Giáo án GDĐP lớp 10 Hồ Chí Minh Chủ đề 3: quá trình tiếp nhận và biến đổi văn hóa của vùng đất Sài Gòn – Gia Định – thành phố Hồ Chí Minh

Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 10 Hồ Chí Minh Chủ đề 3: quá trình tiếp nhận và biến đổi văn hóa của vùng đất Sài Gòn – Gia Định – thành phố Hồ Chí Minh. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 10 Hồ Chí Minh đủ các chủ đề

CHỦ ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA

CỦA VÙNG ĐẤT SÀI GÒN – GIA ĐỊNH – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

-       Trình bày được khái lược về lịch sử hình thành địa danh Sài Gòn – Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh.

-       Nêu được quá trình tiếp nhận văn hóa của vùng đất Sài Gòn – Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh.

-       Phân tích và hiểu được quá trình biến đổi văn hóa của vùng đất Sài Gòn – Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.

Năng lực riêng:

-       Năng lực đọc và nhận biết được thông tin.

-       Năng lực phân tích.

3. Phẩm chất

-       Yêu quý, trân trọng, tự hào, yêu nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với GV

-       Giáo án Giáo dục địa phương (TP Hồ Chí Minh)

-       Tranh, ảnh, tư liệu, tài liệu sưu tầm.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với HS

-       Tài liệu Giáo dục địa phương (TP Hồ Chí Minh).

-       Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi để HS thảo luận: Hãy kể tên một số bài hát về vùng đất Sài Gòn – Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh mà em biết. Em thích nhất bài hát nào? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi gợi mở của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi thảo luận:

+ Một số bài hát về vùng đất Sài Gòn – Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh là:Thành phố trẻ, Sài Gòn đẹp lắm, Nắng Sài Gòn, Thành phố mười hai mùa hoa, Thành phố tình yêu và nỗi nhớ,…

+ Em thích nhất bài hát Sài Gòn đẹp lắm vì giai điệu rộn ràng, âm điệu dễ nghe, dễ hát đã làm bài hát trở thành biểu tượng của thành phố.

- GV mở video bài hát cho HS nghe: https://youtu.be/IwaK5mM3Tls.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Chủ đề 3: Quá trình tiếp nhận và biến đổi văn hóa của vùng đất Sài Gòn – Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu lịch sử hình thành và quá trình phát triển văn hóa của Sài Gòn – Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh

a. Mục tiêu:Biết tìm hiểu về lịch sử hình thành và quá trình phát triển văn hóa của Sài Gòn – Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Nội dung: HS đọc thông tin SGK I – SGK tr.23-26 và tìm hiểu về từng giai đoạn hình thành và phát triển của Sài Gòn – Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Vùng đất Sài Gòn – Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh có lịch sử hình thành lâu đời. Vì vậy, sự giao lưu, tiếp nhận và biến đổi văn hoá là không thể tránh khỏi, điều này thể hiện rõ nét qua các giai đoạn lịch sử.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I – SGK tr.23-26, thảo luận nhóm (4 HS) và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu những yếu tố tác động đến việc hình thành, tiếp nhận văn hóa của Sài Gòn – Gia Định trước năm 1698. Điều gì đã tạo nên sự phong phú và đa dạng văn hóa cho vùng đất này.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu những yếu tố tác động đến việc hình thành, tiếp nhận văn hóa của Sài Gòn – Gia Định trong thời các chúa Nguyễn (1698 – 1859). Vì sao Sài Gòn – Gia Định trở thành một trung tâm văn hóa đa sắc?

- GV gợi ý cho HS thảo luận: Các em thảo luận theo các ý sau:

* Quá trình hình thành.

* Chính trị.

* Kinh tế.

* Văn hóa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

I. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển văn hóa của Sài Gòn – Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh

1. Giai đoạn Sài Gòn – Gia Định trước năm 1698.

* Quá trình hình thành:

- Thuộc quyền quản lí của Chân Lạp nhưng vẫn sống tự trị, tự do.

- Năm 1679, nhà Nguyễn cho phép người Hoa vào Nam Bộ khai khẩn đất đai.

→ Giai đoạn từ năm 1623 đến năm 1698 có thể được xem là thời kì hình thành Sài Gòn.

- Cư dân gồm: người bản địa, lưu dân người Việt ở Đàng Ngoài và lưu dân người Hoa.

- Trong quá trình sinh sống, các dân tộc đã tiếp xúc, giao lưu văn hoá với nhau tạo nên sự phong phú, đa dạng văn hoá ở nơi đây.

* Chính trị: năm 1679, các cơ quan cai trị và quân sự thiết lập cố định với quy mô lớn theo “dân làng mở đất trước, nhà nước đến cai trị sau”.

* Kinh tế: trở thành một thị trấn quan trọng trong vùng Nam Đông Dương.

* Văn hóa:

- Văn hoá bản địa, văn hoá Óc Eo (Phù Nam): chữ Phạn trở thành văn tự chính thức của triều đình và các đền thờ.

- Những di tích của văn hoá Óc Eo như: Gò Cây Mai, Rạch Lò Gốm, đường Lê Hồng Phong, Trường đua Phú Thọ,...

- Văn hoá bản địa vẫn phủ rộng và có tiếp xúc với văn hoá của người Việt cổ.

2. Sài Gòn – Gia Định trong thời các chúa Nguyễn (1698 – 1859):

* Quá trình hình thành:

- Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh lập ấp, lập xứ, dựng dinh ở vùng đất này.

→ Đây là cột mốc đầu tiên của Sài Gòn vì chính thức có chính quyền của chúa Nguyễn, quản lí và bảo hộ.

* Chính trị:

- Phủ Gia Định được thành lập để thống nhất tất cả các huyện, châu, đạo toàn miền Nam.

- Năm 1802, đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định, các dinh đổi thành các trấn và nằm dưới sự cai quản của trấn Gia Định.

- Năm 1832 – 1859: Gia Định trở thành Nam Kỳ lục tỉnh và nay là toàn bộ vùng đất Nam Bộ.

* Kinh tế:

- Chính quyền chiêu mộ những người dân có vật lực để mở mang đất đai, trồng cây và làm nhà cửa.

- Có thêm nhiều chợ, phố để giao dịch chưa hàng, có nhiều bến cảng để thuyền bè xuất, nhập.

→ Sài Gòn trở thành thành thị từ rất sớm, thị trường lúa gạo, trung tâm công nghiệp quan trọng.

* Văn hóa:

- Cuối TK XVIII: Sài Gòn là trung tâm văn hoá đa sắc do sự tiếp nhận, giao thoa giữa văn hóa các vùng:

+ Văn hóa Ngũ Quảng thể hiện qua giọng hò, điệu lí, các nghi lễ thực hành tín ngưỡng tại các đình, miếu, qua nghệ thuật Hát Bội,...

+ Văn hóa Trung Hoa thể hiện qua hệ thống cơ sở tín ngưỡng miếu, hội quán tập trung ở Quận 5 như Miếu Bà Thiên Hậu,…; nghệ thuật múa lân sư rồng, lễ hội Tết Nguyên tiêu, tiết Thanh Minh,…

→ là kết quả của sự tiếp nhận, giao lưu và biến đổi văn hoá đô thị, sông nước của Sài Gòn – Gia Định.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 10 Hồ Chí Minh đủ các chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay