Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Hồ Chí Minh
Tài liệu giáo GDĐP lớp 10 Hồ Chí Minh. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Hồ Chí Minh. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Hồ Chí Minh lớp 10
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 1: DANH NHÂN DẤT GIA ĐỊNH LÊ VĂN DUYỆT – VỊ TỔNG TRẤN TÀI ĐỨC CỦA ĐẤT GIA ĐỊNH
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau Chủ đề này, HS sẽ:
- Giới thiệu được một tác phẩm tiêu biểu.
- Hiểu được nội dung gắn với địa danh/ nhân vật ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá được giá trị của tác phẩm trong việc hình thành tính cách, giá trị sống của cộng đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.
Năng lực riêng:
- Năng lực đọc và nhận biết được đặc điểm của văn bản.
- Phẩm chất
- Yêu quý, trân trọng, tự hào và giữ gin, phát huy giá trị truyền thống của TP Hồ Chí Minh.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với GV
- Giáo án Giáo dục địa phương (TP Hồ Chí Minh)
- Tranh, ảnh, tư liệu, tài liệu sưu tầm.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với HS
- Tài liệu Giáo dục địa phương (TP Hồ Chí Minh).
- Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về những hiểu biết về các thể loại văn học đã học.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi để HS thảo luận:
Câu 1: Kể tên một số danh nhân của đất Gia Định và những đóng góp của họ.
Câu 2: Lắng nghe video sau và hãy tóm tắt những nét chính về nhân vật Lê Văn Duyệt.
https://www.youtube.com/watch?v=TfKtZ-F13Q0
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi gợi mở của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi thảo luận:
+ Câu 1:
Danh nhân | Đóng góp |
Nhà giáo Võ Trường Toản | Là một trong những danh nhân, xử sĩ đất Gia Định, quê ở phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (thuộc TP Hồ Chí Minh ngày nay). Võ Trường Toản là một nhà nho lớn, một nhà giáo đức độ, tài ba ở miền Nam, thế kỷ 18. Sở học của tiên sinh họ Võ đã đạt tới bậc danh nhân và có kiến thức uyên thâm, thông đạt. Học trò của danh sư Võ Trường Toản có tới mấy trăm người, nhưng nổi tiếng hơn cả là “Gia Định tam gia thi”: Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tĩnh... đều là những danh nhân đất Nam Kỳ. |
Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tĩnh | Là ba học trò rất thành đạt dưới triều Gia Long của người thầy Võ Trường Toản. Họ không chỉ văn hay chữ tốt, mà từng là những người đã góp phần không nhỏ trong việc gây dựng một vương triều Nguyễn tồn tại gần 150 năm. |
+ Câu 2: HS ghi chép và trình bày những hiểu biết của mình
Lê Văn Duyệt (1763 hoặc 1764[1] – 28 tháng 8 năm 1832) còn gọi là Tả Quân Duyệt, là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Khi chiến tranh kết thúc và nhà Nguyễn được thành lập, ông trở thành một đại thần, phục vụ hai triều vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) và Minh Mạng.
Ông nội ông là người gốc Quảng Ngãi, vào Tiền Giang lập nghiệp nên ông sinh ra tại Tiền Giang. Lê Văn Duyệt gia nhập quân đội Gia Định, cùng chúa Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn từ năm 1781. Ông cầm quân thắng nhiều trận lớn, nên nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ của quân Gia Định tới chức chỉ huy Tả Quân vào thời điểm cuộc chiến kết thúc. Sau khi nhà Nguyễn thành lập, ông trở thành một vị quan, tướng quân giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình, nhiều lần công cán ở cả phía Bắc thành và hai lần được cử làm Tổng trấn Gia Định Thành.
Việc cai trị của ông đã góp công lớn giúp ổn định và phát triển khu vực Nam kỳ, khiến cho vùng này từ một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thành một khu vực bình yên và giàu có. Thêm vào đó, Lê Văn Duyệt phản đối việc nối ngôi của Minh Mạng đồng thời bảo vệ các tín đồ Công giáo khỏi chính sách bế quan tỏa cảng và trọng Nho giáo của nhà vua. Những việc này đã khiến ông thường xuyên xung đột với nhà vua và dẫn đến việc triều đình đã hạch tội và cho phá mộ sau khi Lê Văn Duyệt mất. Vì việc này, người con nuôi của ông là Lê Văn Khôi đã nổi dậy chống lại triều đình. Sau khi cuộc nổi dậy bị dập tắt, Lê Văn Duyệt tiếp tục bị truy tội đến mãi đời Thiệu Trị thì vụ án mới được xét lại, và ông mới được phục hồi danh dự.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một nhân vật lịch sử đặc biệt – Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt qua văn bản Dựng lại ngôi vua Chân Lạp, dỗ dành nhân dân Gia Định.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- Mục tiêu: Biết cách đọc, xác định các sự việc chính của văn bản.
- Nội dung: HS sử dụng tài liệu, đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS cách đọc truyện: đọc to, rõ ràng. - GV yêu cầu HS: + Tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản. + Xác định bố cục văn bản. + Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS Đọc thông tin trong SGK và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản - Ngôi kể: Ngôi thứ ba. - Phương thức biểu đạt: Tự sự. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1: từ đầu đến “không phải tâu vui” – Lê Văn Duyệt giữ chức Tổng trấn thành Gia Định. + Phần 2: tiếp theo đến “can đảm của Duyệt” – công lao của Tổng trấn Lê Văn Duyệt. + Phần 3: Những giai thoại về Lê Văn Duyệt. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
- Mục tiêu: Biết được vẻ đẹp tâm hồn, tính cách nhân vật.
- Nội dung: HS trả lời các câu hỏi.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nhân vật Lê Văn Duyệt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu về chân dung Lê Văn Duyệt. - GV yêu cầu HS đọc phần đầu văn bản và suy nghĩ trả lời câu hỏi: + Tóm tắt các sự kiện trước khi Lê Văn Duyệt được giữ chứng Tổng trấn thành Gia Định. + Em có nhận xét gì qua các việc làm của Lê Văn Duyệt? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS Đọc thông tin trong SGK và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. | II. Đọc – hiểu văn bản 1. Lê Văn Duyệt được giữ chức Tổng trấn thành Gia Định - Lê Văn Duyệt giúp vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân lấy lại ngôi vị. - Ông giúp nước Chân Lạp ổn định, giúp vua Gia Long ứng xử khôn khéo với nước Xiêm, hỗ trợ vua mới của Chân Lạp rồi mới đem quân về Gia định. - Tại Gia Định, ông sửa sang mọi việc, dân tình yên ổn, trị tội bọn trộm cướp, dâng tấu nhà vua về việc đi lính của người dân khi đủ 18 tuổi. - Khi vua Gia Long mất, vua Minh lên ngôi đã sai Duyệt làm tổng trấn thành Gia Định, mọi việc đều được phép tùy tiện mà làm, không phải tâu vua. ® Là vị tướng tài giỏi, được vua tin tưởng và giao trọng trách quan trọng. |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những đóng góp của Lê Văn Duyệt từ khi nhận chức Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS: Thảo luận cặp đôi và trả lời các nội dung sau: + Vai trò quan trọng của nhân vật Lê Văn Duyệt đối với Gia Định được thể hiện qua những đóng góp cụ thể nào? + Theo em, đâu là những đóng góp nổi bật nhất của nhân vật Lê Văn Duyệt đối với Gia Định? Vì sao? + Tác giả đã bày tỏ thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật Lê Văn Duyệt? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS Đọc thông tin trong SGK và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày trước lớp: + Ông đã góp công lớn giúp ổn định và phát triển khu vực Nam kỳ, khiến cho vùng này từ một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thành một khu vực bình yên và giàu có. + Đóng góp nổi bật: Đánh tan quân xâm lược, xây dựng thành Gia Định, mở kinh thông thương buôn bán, phát triển kinh tế... + Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ trước tài thao lược, các kế sách của Lê Văn Duyệt. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. | 2. Những đóng góp của Lê Văn Duyệt từ khi nhận chức - Lê Văn Duyệt đã đánh tan quân của Kế ® quân ta chiến thắng. Kế bị giết, dư chúng xin đầu hàng. - Lê Văn Duyệt xin vua giết tên quan tham, làm nhiều điều bao ngược Hoàng Công Lý. - Nhờ sự trông nom chăm chỉ, xếp đặt khôn khéo của Lê Văn Duyệt: đào kênh Vĩnh Tế, đường thủy tiện lợi mùa màng tốt hơn ® dân chúng ngày càng hưng thịnh. - Phò vua những việc hệ trọng: + Nhận hai phủ Chân Sâm, Mật Luật của vua Chân Lạp, trả lại phủ Lợi Ca Bát ® Cách ứng xử khôn khéo được với hai nước Xiêm và Chân Lạp. + Khi Vạn Tượng bị Xiêm La kéo quân sang đánh và nhờ sự giúp đỡ của ta. Duyệt đã dâng sớ cho vua, phân tích tình hình, vua Minh Mạng đã khen tài thao lược của Duyệt. - Duyệt xin xây lại thành Gia Định cho cao rộng, xứng đáng là thành quan trọng ở miền Nam. - Duyệt xin chia đất Gia Định ra làm nhiều tỉnh, tiện cho việc cai trị nhưng vua Minh Mạng không đồng - Ngày 30/7/1832, Lê Văn Duyệt bị bệnh nặng và qua đời ở tuổi 60. * Nhận xét: - Tả tướng Lê Văn Duyệt là người có tài, có đức, không những giúp vua những việc hệ trọng mà còn quan tâm, chăm lo tới đời sống của nhân dân Gia Định, được vua Minh Mạng tin tưởng và trọng dụng. - Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ trước tài thao lược, các kế sách của Lê Văn Duyệt đã mang lại sự phát triển cho vùng Gia Định cũng như tấm lòng của ông với nhân dân. |
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu những giai thoại về Lê Văn Duyệt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS qua phần tìm hiểu văn bản:
| 3. Những giai thoại về Lê Văn Duyệt - Duyệt quản quân nghiêm ngặt nhưng cũng rất ân tình, săn sóc binh lính. - Duyệt rất kính trọng và thương xót những ai không may chết trận. |
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan