Giáo án điện tử sinh học 9 bài 15: ADN
Bài giảng điện tử sinh học 9. Giáo án powerpoint bài 15: AND. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án Sinh học 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử sinh học 9
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG NGÀY HÔM NAY!
Axit nucleic có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của tế bào, cơ thể; đảm bảo cho khả năng sinh tồn của nòi giống với chức năng mang gen và truyền đạt thông tin di truyền. Axit nucleic gồm 2 loại: ADN (Axit đêoxiribônucleic) và ARN (Axit ribônucleic).
ADN là 1 phân tử sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình di truyền và sự nhân đôi của NST. Vậy ADN có cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian như thế nào?
BÀI 15: ADN
NỘI DUNG BÀI HỌC
Cấu tạo hóa học của phân tử ADN
Cấu trúc không gian của phân tử ADN
CẤU TẠO HÓA HỌC CỦA PHÂN TỬ ADN
- Vì sao nói ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân (là các Nuclêôtít) gồm 4 loại :
* Mỗi nuclêôtit gồm ba thành phần:
- Nhóm phôtphat
- Đường pentôzơ: đường đêôxiribôzơ (C5H10O4)
- Bazơ nitric thuộc hai nhóm: purin(A,G) và pirimidin(T, X)
* Các Nu chỉ khác nhau ở thành phần bazơ nitric cho nên tên gọi của mỗi loại được gọi chính là tên của bazơ nitric
KẾT LUẬN
- Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.
- ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtít thuộc 4 loại: A, T, G, X
Dựa vào thông tin SGK hãy trả lời câu hỏi:
1/ Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?
2/ Tính đa dạng và đặc thù của ADN có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
- Tính đặc thù và đa dạng của ADN thể hiện ở:
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
=> Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật.
KẾT LUẬN
- ADN có tính đặc thù và đa dạng bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các loại nuclêotít
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.
CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA PHÂN TỬ ADN
J.Oatxơn (người Mỹ) và F.Crick (người Anh) (công bố mô hình ADN năm 1953 – giải thưởng Nôben 1962)
Quan sát hình vẽ bên và trả lời các câu hỏi:
- Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN ?
- Các loại nuclêôtít nào giữa hai mạch liên kết với nhau thành cặp?
- Cấu trúc không gian của phân tử ADN:
Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải), đường kính vòng xoắn 20A0 (Angstron), chiều cao chu kì xoắn 34 A0 gồm 10 cặp nucleotit
- Các loại Nuclêotít giữa 2 mạch ADN liên kết với nhau tạo thành cặp bằng liên kết hyđrô theo nguyên tắc bổ sung (NTBS) là:
A liên kết với T (và ngược lại)
G liên kết với X (và ngược lại)
Trong phân tử ADN:
- Liên kết dọc: trên một mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị
- Liên kết ngang: giữa các nuclêôtit trên 2 mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (NTBS):
A liên kết với T bằng 2 liên kết hyđrô
G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô
KẾT LUẬN
- Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều từ trái sang phải.
- Đường kính vòng xoắn 20A0 (Angstron), mỗi chu kỳ xoắn cao 34 A0 gồm 10 cặp nucleotit
- Các Nuclêotít giữa 2 mạch ADN liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: A liên kết với T; G liên kết với X
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Thông tin giáo án powerpoint:
- Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
- Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Bàn giao giáo án ngay và luôn
Phí giáo án:
- 400k/cả năm
CÁCH ĐẶT GIÁO ÁN:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: nhắn tin hoặc gọi điện tới Zalo số: 0386 168 725 để thông báo: tôi đã đặt
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử sinh học 9