Giáo án Thể dục 11 - Bóng rổ cánh diều Chủ đề 4 Bài 2: Thi đấu trong môn Bóng rổ

Giáo án Chủ đề 4 Bài 2: Thi đấu trong môn Bóng rổ sách Giáo dục thể chất 11 - Bóng rổ cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của GDTC 11 - Bóng rổ cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án Thể dục 11 - Bóng rổ cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: THI ĐẤU TRONG MÔN BÓNG RỔ

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Biết các hình thức thi đấu trong môn Bóng rổ

-       Biết một số quy định của Luật Hội ý trong môn Bóng rổ

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các tranh, ảnh.

-       Hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động thi đấu trong môn Bóng rổ; các trò chơi vận động.

-       Hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động luyện tập, trò chơi, đấu tập và vận dụng linh hoạt các phương pháp tập luyện.

Năng lực giáo dục thể chất:

-       Vận dụng được các chiến thuật phối hợp tấn công và phòng thủ đã học vào tập luyện và thi đấu

-       Vận dụng được một số quy định của Luật Hội ý vào tập luyện và thi đấu

-       Biết tự điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát, tập luyện của bản thân và tổ, nhóm; có khả năng phán đoán, xử lí các tình huống một cách linh hoạt và phối hợp được với đồng đội trong tập luyện và thi đấu môn Bóng rổ; vận dụng được những kiến thức đã học vào rèn luyện, hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo và phát triển thể lực

3. Phẩm chất:

-       Thể hiện được khả năng và sự đam mê môn Bóng rổ trong tập luyện, thi đấu và trong cuộc sống

-       Tự giác và tích cực trong tập luyện

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       Giáo án, SHS, SGV Giáo dục thể chất Bóng rổ 11.

-     Tranh, ảnh, hướng dẫn tổ chức thi đấu 3  3 hoặc 5  5  

-       Bóng rổ tiêu chuẩn (bóng số 7 cho HS nam và số 6 cho HS nữ).

-       Sân bóng rổ để tổ chức thi đấu

-       Còi để phục vụ các hoạt động tập luyện và trò chơi

2. Đối với học sinh

-       SHS Giáo dục thể chất Bóng rổ 11.

-       Giày thể thao, quần áo thể dục.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, phấn khởi trước khi vào bài học mới.

b. Nội dung: GV cho HS khởi động chung, khởi động chuyên môn.

c. Sản phẩm: HS thực hiện bài tập khởi động theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động:

+ Khởi động chung:

●     Bài tập tay không.

●     Khởi động các khớp.

●     Bài tập căng cơ.

●     Chạy chậm, chạy tăng tốc độ.

+ Khởi động chuyên môn:

●     Chạy nghiêng, chạy biến hướng.

●     Di chuyển trượt: trượt ngang, trượt tiến, trượt lùi

●     Tại chỗ và di chuyển dẫn bóng

●     Tại chỗ và di chuyển chuyền bắt bóng

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS thực hiện bài tập khởi động theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

- GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong quá trình khởi động.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).

- GV động viên, khích lệ những tiến bộ HS so với các giờ học trước.

→ GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 2 – Thi đấu trong môn bóng rổ

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các nội dung thi đấu trong môn Bóng rổ   

a. Mục tiêu: HS biết các hình thức tổ chức thi đấu trong môn Bóng rổ

b. Nội dung: GV hướng dẫn; HS làm quen các hình thức tổ chức thi đấu trong môn Bóng rổ

c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng các nội dung thi đấu trong môn Bóng rổ

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Lượng vận động

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Thời gian

Số lần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu: Bóng rổ là môn thể thao tập thể, thi đấu đối kháng trực tiếp trên cùng một sân. Trong môn Bóng rổ có hai nội dung thi đấu chính thức gồm: Thi đấu 5 người và thi đấu 3 người

- GV hướng dẫn HS cách thức tổ chức thi đấu theo các hình thức thi đấu khác nhau:

+ Thi đấu 3  3

+ Thi đấu 5  5

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS vận dụng một số bài tập phối hợp tấn công và phòng thủ đã học vào thi đấu

- GV chia số HS trong lớp thành các đội theo số lượng người quy định và tổ chức thi đấu. Mỗi hiệp giới hạn bằng số điểm quy định

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng một số bài tập phối hợp tấn công và phòng thủ đã học vào thi đấu

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số đội thực hiện trước lớp. Các đội khác chú ý quan sát nhận xét, rút kinh nghiệm.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và nêu ưu, nhược điểm của từng đội.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

 

 

1. Các nội dung thi đấu trong môn Bóng rổ

 a. Nội dung thi đấu 3  3

- Quy định về số lượng VĐV: Có 3 VĐV thi đấu chính thức trên sân và tối đa 1 VĐV dự bị

- Thi đấu trên nửa sân, cả hai đội sẽ luân phiên tấn công và phòng thủ với 1 bảng rổ

- Một số yêu cầu khi thi đấu: Thi đấu tích cực; vận dụng các chiến thuật phối hợp tấn công và phòng thủ đã học; vận dụng các quy định, điều luật đã học

b. Nội dung thi đấu 5  5

- Quy định về số lượng VĐV: Có 5 VĐV thi đấu chính thức trên sân và tối đa 7 VĐV dự bị

- Thi đấu trên phạm vi cả sân với 2 bảng rổ. Trong mỗi hiệp, mỗi bên sẽ tấn công 1 rổ và bảo vệ 1 rổ.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số quy định của Luật Hội ý    

a. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định của Luật Hội ý  

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi về một số quy định của Luật Hội ý, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định của Luật Hội ý

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Lượng vận động

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Thời gian

Số lần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu: Hội ý là yêu cầu dừng trận đấu của huấn luyện viên trưởng hoặc trợ lí huấn luyện viên

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi về một số quy định của Luật Hội ý:

+ Mỗi lần hội ý sẽ kéo dài bao nhiêu phút?

+ Mội đội có mấy lần hội ý ở các hiệp? Được sử dụng tối đa mấy lần hội ý ở 2 phút cuối của hiệp 4? Mấy lần hội ý cho mỗi hiệp phụ?

+ Lần hội ý không được sử dụng ở hiệp 1 và hiệp 2 có được giữ lại sử dụng ở hiệp 3 và hiệp 4 không? Lần hội ý của hiệp 3 và 4 có được giữ lại sử dụng ở hiệp phụ không?

+ Lần hội ý sẽ dành cho đội nào?

+ Lần hội ý sẽ không dành cho đội nào khi đồng hồ thi đấu chỉ 2;00 phút hoặc ít hơn ở hiệp thứ 4 hoặc của mỗi hiệp phụ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, trả lời các câu hỏi về một số quy định của Luật Hội ý

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trả lời các câu hỏi về một số quy định của Luật Hội ý. Các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và chuẩn lại một số quy định của Luật Hội ý

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

 

 

2. Một số quy định của Luật Hội ý

- Hội ý là yêu cầu dừng trận đấu của huấn luyện viên trưởng hoặc trợ lí huấn luyện viên.

- Mỗi lần hội ý sẽ kéo dài 1 phút

- Mỗi đội có 2 lần hội ý ở hiệp 1 và hiệp 2; có 3 lần hội ý ở hiệp 3 và hiệp 4, nhưng chỉ được sử dụng tối đa 2 lần hội ý ở 2 phút cuối của hiệp 4; có 1 lần hội ý cho mỗi hiệp phụ

- Lần hội ý không sử dụng ở hiệp 1 và hiệp 2 không được giữ lại sử dụng ở hiệp 3 và hiệp 4; lần hội ý của hiệp 3 và hiệp 4 sẽ không được giữ lại sử dụng ở hiệp phụ

- Lần hội ý sẽ dành cho đội có huấn luyện viên xin yêu cầu hội ý trước, trừ khi có hội ý sau khi đối phương ném bóng vào rổ và không có vi phạm nào bị thổi phạt.

- Lần hội ý sẽ không dành cho đội ghi điểm ghi điểm khi đồng hồ thi đấu chỉ 2:00 phút hoặc ít hơn ở hiệp thứ 4 hoặc của mỗi hiệp phụ, trừ khi trọng tài cho dừng trận đấu  

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án Thể dục 11 - Bóng rổ cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC THỂ CHẤT 11 - BÓNG RỔ CÁNH DIỀU

PHẦN 1: KIẾN THỨC CHUNG

PHẦN 2: THỂ THAO TỰ CHỌN - BÓNG RỔ

GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC THỂ CHẤT 11 - BÓNG RỔ CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ 1: VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA  MÔN BÓNG RỔ; KĨ THUẬT DI CHUYỂN VÀ KĨ THUẬT DẪN BÓNG

GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC THỂ CHẤT 11 - BÓNG RỔ CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ 2: KĨ THUẬT CHUYỀN, BẮT BÓNG VÀ ĐỘT PHÁ

GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC THỂ CHẤT 11 - BÓNG RỔ CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ 3: KĨ THUẬT NHẢY NÉM RỔ VÀ CHIẾN THUẬT TẤN CÔNG TRONG BÓNG RỔ

GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC THỂ CHẤT 11 - BÓNG RỔ CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ 4: CHIẾN THUẬT PHONG THỦ VÀ THI ĐẤU

Chat hỗ trợ
Chat ngay