Giáo án thể dục 10 kết nối - Bóng chuyền bài 2: Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng chuyền

Giáo án bài 2: Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng chuyền sách thể dục 10- Bóng chuyền kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của thể dục 10 – bóng chuyền kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Bóng chuyền 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN VỀ SÂN TẬP,

DỤNG CỤ VÀ THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu được một số điều luật cơ bản của môn Cầu lông.
  • Vận dụng được những điều đã học vào trong tập luyện và thi đấu.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo cặp đôi, theo tổ, theo nhóm.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động trao đổi, thực hiện nhiệm vụ học tập với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Phát hiện được lỗi theo quy định của luật thi đấu bóng chuyền trong luyện tập và đấu tập.
  • Tuân thủ theo quy định của luật thi đấu ban hành.
  1. Phẩm chất
  • Luôn tìm tòi, học hỏi những kiến thức trong thực tiễn để vận dụng luật thi đấu bóng chuyền.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Giáo dục thể chất 10 (Bóng chuyền).
  • Hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng chuyền.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Giáo dục thể chất 10 (Bóng chuyền).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, kết nối kiến thức đã có với kiến thức mới của bài học.
  3. Nội dung:

- GV sử dụng phương tiện trực quan giúp HS có nhận biết ban đầu về hình ảnh một số điều luật cơ bản của môn Bóng chuyền.

- GV đặt câu hỏi để thu hút, khích lệ sự tập trung chú ý và khai thác vốn hiểu biết của HS đối với nội dung tiết học.

  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời một số câu hỏi có liên quan đến điều luật trong thi đấu bóng chuyền.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Khi thi đấu bóng chuyền, vận động viên phải tuân thủ theo sự điều khiển của ai? Trọng tài căn cứ vào đâu để điều khiển trận đấu.

+ Luật thi đấu bóng chuyền có được sử dụng thống nhất trên toàn thế giới không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân, vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Khi thi đấu bóng chuyền, vận động viên phải tuân thủ theo sự điều khiển của trọng tài. Trọng tài căn cứ vào luật thi đấu điều khiển trận đấu.

+ Luật thi đấu bóng chuyền được sử dụng thống nhất trên toàn thế giới.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bóng chuyền là môn thể thao có luật thi đấu khá đơn giản, không quá phức tạp, có thể chơi trên sân cỏ, sân xi măng hoặc sân cát, trên nền tuyết,… Chính vì thế, từ khi xuất hiện nó đã được đón nhận bởi đông đảo người Việt và ngày càng trở nên phổ biến. Hiện nay là một trong những môn thể thao được người trẻ Việt Nam ưu thích nhất. Để nắm rõ hơn về một số điều luật trong môn bóng chuyền, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng chuyền.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sân tập, dụng cụ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được quy định về sân thi đấu, lưới, các tiêu chuẩn của bóng.
  2. Nội dung:

- GV nêu vấn đề, cho HS quan sát tranh và giải thích cho HS những nội dung mà HS chưa biết về quy định sân tập, dụng cụ.

- HS tìm hiểu thêm nội dung kiến thức trong SGK.

  1. Sản phẩm học tập: HS nắm và ghi được vào vở quy định về sân tập, dụng cụ trong thi đấu bóng chuyền.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS:

+ Bóng chuyền là môn thể thao thi đấu giữa hai đội chơi trên một sân có lưới phân cách

ở giữa. Mục đích trò chơi là đánh bóng qua trên lưới sao cho bóng chạm sân đối phương

và ngăn không cho đối phương làm tương tự như vậy với mình. Mỗi đội được chạm bóng

3 lần để đưa bóng sang sân đối phương (không kể lần chắn bóng).

+ Bóng vào cuộc bằng phát bóng do vận động viên phát bóng qua lưới sang sân đối phương. Một pha bóng chỉ kết thúc khi bóng chạm sân đấu, ra ngoài hoặc một đội bị phạm lỗi.

+ Trong Bóng chuyền, đội thắng mỗi pha bóng được một điểm. Khi đội đỡ phát bóng

thắng một pha bóng, đội đó ghi được một điểm đồng thời giành được quyền phát bóng và các vận động viên đội đó thực hiện di chuyển xoay vòng một vị trí theo chiều kim đồng hồ.

- GV cho HS quan sát hình kích thước quy chuẩn của sân bóng chuyền, kích thước quy chuẩn của lưới bóng chuyền và trình bày, giải thích cho HS một số quy định về sân tập, dụng cụ.

- GV mời HS nhắc lại một số quy định về sân tập và dụng cụ.   

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV chỉ trên hình, giới thiệu và trình bày một số quy định về sân tập và dụng cụ.

- HS kết hợp quan sát và đọc SGK.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày quy định về sân tập và dụng cụ.   

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Sân tập, dụng cụ

a. Sân thi đấu (Điều 1)

- Khu vực sân đấu gồm sân thi đấu và khu tự do. Sân thi đấu Bóng chuyền có hình chữ

nhật và đối xứng, kích thước 18 m x 9 m, xung quanh là khu tự do rộng tối thiểu 3 m về tất cả mọi phía. Khoảng không tự do là khoảng không gian trên khu sân đấu mà không có vật cản nào, có chiều cao tối thiểu 7 m tính từ mặt sân.

b. Lưới

- Lưới được căng ngang trên đường giữa sân. Chiều cao mép trên của lưới nam là 2,43 m và của nữ là 2,24 m.

- Hai băng giới hạn màu trắng dài 1 m, rộng 5 cm đặt ở hai bên đầu lưới thẳng góc với

giao điểm của đường biên dọc và đường giữa sân. Băng giới hạn là một phần của lưới.

- Hai cột giới hạn (Ăng-ten) đường kính 10 mm dài 1,8 m đặt đối nhau ở hai bên lưới, được buộc chặt sát với mép ngoài mỗi băng giới hạn. Phần cột giới hạn cao hơn lưới 80 cm, được sơn xen kẽ các đoạn màu tương phản nhau, mỗi đoạn dài 10 cm. Cột giới hạn là một phần của lưới và giới hạn 2 bên của khoảng không gian bóng qua trên lưới.

c. Các tiêu chuẩn của bóng

- Bóng là hình cầu tròn, làm bằng da mềm hoặc da tổng hợp, trong có ruột bằng cao su hoặc chất liệu tương tự. Màu sắc của bóng phải sáng đồng màu, hoặc phối hợp các màu.

- Chu vi của bóng: 65 - 67 cm, khối lượng của bóng là 260 - 280 g. Áp lực bên trong của bóng: từ 0,30 đến 0,325 kg/cm

 

Hoạt động 2: Cách tính điểm

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được quy định về cách tính điểm và tổ chức trận đấu.
  2. Nội dung:

- GV nêu vấn đề, cho HS quan sát tranh và giải thích cho HS những nội dung mà HS chưa biết về cách tính điểm và tổ chức trận đấu.

- HS tìm hiểu thêm nội dung kiến thức trong SGK.

  1. Sản phẩm học tập: HS nắm và ghi được vào vở quy định về cách tính điểm và tổ chức trận đấu trong thi đấu bóng chuyền.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 2 nhóm, hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu thêm tư liệu và thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về cách tính điểm trong thi đấu bóng chuyền.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về cách tổ chức trận đấu trong thi đấu bóng chuyền.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin SGK kết hợp tìm hiểu thêm thông tin, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về cách tính điểm trong thi đấu bóng chuyền.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về cách tổ chức trận đấu trong thi đấu bóng chuyền.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Cách tính điểm

a. Được một điểm, thắng một hiệp, thắng trận đấu

- Được một điểm: Đội ghi được một điểm khi:

+ Đưa bóng chạm sân đổi phương.

+ Do đội đối phương phạm lỗi.

+ Đội đối phương bị phạt.

- Thắng một hiệp: Đội thắng một hiệp (trừ hiệp thứ 5 - hiệp quyết thắng) là đội được 25 điểm trước và hơn đội kia ít nhất 2 điểm. Trường hợp hoà 24 - 24, phải đấu tiếp cho đến khi hơn nhau 2 điểm (26 - 24, 27 - 25,...).

- Thắng trận đấu: Đội thắng trận là đội thắng 3 hiệp đấu. Trong trường hợp hoà 2 - 2, hiệp quyết định (hiệp 5) đấu đến 15 điểm và đội thắng phải hơn ít nhất 2 điểm.

b. Tổ chức trận đấu

- Bốc thăm: Trước trận đấu, trọng tài thứ nhất cho bốc thăm để chọn quyền ưu tiên đội nào phát bóng trước và đội nào chọn sân ở hiệp thứ nhất. Nếu thi đấu hiệp thứ 5 (hiệp quyết định), phải tiến hành bốc thăm lại.

- Đội hình thi đấu của đội: Mỗi đội phải luôn có 6 cầu thủ khi thi đấu. Đội hình thi đấu ban đầu chỉ rõ trật tự xoay vòng của các cầu thủ trên sân. Trật tự này phải giữ đúng suốt hiệp đấu.

- Vị trí: Tại thời điểm vận động viên phát bóng đánh bóng đi thì trừ vận động viên này, các cầu thủ của mỗi đội phải đứng đúng vị trí trên sân mình theo đúng trật tự xoay vòng.

- Vị trí của các vận động viên được xác định theo thứ tự như sau:

+ Ba vận động viên đứng dọc theo lưới là những vận động viên hàng trước: vị trí

số 4 (trước bên trái), số 3 (trước giữa) và số 2 (trước bên phải).

+ Ba vận động viên còn lại là các vận động viên hàng sau: Vị trí số 5 (sau trái), số 6 (ở sau giữa) và 1 (sau bên phải).

- Xác định và kiểm tra vị trí các vận động viên bằng vị trí bàn chân chạm đất.

- Sau khi bóng đã phát đi, các vận động viên có thể di chuyển và đứng ở bất kì vị trí nào trên sân của mình và khu tự do.

Hoạt động 3: Cách thức đánh bóng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được quy định về cách cách thức đánh bóng (số lần chạm bóng của đội, tính chất của chạm bóng, thứ tự phát bóng).
  2. Nội dung:

- GV nêu vấn đề, cho HS quan sát tranh và giải thích cho HS những nội dung mà HS chưa biết về cách thức đánh bóng.

- HS tìm hiểu thêm nội dung kiến thức trong SGK.

  1. Sản phẩm học tập: HS nắm và ghi được vào vở quy định về thức đánh bóng.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS: Mỗi đội phải thi đấu trong khu vực sân đấu và phần không gian của mình. Tuy nhiên, có thể cứu bóng từ ngoài khu tự do.

- GV cho HS quan sát hình trình bày, giải thích cho HS một số quy định về cách thức đánh bóng.

- GV mời HS nhắc lại một số quy định về cách thức đánh bóng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu và trình bày một số quy định về cách thức đánh bóng.

- HS kết hợp quan sát và đọc SGK.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày quy định cách thức đánh bóng.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Cách thức đánh bóng

a. Số lần chạm bóng của đội

- Một đội có quyền chạm bóng tối đa 3 lần (không kể chắn bóng) để đưa bóng sang

sân đối phương.

- Chạm bóng liên tiếp: Một vận động viên không được chạm bóng hai lần liên tiếp.

- Cùng chạm bóng: Hai hoặc ba vận động viên có thể chạm bóng trong cùng một thời điểm. Khi hai (hoặc ba) vận động viên trong đội cùng chạm bóng thì tính hai (hoặc ba) lần chạm bóng (trừ chắn bóng). Nếu các vận động viên cùng cố đánh bóng nhưng chỉ có một người chạm bóng thì tính một lần chạm.

- Hỗ trợ đánh bóng: Trong khu vực sân đấu, vận động viên không được phép nhận sự hỗ trợ của đồng đội hoặc bất cứ vật gì để giúp đánh bóng.

b. Tính chất của chạm bóng

Bóng phải được đánh đi không giữ lại, không ném. Bóng có thể nảy ra theo bất cứ

hướng nào và có thể chạm nhiều phần trên cơ thể nhưng phải liền cùng một lúc.

c. Thứ tự phát bóng

Sau quả phát bóng đầu tiên của hiệp đấu, quyền phát bóng của cầu thủ được quyết

định như sau:

- Nếu đội phát bóng thắng pha bóng đó, thì cầu thủ đang phát bóng tiếp tục phát bóng.

- Nếu đội đỡ bóng thắng pha bóng đó, thì đội đó giành quyền phát bóng và phải xoay vòng trước khi phát bóng, cầu thủ bên phải hàng trên chuyển xuống bên phải hàng sau để phát bóng.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Bóng chuyền 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

PHẦN MỘT: KIẾN THỨC CHUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ DINH DƯỠNG ĐỂ RÈN LUYỆN SỨC KHOẺ VÀ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

PHẦN HAI: THỂ THAO TỰ CHỌN – BÓNG CHUYỀN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN - MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN VỀ SÂN TẬP, DỤNG CỤ VÀ THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: KĨ THUẬT TƯ THẾ CHUẨN BỊ, DI CHUYỂN VÀ CHUYỀN BÓNG CƠ BẢN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: KĨ THUẬT PHÁT BÓNG, ĐẬP BÓNG VÀ CHẮN BÓNG CƠ BẢN

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay