Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo (bản 1). Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 5512. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in
Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in
Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in
Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in
Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in
Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in
Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in
Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in

Một số tài liệu quan tâm khác


GIÁO ÁN NGẮN GỌN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 1) BÀI KHÁM PHÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢN THÂN

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢN THÂN

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

  • Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
  • Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực.
  • Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

  • Tham gia hoạt động chào mừng năm học mới.
  • Tham gia tọa đàm về Con đường phát triển bản thân.
  • Trao đổi về kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong tranh biện.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TUẦN 1: NHIỆM VỤ 1, 2

KHÁM PHÁ MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG TÍNH CÁCH –

NHẬN DIỆN SỰ THAY ĐỔI CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
  • Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Xác định được những nét đặc trưng về hành vi và lời nói của bản thân
  • Giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi cơ thể đến các trạng thái cảm xúc, hành vi của bản thân.
  1. Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 1.
  • Vở, bút và những dụng cụ theo yêu cầu của GV.

=> Xem bản soạn chi tiết hơn: 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; hiểu được ý nghĩa của việc phát triển các nét tính cách tích cực đối với bản thân; chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua bài hát, video và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Những mảnh ghép diệu kì:

- GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và nêu luật chơi: Mỗi bạn trong nhóm sử dụng một loại bút màu khác nhau và viết vào ô của mình những nét đặc trưng trong tính cách của mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

Gợi ý những từ chỉ nét đặc trưng tính cách:

tốt bụng, cẩn thận, chăm chỉ, thân thiện, vui vẻ, nhút nhát, nóng tính, bất cẩn, lười biếng, ích kỉ, bướng bỉnh, lạnh lùng, khoe khoang,…

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV chuyển sang HĐ mới.

Hoạt động 2: Định hướng nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng nội dung - SHS tr.6 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.5:

- GV đặt một số câu hỏi:

+ Em hãy nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề 1?

+ Mô tả bức tranh chủ đề.

- GV giới thiệu ý nghĩa của giai đoạn lứa tuổi đối với việc hình thành tính cách: Mỗi giai đoạn lứa tuổi cũng có những nét đặc trưng riêng về điều kiện phát triển tâm lý, hoạt động chủ đạo và những nét tâm lý điển hình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

- GV quan sát, hướng dẫn nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề 1 là:

  • Khám phá một số nét đặc trưng trong tính cách.
  • Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân.
  • Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
  • Thực hiện tranh biện bảo vệ quan điểm.
  • Thực hiện thương thuyết trong một số tình huống.
  • Định hướng kế hoạch rèn luyện một số đặc điểm cá nhân trong cuộc sống.
  • Tự đánh giá.

+ Mô tả bức tranh chủ đề: Các bạn học sinh đang ngồi thảo luận dưới sân trường về một vấn đề hoặc một tình huống mà các bạn có những ý kiến khác nhau.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Vậy làm thế nào để xác định được những nét đặc trưng riêng trong tính cách, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Tuần 1 – Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Khám phá một số nét đặc trưng trong tính cách – Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân.

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Khám phá một số nét đặc trưng trong tính cách.

  1. Mục tiêu: HS nhận ra được một số đặc điểm đặc trưng trong tính cách của bản thân, mặt ưu điểm và nhược điểm của những đặc điểm đó, từ đó tìm cách phát huy và khắc phục.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nhận diện và xác định được nét đặc trưng trong tính cách của mình.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Chỉ ra nét đặc trưng trong tính cách của những người xung quanh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giải thích: Trong cuộc sống, thường mọi người gọi những nét tính cách của từng mặt như là tính cách của họ.

- GV đặt câu hỏi: Theo em, có những mặt nào của tính cách mà em biết?

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Chuyền bóng.

- GV nêu luật chơi: Các bạn HS sẽ chuyền tay nhau một quả bóng và chuyền ngẫu nhiên. Bạn nhận được quả bóng sẽ gọi tên 3 nét tính cách yêu thích của một người bạn trong lớp của mình trong vòng 5 giây. Kết thúc trò chơi, bạn nào không trả lời được sẽ bị phát hát một bài hát.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4 HS) và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy phân loại tích cách theo các nhóm sau:

+ Nhóm 1: Tính cách tích cực và chưa tích cực.

+ Nhóm 2: Tính cách đặc trưng của nam và nữ.

+ Nhóm 3: Tính cách của con người Việt Nam.

- GV gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày câu trả lời. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

- GV ghi nhận kết quả hoạt động của lớp, chia sẻ suy nghĩ và kinh nghiệm của mình về xây dựng tính cách cho bản thân khi còn trẻ để tăng thêm sự thú vị cho HS.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1 SHS tr.7.

- HS tham gia trò chơi để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm đọc câu trả lời của nhóm mình và đánh giá.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết,

- GV chuyển sang nhiệm vụ  mới.

1. Khám phá một số nét đặc trưng trong tính cách

a. Chỉ ra nét đặc trưng trong tính cách của những người xung quanh

- Những mặt của tính cách là:

+ Mặt xu hướng của tính cách: hướng ngoại, hướng nội,..

+ Mặt tình cảm của tính cách: đa sầu, đa cảm, khô khan,…

+ Mặt ý chí của tính cách: nghị lực, cương quyết...

+ Mặt năng động của tính cách: nóng nảy, bàng quan,..

+ Mặt hành động của tính cách: dứt khoát, chậm chạp...

- Phân loại tính cách:

+ Tính cách tích cực: sáng tạo, tin cậy, hăng hái, nhiệt tình, hướng ngoại, hướng nội, lạc quan...

+ Tính cách đặc trưng của nam: mạnh mẽ, cứng nhắc, thẳng thắn, vụng về, hấp tấp,…

+ Tính cách đặc trưng của nữ: nhẹ nhàng, khéo léo, duyên dáng, nhạy cảm, ân cần, chu đáo, khéo tay,…

+ Tính cách của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang, lễ phép,...

Nhiệm vụ 2. Mô tả một vài nét đặc trưng trong tính cách của người mà em yêu quý.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đứng thành vòng tròn theo nhóm (6 HS) và yêu cầu: Từng bạn trong nhóm hãy nói về 1 – 2 nét tính cách đặc trưng của một người thân trong gia đình em/ người mà em yêu quý. Chỉ ra tính cách tích cực và chưa tích cực của người đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2 SHS tr.7.

- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp:

+ Bố em là một người rất nóng tính và nghiêm khắc.

+ Chú em là một người hài hước và thân thiện.

+ Anh trai em là người rất lạnh lùng và nghiêm túc...

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến.

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Mô tả một vài nét đặc trưng trong tính cách của người mà em yêu quý.

Mỗi người có những nét tính cách khác nhau, có những nét tính cách mình thích nhưng người khác không thích, có một số nét tính cách mà phần lớn mọi người đều thích.

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những nét tính cách đặc trưng của em

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS mở SBT tr.4 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy mô tả nét tính cách đặc trưng của bản thân vào bài tập 3 – SBT tr.4. Sau đó chia sẻ với các bạn trong nhóm.

- GV giải thích về vai trò của tính cách trong việc tạo nên phong cách và số phận của mỗi con người: Tính cách bao gồm các hành vi sẵn có và do rèn luyện mà có, giúp định hình phong cách của mỗi người và ảnh hưởng đến suy nghĩ của mỗi người. Từ đó, ảnh hưởng đến việc định hướng học tập và chọn nghề nghiệp của mỗi cá nhân để phù hợp với tính cách của bản thân.

- GV yêu cầu HS: Em hãy tiếp tục chia sẻ trong nhóm về những tính cách tạo thuận lợi hoặc cản trở bản thân trong cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 3 SHS tr.7.

- HS thực hiện nhiệm vụ trong SBT.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp về những nét tính cách riêng của mình:

+ Mô tả nét tính cách: cần cù, chăm chỉ, năng động, tự tin, cầu toàn, khó tính.

+ Ảnh hưởng đến bản thân trong cuộc sống:

• Thuận lợi:

+ Sự cần cù, chăm chỉ giúp em cố gắng tìm tòi, học hỏi thêm nhiều kiến thức để đạt được mục tiêu của bản thân.

+ Sự năng động giúp em tham gia vào các CLB để có thêm những cơ hội mới và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân.

+ Sự tự tin mang đến cho em niềm tin vào bản thân, chủ động trong mọi công việc và hành động một cách chắc chắn.

• Cản trở: Sự cầu toàn và khó tính gây ra áp lực cho những người xung quanh và bản thân mình, đôi khi còn làm chậm tiến độ công việc của mình.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang HĐ mới.

c. Chia sẻ những nét tính cách đặc trưng của em

Chúng ta cần hướng đến những đặc điểm tích cực của tích cách để rèn luyện.

Hoạt động 2: Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân

  1. Mục tiêu: HS nhận diện những thay đổi cảm xúc của bản thân qua những thay đổi hành vi, thái độ để có những điều chỉnh phù hợp.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được những thay đổi cảm xúc của bản thân qua những thay đổi hành vi, thái độ để có những điều chỉnh phù hợp.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của nhân vật trong những tình huống.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và đánh số chẵn, lẻ.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ: Mỗi nhóm hãy đọc tình huống của của nhóm mình và chỉ ra sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của các nhân vật trong từng tình huống.

+ Nhóm chẵn: Xử lí tình huống 1: Cuối tiết học, cô giáo trả bài kiểm tra, T bị điểm kém. Đến tiết tiếp theo, T không thể tập trung học được.

+ Nhóm lẻ: Xử lí tình huống 2: Các bạn lớp em đều rất háo hức với chuyến trải nghiệm vào cuối tuần. Khi cô giáo thông báo vì thời tiết không đảm bảo nên nhà trường hoãn chuyến đi này, không khí trong lớp bỗng chùng hẳn xuống.

- GV cho HS xem video sau:

 youtu.be/u7a_LOUyjLw (0:30 - 3:08)

- GV đặt câu hỏi:

+ Bố bạn nhỏ đã làm gì khi thấy bạn tức giận?

+ Bạn nhỏ trong video đã thay đổi như thế nào sau khi điều chỉnh cảm xúc tức giận của bản thân?

+ Bài học rút ra từ video là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc tình huống mục 1 SHS tr.7.

- Các nhóm thảo luận và đưa ra cách xử lí tình huống.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện các nhóm HS chia sẻ trước lớp:

+ Tình huống 1:

• Gọi tên cảm xúc:

+ Trước khi biết bị điểm kém: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, hi vọng vào bài kiểm tra của mình sẽ đạt thành tích tốt.

+ Sau khi biết bị điểm kém: hụt hẫng, ủ rũ, buồn bã, lo sợ, suy nghĩ linh tinh, không tập trung vào bài học.

• Bạn T có sự thay đổi cảm xúc đó vì bạn rất hi vọng mình sẽ đạt được điểm cao trong bài kiểm tra lần này.

• Để cảm xúc thay đổi tích cực hơn, bạn T hãy nghĩ rằng bài kiểm tra đó mình làm chưa tốt thì mình sẽ cố gắng vào bài kiểm tra sắp tới và tập trung vào bài học.

+ Tình huống 2:

• Gọi tên cảm xúc:

+ Trước khi có thông báo hoãn chuyến đi tham quan: cả lớp háo hức, mong chờ, vui vẻ.

+ Sau khi có thông báo hoãn chuyến đi: buồn bã, ủ rũ, thất vọng.

• Cả lớp có cảm xúc như vậy vì mọi người đang rất vui vẻ, háo hức trong chuyến đi tham quan lần này.

• Để cảm xúc thay đổi tích cực hơn, các bạn hãy nghĩ rằng khi thời tiết đẹp hơn, nhà trường sẽ tổ chức cho các bạn tham quan bù sau.

- GV mời HS trả lời sau khi xem video:

+ Bố bạn nhỏ đã đưa cho bạn cái búa, túi đinh và dặn: Khi con tức giận con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.

+ Sự thay đổi: Dần dần bạn nhỏ đã học được cách kiềm chế cơn giận của mình.

+ Bài học: Mỗi lần tức giận của bản thân đều để lại vết thương trong lòng người khác. Vì vậy, chúng ta nên học cách kiềm chế cơn giận để không làm tổn thương đến mọi người.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét hoạt động của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân

a. Chia sẻ sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của nhân vật trong những tình huống.

Ở mỗi trường hợp khác nhau thì con người lại xuất hiện một cảm xúc khác nhau. Chúng ta phải biết cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân để tránh những trường hợp không hay xảy ra.

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những thay đổi cảm xúc của em có thể xảy ra trong một số tình huống.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát cho HS Phiếu khảo sát (đính kèm cuối mục) và yêu cầu: Em hãy đánh dấu  vào những dấu hiệu và mức độ của những dấu hiệu thay đổi cảm xúc, sau đó gấp phiếu lại, bỏ vào thùng giấy.

- GV sắp xếp các bạn có biểu hiện giống nhau thành một nhóm và đặt câu hỏi: Những thay đổi ấy đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống, quan hệ và học tập của bản thân em?

- GV kết luận: Sự xuất hiện thay đổi cảm xúc là một quy luật tất yếu nhưng chúng ta có thể làm cho nó trở nên tích cực hơn đối với mỗi cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc yêu cầu mục 2 – SHS tr.7.

- HS hoàn thành Phiếu khảo sát và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV trao đổi với các HS trước lớp:

Ảnh hưởng của sự thay đổi cảm xúc đến cuộc sống của em là:

+ Cảm xúc căng thẳng, lo lắng khiến bản thân em không tập trung được vào công việc, học tập, bài thi sắp tới.

+ Cảm xúc vui vẻ, tích cực khiến bản thân em có tinh thần lạc quan, hứng khởi làm các công việc năng suất và hiệu quả hơn, học hành chăm chỉ hơn.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét hoạt động của HS.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

b. Chia sẻ những thay đổi cảm xúc của em có thể xảy ra trong một số tình huống

Sự xuất hiện thay đổi cảm xúc là một quy luật tất yếu nhưng chúng ta có thể làm nó trở nên tích cực hơn đối với mỗi cá nhân.

 

PHIẾU KHẢO SÁT

Họ và tên: ………………………………………………………

Một số biểu hiện thay đổi

Rất đúng

Gần đúng

Chưa đúng

1. Hay khó chịu, buồn hơn trước.

 

 

 

2. Xuất hiện cảm giác cô đơn.

 

 

 

3. Nhiều khi hiếu động, hưng phấn thái quá.

 

 

 

4. Thích tham gia các hoạt động tập thể, văn nghệ, thể thao,…

 

 

 

5. Thay đổi tâm trạng dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống.

 

 

 

6. Trở nên thu mình hơn, không vui vẻ như trước.

 

 

 

7. Không còn quan tâm tới các hoạt động yêu thích.

 

 

 

8. Vui vẻ, nhanh nhẹn hơn.

 

 

 

9. Hay hờn dỗi, nhạy cảm, lo sợ không được quan tâm, yêu thương.

 

 

 

HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC

  1. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận
  3. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm và trả lời câu hỏi phần Luyện tập.

=> Xem nhiều hơn: 

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Đâu là tích cách tiêu cực về mặt ý chí của tính cách?

  1. bi quan.
  2. khô khan.
  3. nóng nảy.
  4. yếu đuối.

Câu 2. Đâu là tính cách đặc trưng cho người phụ nữ Việt Nam?

  1. cương quyết.
  2. cứng rắn.
  3. dịu dàng.
  4. mạnh mẽ.

Câu 3. Hôm nay, Linh rất háo hức vì được chị Thảo cho đi xem phim. Nhưng chị Thảo đột xuất phải tăng ca nên hẹn Linh hôm khác, Linh rất buồn. Linh nên làm gì để có cảm xúc tích cực trong trường hợp trên?

  1. Linh nghĩ rằng chị Thảo rất bận nên mình cần thông cảm cho chị.
  2. Linh vùng vằng, bỏ lên phòng một mình.
  3. Linh khóc lóc gọi điện mách mẹ.
  4. Linh gọi điện cho chị Thảo đòi đi bằng được.

Câu 4. Cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến hậu quả nào?

  1. Thức khuya.
  2. Bỏ bữa ăn.
  3. Trầm cảm.
  4. Tăng động.

Câu 5. Theo em, đâu không phải là cách để thay đổi suy nghĩ tích cực và sống lạc quan hơn?

  1. Ngủ muộn, thức khuya.
  2. Ăn uống khoa học, hợp lí.
  3. Vận động, tập thể dục thường xuyên.
  4. Đi chơi, tâm sự với bạn bè.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

C

A

C

A

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào đời sống thực tiễn.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà thực hiện
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sự thay đổi cảm xúc của nhân vật ở 2 tình huống.
  4. Tổ chức thực hiện:

...

 

Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in
Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1

Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 1, tải giáo án hướng nghiệp 8 bản 1 chân trời sáng tạo bản chuẩn, soạn ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án HĐTN 8 CTST b1 dùng để in

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay