Giáo án GDĐP lớp 3 Hồ Chí Minh Chủ đề 1: Thành phố Hồ Chí Minh – Vùng đất, con người
Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 3 Hồ Chí Minh Chủ đề 1: Thành phố Hồ Chí Minh – Vùng đất, con người. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
Xem: =>
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu được tên gọi, thời gian thành lập và một số địa danh lâu đời của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Mô tả được vị trí, đặc điểm tự nhiên và dân cư ở thành phố.
- Có ý thức quan sát, khám phá kiến thức mới, thể hiện sự yêu thích, trân trọng với vùng đất, con người nơi đây.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu kiến thức:
- Trình bày được tên gọi, thời gian thành lập và một số địa danh lâu đời của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hiểu vị trí, đặc điểm tự nhiên và dân cư ở Thành phố.
- Năng lực nhận thức tư duy : Thể hiện thái độ, cảm nghĩ của bản thân về vùng đất, con người ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu, sự trân trọng với các giá trị từ xưa đến nay của vùng đất, con người Thành phố Hồ Chí Minh.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS Giáo dục địa phương 3.
- Tranh, ảnh, video về các danh nhân lịch sử, địa danh, dân cư,… ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Lược đồ địa hình, tự nhiên, phân bố dân cư,… của thành phố.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Giáo dục địa phương 3.
- Tranh ảnh, tư liệu, video, biểu đồ sưu tầm liên quan đến bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ: + Những hình ảnh dưới đây giúp em liên tưởng đến danh nhân lịch sử nào? + Chia sẻ điều em biết về những sự kiện liên quan đến nhân vật đó. (1) Bến nhà Rồng – nơi ... bắt đầu hành trình đi tìm đường cứu nước (2) Tàu Amiral Latouche Tréville (A-mi-rô La-tu-sơ Tơ-rê-vin), con tàu đã đưa ... ra đi tìm đường cứu nước
Nguyễn Ái Quốc (1923) Chủ tịch Hồ Chí Minh - GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. + Những hình ảnh giúp em liên tưởng đến: · Bến nhà Rồng – nơi Nguyễn Ái Quốc bắt đầu hành trình đi tìm đường cứu nước. · Tàu Amiral Latouche Tréville (A-mi-rô La-tu-sơ Tơ-rê-vin), con tàu đã đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. + Một số sự kiện liên quan đến nhân vật: · 1911: từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. · 1917: xác định con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp là đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. · 1919: gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. · 6/1919: gửi tới Hội nghị Véc-xây (Pháp) “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. · 12/1920: tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. · 1921 – 6/1923: tham gia nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa. · 30/6/1923: đến Liên Xô và bắt đầu thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin và chế độ xã hội chủ nghĩa. · 10/1923: Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân, Hồ Chí Minh được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. · ... - GV dẫn dắt vào bài học: Sài Gòn không chỉ là thành phố hiện đại, phát triển nhất Việt Nam, được gọi bằng cái tên “Hòn ngọc Viễn Đông” mà nơi đây còn là thành phố mang tên vị lãnh tụ kính yêu, người cha già dân tộc – Hồ Chí Minh. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Thành phố Hồ Chí Minh – vùng đất, con người. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khám phá tên gọi, thời gian thành lập và một số địa danh lâu đời của Thành phố Hồ Chí Minh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - Hiểu được tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh. - Kể tên được các đơn vị hành chính của Thành phố. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS quan sát Lược đồ hành chính Thành phố Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi: +Em biết gì về tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh. + Kể tên các đơn vị hành chính của Thành phố và cho biết em đang sống ở đâu. - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, tìm hiểu trong thời gian 5 phút. - GV gọi đại diện 1 – 2 HS trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Thành phố Hồ Chí Minh (tên gọi cũ là Sài Gòn) nằm bên bờ sông Sài Gòn, có lịch sử trên 300 năm. + Là đô thị lớn thứ hai của Việt Nam về diện tích (sau Hà Nội) và lớn nhất cả nước về dân số. + Năm 1976: được vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Hiện nay, Thành phố gồm 22 đơn vị hành chính: thành phố Thủ Đức và 21 quận, huyện. - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân: Em hãy tìm hiểu và chia sẻ với các bạn về ý nghĩa tên gọi của một số địa danh lâu đời ở Thành phố Hồ Chí Minh. - GV mời HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, mở rộng kiến thức: + Bến Thành: Trước đây là bến dùng để khách vãng lai và quân nhân vào thành. Khu chợ tại nơi đây được gọi là chợ Bến Thành. + Bến Nghé: - Trước đây là bến trâu về tụ họp. - Sông Bến Nghé là một đoạn của sông Sài Gòn chảy qua Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài khoảng 80 km. + Cát Lái: · Viết đúng là Các Lái vì ngày xưa ở vùng ngày thường có các lái buôn tụ về buôn bán. · Cảng Cát Lái (nằm ở thành phố Thủ Đức), hiện là cảng container (công-te-nơ) quốc tế lớn và hiện đại nhất Việt Nam. + Cầu Kiệu: · Nằm bên cạnh xóm chuyên trồng kiệu nên ban đầu gọi là Xóm Kiệu. Sau đó, được gọi là Cầu Kiệu. · Cầu bắc qua kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, nối đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận) và Hai Bà Trưng (Quận 1 và Quận 3). + Thị Nghè: · Cầu xưa kia do bà Nguyễn Thị Khánh xây. Đương thời, chồng bà được gọi là ông Nghè nên nhân dân gọi bà là bà Nghè. Bà là người có công khai khẩn vùng đất, làm cầu cho dân chúng qua lại hai bờ sông nên được đặt tên cho cầu là Thị Nghè. · Cầu bắc qua rạch Thị Nghè, nối Quận 1 và quận Bình Thạnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vị trí, đặc điểm tự nhiên ở Thành phố Hồ Chí Minh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ mô tả được vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên ở Thành phố Hồ Chí Minh. b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát Lược đồ giao thông Thành phố Hồ Chí Minh và đặt câu hỏi: + Thành phố Hồ Chí Minh giáp với những tỉnh nào? + Từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các nơi khác bằng những phương tiện giao thông nào? - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV chốt kiến thức: + Thành phố Hồ Chí Minh giáp với các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh. + Từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các nơi khác bằng các phương tiện giao thông như: tàu hoả, ô tô, máy bay, tàu thuỷ. - GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Nêu các đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh trên ba phương diện: + Nhóm 1: Địa hình + Nhóm 2: Khí hậu + Nhóm 3: Đất đai - GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi. Các nhóm khác lắng nghe, so sánh với kết quả của nhóm mình. - GV nhận xét, kết luận: |
- HS quan sát hình ảnh.
- HS xung phong trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát lược đồ và lắng nghe câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tự tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ.
- HS xung phong trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS hoạt động nhóm.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS tập trung lắng nghe.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu