vật được ném xiên từ mặt đất.

B. Chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng của một vật được buộc vào một dây có chiều dài cố định.

C. Chuyển động của một vệ tinh nhân tạo có vị trí tương đối không đổi đối với một điểm trên mặt đất (vệ tinh địa tĩnh).

D. Chuyển động của một quả táo khi rời ra khỏi cành cây.

Câu 15. Chọn đáp án đúng. Đổi 45o bằng

A. rad.

B. rad.

C. rad.

D. . rad.

Câu 16. Một vật chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính xác định. Khi tốc độ dài của vật tăng lên hai lần thì

A. tốc độ góc của vật giảm đi 2 lần.

B. tốc độ góc của vật tăng lên 4 lần.

C. gia tốc của vật tăng lên 4 lần.

D. gia tốc của vật không đổi.

Câu 17. Tính tốc độ góc của kim giờ, coi kim giờ chuyển động tròn đều.

A. (rad/s)

B. (rad/s)

C. (rad/s)

D. . (rad/s) 

Câu 18: Thời gian ngắn nhất kể từ lúc 15h00 đến lúc kim giờ và kim phút trùng nhau.

A. 15,65 phút

B. 920s

C. 18,25 phút

D. 1075s.

Câu 19. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có thể xem như là chuyển động tròn đều vì

A. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn đáng kể.

B. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn rất nhỏ.

C. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời là lực hướng tâm, có độ lớn không đổi.

D. vectơ vận tốc của Trái Đất luôn không đổi. 

Câu 20. Một vật khối lượng m đặt trên đĩa quay đều với vận tốc góc w. Vật đã vạch nên đường tròn bán kính R. Vật đã chuyển động tròn đều nên lực đóng vai trò lực hướng tâm là: 

A. Trọng lực. 

B. Phản lực của đĩa. 

C. Lực ma sát nghỉ.

D. Hợp lực của 3 lực trên.

Câu 21. Để một vật có khối lượng bằng 12 kg chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính 0,4 m với tốc độ 8 m/s thì lực hướng tâm phải có độ lớn gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 3,8.103 N.

B. 9,6.102 N.

C. 1,9.103 N.

D. 3,8.102 N. 

Câu 22. Giới hạn đàn hồi của lò xo là

A. giá trị của ngoại lực tác dụng vào lò xo mà khi vượt qua giá trị ấy lò xo bị biến dạng không thể tự lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu.

B. giới hạn trong đó lò xo còn giữ được tính đàn hồi của nó.

C. giới hạn mà khi vượt qua nó lò xo không còn giữ được tính đàn hồi của lò xo nữa.

D. Cả A, B và C.

Câu 23. Hình vẽ mô tả đồ thị lực tác dụng độ biến dạng của một vật rắn. Giới hạn đàn hồi của vật là điểm nào trên đồ thị?

Diagram

Description automatically generated

A. Điểm A.

B. Điểm B.

C. Điểm C.

D. Điểm D.

--------------- Còn tiếp ---------------

Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án vật lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 10 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Vật lí 10 chân trời sáng tạo, soạn Vật lí 10 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THPT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay