Giáo án GDĐP lớp 10 Hồ Chí Minh Chủ đề 7: ô nhiễm môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh

Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 10 Hồ Chí Minh Chủ đề 7: ô nhiễm môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 10 Hồ Chí Minh đủ các chủ đề

CHỦ ĐỀ 7: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

-       Trình bày được thực trạng môi trường tự nhiên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

-       Nêu được tác động của con người tới môi trường tự nhiên.

-       Nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.

-       Hiểu được mục đích của việc tham gia các hoạt động phòng chống ô nhiễm môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh.

-       Đề xuất tham gia các hoạt động phòng chống ô nhiễm môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.

Năng lực riêng:

-       Năng lực tìm kiếm thông tin trên Internet.

-       Năng lực đọc thông tin.

-       Năng lực phân tích.

3. Phẩm chất

-       Yêu quý, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với GV

-       Giáo án Giáo dục địa phương (TP Hồ Chí Minh)

-       Tranh, ảnh, tư liệu, tài liệu sưu tầm.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với HS

-       Tài liệu Giáo dục địa phương (TP Hồ Chí Minh).

-       Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi để HS thảo luận: Em có biết vì sao gần đây bầu trời tại Thành phố Hồ Chí Minh bị bao phủ bởi một lớp mù dày đặc từ sáng đến trưa, kéo dài nhiều ngày liền?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi gợi mở của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi thảo luận: Gần đây bầu trời tại thành phố Hồ Chí Minh bị bao phủ bởi một lớp mù dày đặc từ sáng đến trưa, kéo dài nhiều ngày liền là do ô nhiễm không khí, khí thải từ phương tiện giao thông như xe máy, ô tô và khí thải từ các nhà máy ở khu công nghiệp.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Chủ đề 7 – Ô nhiễm môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh

a. Mục tiêu:Biết tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Nội dung: HS đọc thông tin SGK I – SGK tr.59, 60 và tìm hiểu về về thực trạng ô nhiễm môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi: Quan sát các hình 1, 2, 3, 4, em hãy cho biết những vấn nạn môi trường mà Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp phải là gì?

 

 

 

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 HS) và yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, 2 – SGK tr.59, 60 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm chẵn: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Nhóm lẻ: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Em hãy đọc mục 3 – SGK tr.60 và trình bày khái quát về thực trạng của các loại ô nhiễm khác ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

I. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh.

1. Ô nhiễm nguồn nước ở Thành phố Hồ Chí Minh:

- Nguyên nhân:

+ Do sự thiếu ý thức của người dân ở các vùng kênh rạch.

+ Lấn chiếm rạch để xây nhà tạm bợ, buôn bán.

- Thực trạng:

+ Mật độ kênh rạch khu vực các quận nội thành hiện đang ở mức rất thấp và không có lợi cho việc thoát nước.

+ Nhiều tuyến kênh trong nội thành bị ô nhiễm nặng, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ và cô-li-phôm (coliform).

+ Rạch Phan Văn Hân ngập đầy rác, nước đen, mùi hôi nồng nặc.

+ Các chất thải công nghiệp làm nhiều con sông, kênh rạch bị ô nhiễm, sức khỏe người dân ảnh hưởng nghiêm trọng.

2. Ô nhiễm không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh:

- Nguyên nhân:

+ Do hoạt động giao thông, dung lượng xe di chuyển ở các ngã tư, đại lộ.

+ Do các công trình xây dựng ngày càng tăng, hoạt động sửa chữa, làm mới cơ sở hạ tầng,… tăng nhưng không xử lí chất thải ra môi trường.

- Thực trạng: Chất lượng không khí được cải thiện với nồng độ PM2.5 giảm nhưng vẫn cao.

3. Các loại ô nhiễm khác ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ô nhiễm tiếng ồn:

+ Do hoạt động giao thông ở những nơi có số lượng xe di chuyển đông.

+ Do tiếng ồn từ các cửa hàng, loa di động ở khu đông dân vượt quá mức cho phép.

- Ô nhiễm ánh sáng: do ánh sáng có 24/24 và không có bóng tối khiến người dân choáng ngợp.

- Ô nhiễm nhiệt:

+ Do nhiều con đường bê tông, khu chugn cư, nhà cao tầng mọc lên.

+ Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, sức nóng từ các ngôi nhà, con đường tỏa ra ngày càng nhiều.

+ Khi trời mưa, nước nóng từ các con đường nhựa chảy xuống làm tăng nhiệt độ của nước, đất, không khí.

- Cản trở tầm nhìn: do các công trình, nhà cao tầng, sương mù dày đặc, bụi mịn,…

- Ô nhiễm đất:

+ Do chất thải công nghiệp, việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,…

+ Do khai thác nước ngầm thiếu quy hoạch.

+ Do khai thác đất, cát trái phép, gây sạt lở, ảnh hưởng đến dòng chảy.

+ Do bụi và khí thải sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 10 Hồ Chí Minh đủ các chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay