Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1
Dưới đây là giáo án bản word môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 lớp 8 bộ sách "Chân trời sáng tạo" bản 1, soạn theo mẫu giáo án 5512. Đây là mẫu giáo án mới nhất. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1
Bản xem trước: Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1
Một số tài liệu quan tâm khác
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm bản 1
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời (bản 1) chủ đề 1 tuần 1: Nhiệm vụ 1, 2
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời (bản 1) chủ đề 1 tuần 2: Nhiệm vụ 3, 4
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời (bản 1) chủ đề 1 tuần 3: Nhiệm vụ 5, 6
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời (bản 1) chủ đề 1 tuần 4: Nhiệm vụ 7
Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) chủ đề 2 tuần 5: Nhiệm vụ 1, 2
Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) chủ đề 2 tuần 6: Nhiệm vụ 3, 4
Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) chủ đề 2 tuần 7: Nhiệm vụ 5, 6
Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) chủ đề 2 tuần 8: Nhiệm vụ 7, 8
Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) chủ đề 3 tuần 9: Nhiệm vụ 1, 2
Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) chủ đề 3 tuần 10: Nhiệm vụ 3, 4, 5
Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) chủ đề 3 tuần 11: Nhiệm vụ 6, 7
Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) chủ đề 3 tuần 12: Nhiệm vụ 8, 9, 10
Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) chủ đề 4 tuần 13: Nhiệm vụ 1, 2
Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) chủ đề 4 tuần 14: Nhiệm vụ 3
Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) chủ đề 4 tuần 15: Nhiệm vụ 4, 5
....Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: SỐNG HÒA HỢP TRONG GIA ĐÌNHTUẦN 13 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ - Nhiệm vụ 1, 2
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thực hiện được những việc làm và lời nói để người thân hài lòng.
- Tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình và thể hiện được khả năng thuyết phục.
- Biết sắp xếp công việc và hoàn thành các công việc gia đình.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.
Năng lực riêng:
- Thực hiện được những việc làm và lời nói để người thân hài lòng.
- Hiểu được sự cần thiết của việc xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
- Phẩm chất:
- - Nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
- Máy tính, máy chiếu (nếu có)
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 1.
- Thẻ màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
- Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua bài hát, video và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
- Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho cả lớp cùng xem video hoặc phóng sự liên quan đến chủ đề:
- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể những hành động gắn kết tình cảm gia đình trong video trên?
- GV giới thiệu ý nghĩa: Chủ đề 4 giúp chúng ta có cách sống hòa hợp hơn trong gia đình thông qua những biểu hiện sau:
+ Thực hiện được những việc làm và lời nói để người thân hài lòng.
+ Thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình.
+ Thể hiện được khả năng thuyết phục, sắp xếp công việc và hoàn thành công việc trong gia đình.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng nội dung - SGK tr.33 và quan sát tranh chủ đề - SGK tr.22:
- GV gọi 2 – 3 bạn đọc nội dung cần thực hiện của chủ đề.
- GV đặt thêm một số câu hỏi:
+ Em hãy nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề 4?
+ Mô tả bức tranh chủ đề.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi:
+ Những hành động gắn kết tình cảm gia đình:
Mẹ nấu cơm cho cả nhà ăn.
Ba giúp mẹ sửa đường ống nước.
Bạn Tũn giúp mẹ sử dụng máy tính.
Bạn Tũn giúp mẹ xỏ dây giày.
Ba giúp mẹ cắm hoa.
Ba nấu cơm và bé Tũn giặt giày trong lúc mẹ ốm.
+ Các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề 4 là:
Tìm hiểu những việc làm và lời nói để người thân hài lòng.
Thực hiện những việc làm và lời nói để người thân hài lòng.
Thể hiện thái độ tôn trọng ý kiến của các thành viên trong gia đình.
Thực hành kĩ năng thuyết phục người thân.
Sắp xếp và thực hiện các công việc trong gia đình.
Triển lãm hình ảnh gia đình.
Tự đánh giá.
+ Mô tả bức tranh chủ đề: Bố mẹ đang ngồi uống nước, nói chuyện; em gái đang đấm lưng cho mẹ còn bạn nam đang thuyết phục bố mẹ cho bạn tham gia CLB bóng đá của trường.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Tình cảm gia đình luôn luôn là một điều rất thiêng liêng và quý giá. Mỗi chúng ta đều nên thể hiện tình cảm của mình với người thân trong gia đình dù bằng hành động hay lời nói. Vậy thể hiện như thế nào để làm người thân hài lòng, chúng ta cũng đến với bài học ngày hôm nay.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về những việc làm và lời nói để người thân hài lòng.
- Mục tiêu: HS biết được những việc làm và lời nói để người thân hài lòng.
- Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
- Sản phẩm học tập: HS nhận diện và chia sẻ được những việc làm và lời nói để người thân hài lòng.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ những việc làm để người thân hài lòng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai thắng?” - GV chia lớp thành 2 nhóm, xếp thành 2 hàng dọc và phổ biến luật chơi: Các em hãy lần lượt chia sẻ những việc làm với người thân của mình (ông bà, bố mẹ, anh chị em,…) để người thân hài lòng. Trong 3 phút, đội nào viết được nhiều hơn sẽ dành chiến thắng. - GV gợi ý: + Cùng nhau chia sẻ việc nhà. + Chăm sóc người thân bị ốm, mệt. + Giúp đỡ người thân những công việc phù hợp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.34. - HS tham gia trò chơi để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm đọc câu trả lời của nhóm mình và đánh giá. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới. Nhiệm vụ 2. Chia sẻ những lời nói để người thân hài lòng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt tình huống: Chị Mai tham gia cuộc thi múa cấp thành phố nhưng chỉ đặt Giải Ba nên chị Mai rất buồn rầu và ủ rũ. Em hãy giúp bạn Linh đưa ra một số lời động viên chị Mai. - GV yêu cầu HS: Em hãy kể thêm một số lời nói để người thân hài lòng. - GV gợi ý: + Hỏi thăm khi người thân bị ốm, mệt. + Chia sẻ, quan tâm, động viên khi người thân có niềm vui, nỗi buồn. + Bày tỏ sự tôn trọng ý kiến của người thân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.34. - HS đọc tình huống và đưa ra cách xử lí. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV ghi nhận, khen ngợi những việc HS đã làm để người thân hài lòng. - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới. | I. Tìm hiểu về những việc làm và lời nói để người thân hài lòng. 1. Chia sẻ những việc làm để người thân hài lòng - Những việc làm để người thân hài lòng: + Giúp chị phơi quần áo. + Gấp quần áo đỡ mẹ. + Nấu cơm, nhặt rau phụ bố mẹ. + Nấu cháo cho mẹ ăn lúc mẹ ốm. + Trồng cây, tưới cây cùng với bố. + Quét nhà, lau nhà, dọn dẹp nhà cửa cùng anh trai. + Quét sân, cho gà ăn giúp ông bà. + Hướng dẫn ông bà sử dụng tivi. + Dọn giường đỡ mẹ.
2. Chia sẻ những lời nói để người thân hài lòng - Một số lời động viên chị Mai: + Chị Mai đừng nản chí, thất bại là mẹ thành công nên chị hãy cố gắng hơn để năm sau thi lại. + Chị Mai đừng buồn, chị cố gắng học tập và rèn luyện hơn mỗi ngày sẽ đạt được thành tích mong muốn. + Em thấy chị Mai đã cố gắng nhiều rồi. Chị hãy dành thêm thời gian và sự cố gắng để làm lại vào năm sau nhé. - Những lời nói để người thân hài lòng: + Hỏi thăm: Ông bà dạo này có khỏe không ạ? Em Phong dạo này có ngoan không ạ? Bà dạo này còn bị đau lưng không ạ? Bà nhớ uống thuốc đầy đủ nhé! Ông dạo này còn hay bị nhức đầu nữa không ạ? Thời tiết Hà Nội đợt này rất lạnh, ông nhớ mặc áo ấm nhé! + Chia sẻ, động viên, khen: Chị làm bánh thật là ngon và đẹp. Ôi! Anh trai đánh đàn hay quá!. Mẹ hãy mau khỏe mẹ nhé! Cây bưởi ba trồng lớn nhanh quá. Chị của em mặc chiếc váy này rất đẹp! Đồ ăn mẹ nấu ngon tuyệt! Chị Hà cố lên! Chị sẽ đạt được điểm cao trong kì thì sắp tới! Anh Duy cố lên nha! Anh sẽ làm được mà. |
Hoạt động 2: Thực hiện những việc làm và lời nói để người thân hài lòng
- Mục tiêu: HS thực hiện được những việc làm và lời nói để người thân hài lòng.
- Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
- Sản phẩm học tập: HS nêu được những điều mình đã làm, đã nói để người thân hài lòng
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chỉ ra vì sao việc làm của bạn nhỏ lại mang lại niềm vui cho bố mẹ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu tình huống: Bạn Hương muốn tham gia CLB học võ của trường để tự vệ và rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, CLB lại chỉ mở vào buổi tối sau giờ học. Bạn Hương sợ mẹ không cho tham gia vì ảnh hưởng đến việc học và không cần thiết nên bạn Hương không nói với mẹ mà chỉ nói với chị Thảo. Đến lúc mẹ thấy bạn Hương đi học về muộn, mẹ phát hiện ra và rất buồn vì bạn Hương không nói với mẹ. Theo em, việc làm của bạn Hương là nên hay không nên? Nếu em là bạn Hương, em có chia sẻ với mẹ không? Em sẽ nói với mẹ như thế nào để mẹ đồng ý cho em tham gia CLB? - GV yêu cầu HS quan sát Hình – SGK tr.34, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát Hình và giải thích vì sao việc làm của bạn nhỏ trong tranh lại mang đến niềm vui cho bố mẹ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình – SGK tr.34. - Các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một số HS trả lời và GV ghi câu trả lời lên bảng. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết lại ý kiến và kết luận ý nghĩa của những hành động, lời nói dù nhỏ cũng có thể mang lại niệm vui, sự bất ngờ cho bố mẹ. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. Nhiệm vụ 2: Đóng vai thể hiện những việc làm và lời nói để người thân hài lòng trong các trường hợp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm đóng vai để thể hiện những việc làm và lời nói cho người thân hài lòng: Mỗi nhóm hãy cử ra một số bạn để đóng vai thể hiện việc làm và lời nói để người thân hài lòng trong các trường hợp sau: + Trường hợp 1: Khi mẹ hỏi kĩ về mối quan hệ bạn bè của em. + Trường hợp 2: Khi bố gợi ý em tham gia sinh hoạt ở câu lạc bộ mà em không muốn. + Trường hợp 3: Khi đi học về em nhìn thấy mâm cơm chị đã chuẩn bị sẵn sàng. - GV yêu cầu các nhóm lựa chọn phương án ứng xử tốt ưu nhất. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 2 và đọc các trường hợp - Các nhóm thảo luận và lên bảng thể hiện tình huống đóng vai của nhóm mình - HS đưa ra ý kiến cá nhân về những việc làm, lời nói để người thân hài lòng trong tình huống. - GV quan sát các nhóm thảo luận, tập đóng vai và hỗ trợ (khi cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số nhóm đại diện đóng vai đưa ra cách thể hiện trong các trường hợp. - Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết lại ý kiến. - GV ghi nhận hoạt động và nhắc nhở HS thường xuyên thực hiện những việc làm và lời nói để người thân cảm thấy vui và hạnh phúc trong các trường hợp khác nhau. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. Nhiệm vụ 3: Chia sẻ những tình huống mà em đã có việc làm và lời nói để người thân hài lòng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp mỗi tổ là một nhóm và yêu cầu HS: Em hãy chia sẻ trong nhóm về những tình huống đã có lời nói, việc làm để người thân hài lòng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 3 – SGK tr.35. - Các HS chia sẻ trong nhóm - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết lại ý kiến, động viên và khen ngợi HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. Nhiệm vụ 4: Chia sẻ cảm xúc khi thực hiện những việc làm và lời nói khiến người thân hài lòng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ cảm xúc của bản thân khi thực hiện được những việc làm và lời nói khiến người thân hài lòng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 4 – SGK tr.35. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết lại ý kiến, nhận xét hoạt động. - GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo. | II. Thực hiện những việc làm và lời nói để người thân hài lòng 1. Chỉ ra vì sao việc làm của bạn nhỏ trong tranh lại mang lại niềm vui cho bố mẹ Gợi ý: - Theo em, việc làm của bạn Hương là không nên vì sẽ làm cho mẹ lo lắng. - Nếu em là bạn Hương, em sẽ chia sẻ với mẹ và nói cho mẹ biết là em sẽ cân bằng giữa chuyện học và chuyện tham gia CLB để kết quả học tập không bị ảnh hưởng. CLB mở vào buổi tối nên không trùng với thời gian học của em. Ngoài ra, nếu thời gian tham gia CLB vào buổi tối em có thể nhờ bố mẹ hoặc chị Thảo đón đi học về. - Việc làm của bạn nhỏ trong tranh mang lại niềm vui cho bố mẹ vì bạn nhỏ sẵn sàng chia sẻ điều mình thắc mắc với bố.
2. Đóng vai thể hiện những việc làm và lời nói để người thân hài lòng trong các trường hợp Gợi ý: - Trường hợp 1: Khi mẹ hỏi kĩ về mối quan hệ bạn bè của em. ü Cách xử lí: Em có thể thoải mái chia sẻ với mẹ những mối quan hệ bạn bè của em. ü Ví dụ: Ở lớp, con chơi thân với bạn Thủy nhất vì bạn hay giảng bài cho con. Con không thích bạn Dũng vì bạn hay giật tóc con. - Trường hợp 2: Khi bố gợi ý em tham gia sinh hoạt ở câu lạc bộ mà em không muốn. ü Cách xử lí: Em hãy nói rõ với bố lý do em không muốn tham gia câu lạc bộ đó và bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của em với bố. ü Ví dụ: Con không muốn tham gia câu lạc bộ múa vì con không có năng khiếu múa và con cũng không thích bộ môn múa. Con muốn tham gia câu lạc bộ cờ vua vì cờ vua có thể giúp con rèn luyện trí óc tốt hơn. - Trường hợp 3: Khi đi học về em nhìn thấy mâm cơm chị đã chuẩn bị sẵn sàng. ü Cách xử lí: Em hãy nói cảm ơn chị vì đã dành thời gian và công sức để chuẩn bị mâm cơm cho cả nhà. ü Ví dụ: Em cảm ơn chị My vì đã nấu một mâm cơm thật ngon cho mọi người.
3. Chia sẻ những tình huống mà em đã có việc làm và lời nói để người thân hài lòng. Gợi ý: - Những tình huống đã có lời nói, việc làm để người thân hài lòng: + Mẹ đi làm về mệt: Em hỏi thăm mẹ có mệt không? và chạy đi lấy nước uống cho mẹ. + Bà bị đau lưng: Em hỏi thăm bà và đấm lưng, xoa bóp cho bà đỡ đau. + Chị Hà làm đồ ăn sáng cho em: Em cảm ơn chị Hà. Đồ ăn chị Hà nấu ngon tuyệt. + Anh Minh giảng bài khó cho em: Em cảm ơn anh Minh. Anh Minh giảng bài thật dễ hiểu.
4. Chia sẻ cảm xúc khi thực hiện những việc làm và lời nói khiến người thân hài lòng. Gợi ý: - Cảm xúc của bản thân khi thực hiện được những việc làm và lời nói khiến người thân hài lòng là: + Em rất vui vì đã chia sẻ được với bố mẹ. + Em rất hạnh phúc vì khi em cảm ơn chị thì chị đã cười rất tươi. + Em thấy rất tự hào vì có thể làm bố mẹ vui vẻ.
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận
- Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm và trả lời câu hỏi phần Luyện tập.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Bố muốn Nam tham gia câu lạc bộ bóng đá, nhưng Nam không thích bóng đá. Theo em, Nam nên làm gì?
- Nam giận dỗi, vùng vằng và bỏ vào phòng.
- Nam không nói chuyện với bố cho đến khi bố không bắt Nam tham gia nữa.
- Nam nói cho bố hiểu là Nam không thích bóng đá vì bóng đá không phải môn thế mạnh của Nam. Nam mong bố hãy lắng nghe nguyện vọng của mình.
- Nam vẫn đăng kí tham gia câu lạc bộ bóng đá để cho bố vui nhưng Nam không đi tập buổi nào.
Câu 2. Bà nội của Mai bị ốm, phải nằm viện. Mai nên làm gì để người thân hài lòng?
- Mai gọi điện hỏi thăm bà.
- Mai vào viện chăm sóc bà.
- Mai lấy thuốc cho bà uống để mau khỏe
- Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Linh về nhà và thấy chị Thảo đang nấu cơm. Linh sẽ làm gì để chị Thảo hài lòng?
- Linh vào phụ chị Thảo nhặt rau.
- Linh chạy đi chơi với các bạn.
- Linh lên phòng xem tivi.
- Linh ngồi chơi điện thoại.
Câu 4. Hôm nay là ngày sinh nhật em. Mẹ đã làm tặng em một chiếc bánh sinh nhật rất to và đẹp. Em nên nói gì để mẹ vui?
- Chiếc bánh sinh nhật này đẹp quá!
- Sao mẹ làm bánh sinh nhật to thế?
- Mẹ làm bánh sinh nhật làm gì, ra ngoài mua cho đỡ mất công.
- Ôi! Lại ăn bánh sinh nhật!
Câu 5. Bố thấy em đi học về với bạn Sơn. Bố hỏi về mối quan hệ của em với bạn Sơn. Em nên nói gì để bố hài lòng?
- Em im lặng và bỏ lên phòng
- Em thể hiện thái độ cáu gắt với bố vì hỏi về bạn bè em.
- Em nói với bố em với bạn Sơn là bạn học cùng lớp. Hôm nay bạn Sơn đi đá bóng nên đi về cùng đường với em.
- Em nói với bố đừng xen vào chuyện của em.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1. Đáp án C.
Câu 2. Đáp án D.
Câu 3. Đáp án A.
Câu 4. Đáp án A.
Câu 5. Đáp án C.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào đời sống thực tiễn.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà thực hiện
- Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà: Nếu em ở trong tình huống sau, em sẽ xử lý như thế nào để khiến người thân hài lòng?
Nhiệm vụ 1. Mẹ đi làm mệt bị sốt cao và không nấu cơm cho cả nhà ăn được.
Nhiệm vụ 2. Chị Phương hôm nay đi học về bị điểm kém và chị rất buồn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV đánh giá mức độ hiểu nhiệm vụ của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở phần Vận dụng.
- Đọc và tìm hiểu trước Nhiệm vụ 3, 4 – Chủ đề 1 – SGK tr.35 - 38
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1, giáo án word hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách chân trời, tải giáo án hoạt động trải nghiệm 8 CTST bản1, GA hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 bản 1 chân trời 2023ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây