Giáo án điện tử HĐTN 8 chân trời (bản 1) Chủ đề 1: Khám phá một số đặc điểm của bản thân - Nhiệm vụ 3, 4
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo (bản 1). Giáo án powerpoint Chủ đề 1: Khám phá một số đặc điểm của bản thân - Nhiệm vụ 3, 4. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 1
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Trò chơi Cánh hoa cảm xúc
- Luật chơi:
- Hoạt động theo nhóm (6 HS).
- Mỗi bạn trong nhóm chọn một biểu tượng cảm xúc và ghi ngắn gọn một tình huống của bản thân liên quan đến tình huống đó.
Gợi ý câu trả lời
Một số cảm xúc và tình huống:
- Em vui khi nhận được quà tặng của bố trong ngày sinh nhật
- Em buồn vì bị điểm kém trong bài kiểm tra Toán giữa học kì
- Em xấu hổ vì bị mẹ mắng trước mặt người khác
- Em sợ hãi vì bị điểm kém và sợ mẹ biết
Chủ đề 1: Khám phá một số đặc điểm của bản thân
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:
TUẦN 2 – NHIỆM VỤ 3,4
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 3: Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Hoạt động 4: Thực hành tranh biện bảo vệ quan điểm
Hoạt động: Củng cố kiến thức – Vận dụng
HOẠT ĐỘNG 3: ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Hoạt động nhóm
Các em hãy thảo luận theo nhóm (4 HS) và chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
GỢI Ý TRẢ LỜI:
Một số cách để điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
- Hít thở thật sâu
- Đếm từ 1 đến 10
- Uống một cốc nước mát
- Chia sẻ cảm xúc với người thân hoặc bạn bè
- Chấp nhận cảm xúc tiêu cực
- Suy nghĩ lạc quan
- Thực hiện một số sở thích của mình (nghe nhạc, chơi thể thao,…)
- Viết nhật kí
Các em xem đoạn video dưới đây và chia sẻ suy nghĩ của mình
Nhiệm vụ 2: Đóng vai điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực trong các tình huống
THẢO LUẬN THEO NHÓM
Các em hãy thảo luận theo nhóm (3 – 4 HS) và đưa ra phương án ứng xử của mỗi cá nhân trong mỗi tình huống (SHS – tr.8). Sau đó, xây dựng kịch bản và đóng vai để xử lí tình huống.
Phân chia nhóm và tình huống
Nhóm 1
Tình huống 1: Đi học về, M thấy bàn học của mình bị thay đổi cách sắp đặt khiến M không tìm thấy món đồ mình để trên bàn. M thấy khó chịu và rất muốn hỏi mẹ.
Nhóm 2
Tình huống 2: T được một bạn trong lớp nói lại rằng H đã nói xấu T với các bạn. T nghe vậy gương mặt biến sắc.
Gợi ý trả lời
Tình huống 1
M nên xuống hỏi mẹ rõ ràng xem mẹ đã cất đồ mình cần tìm ở đâu và có thể bảo mẹ sau không cần phải thu dọn đồ đạc trên bàn của mình vì có nhiều đồ quan trọng, nếu thay đổi thì bản thân M sẽ không nhớ để tìm được.
Tình huống 2
T sẽ gặp H để nói chuyện và hỏi lý do H nói xấu mình. Nếu có sự hiểu nhầm thì T sẽ nói rõ ràng và xin lỗi H. Nếu không có sự hiểu nhầm, T sẽ nói với H rằng việc nói xấu và không đúng về người khác là đang vu oan cho người ta, bạn H làm như thế là rất xấu tính.
KẾT LUẬN:
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách và ảnh hưởng rất lớn tới cảm xúc. Vì vậy chúng ta phải nhận biết thật rõ, để có những cách điều chỉnh tích cực cảm xúc của bản thân.
Nhiệm vụ 3: Chia sẻ những tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Các em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn khi điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực mà mình đã được học.
Các em hãy chia sẻ theo nhóm những tình huống mà bản thân đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
HOẠT ĐỘNG 4: THỰC HÀNH TRANH BIỆN BẢO VỆ QUAN ĐIỂM
Nhiệm vụ 1: Trao đổi về cách thức tranh biện
Theo em, thế nào là tranh biện? Tranh biện và tranh cãi có giống nhau không?
Khái niệm tranh biện
- Tranh biện: là thảo luận vấn đề một cách nghiêm túc trước khi đưa ra quyết định hay giải pháp.
- Số lượng người tham gia: hai hoặc nhiều hơn một người.
- Cách thức: thể hiện các ý kiến đối lập nhau.
So sánh tranh biện và tranh cãi
Nội dung |
Tranh biện |
Tranh cãi |
Khái niệm |
§ Dùng lý luận để phân tích 2 mặt của 1 vấn đề. |
§ Dùng lý luận để bảo vệ cái tôi của bản thân. |
Mục đích |
§ Cùng tìm ra điểm cần phát huy và điểm cần hạn chế và giải pháp cho chủ đề đó. |
§ Mình phải là người thắng và đối phương phải là người thua. § Hạ thấp ý kiến của đối phương. |
Hình thức |
§ Không quan trọng về thắng thua. § Đề cao tư duy và kiến thức. |
§ Dựa theo cảm xúc, không phân tích nhiều mặt của vấn đề như tranh biện. |
Các em quan sát mục 1 (SHS – tr.8) và cho biết: Nêu các bước khi tranh biện bảo vệ luận điểm.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 1
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây