Giáo án GDĐP lớp 3 Hồ Chí Minh Chủ đề 2: Giáo sự trần văn giàu – một tài năng, một nhân cách lớn
Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 3 Hồ Chí Minh Chủ đề 2: Giáo sự trần văn giàu – một tài năng, một nhân cách lớn. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
Xem: =>
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 2: GIÁO SỰ TRẦN VĂN GIÀU – MỘT TÀI NĂNG, MỘT NHÂN CÁCH LỚN
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu về xuất thân, cuộc đời – sự nghiệp, tính cách con người,… Giáo sư Trần Văn Giàu và những đóng góp của ông đối với đất nước.
- Liệt kê được một số việc làm của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để ghi nhớ công lao của Giáo sư Trần Văn Giàu.
- Trình bày được những công trình nghiên cứu của Giáo sư cho nền khoa học nước nhà.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu kiến thức:
- Trình bày được những đặc điểm về xuất thân, cuộc đời – sự nghiệp, tính cách con người,… Giáo sư Trần Văn Giàu và những đóng góp của ông đối với đất nước.
- Biết và hiểu được được những việc làm của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để ghi nhớ công lao của Giáo sư Trần Văn Giàu.
- Tìm hiểu về một số công trình nghiên cứu khoa học của Giáo sư.
- Năng lực nhận thức tư duy: Rút ra bài học và thể hiện thái độ, cảm nghĩ của bản thân sau khi tìm hiểu về nhân vật lịch sử.
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu, sự kính trọng đối với những người có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS Giáo dục địa phương 3.
- Tranh, ảnh, video,…về Giáo sư Trần Văn Giàu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Giáo dục địa phương 3.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, nêu vấn đề và đặt câu hỏi: Giáo sư Trần Văn Giàu có nói: “Tuổi trẻ phải biết ước mơ, mà phải ước mơ siêu nhân...” Theo em, vì sao tuổi trẻ phải biết ước mơ? Ước mơ siêu nhân là ước mơ như thế nào? - GV gọi 1 – 2 nhóm xung phong. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV khen ngợi, khích lệ HS và gợi ý đáp án: + Tuổi trẻ phải biết ước mơ vì: · Ước mơ là động lực thúc đẩy con người vượt qua những khó khăn, thử thách và giới hạn của bản thân để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. · Giúp chúng ta sống vui vẻ, sống có ý nghĩa, có mục đích và cảm nhận được thành quả của quá trình nỗ lực, cố gắng. · … + Ước mơ siêu nhân là những ước mơ to lớn, vĩ đại, tưởng chừng như không thể thực hiện được. Nhưng bằng sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ, bằng sự khôn ngoan và khả năng xây dựng kế hoạch,... chúng ta vẫn có thể hoàn thành được nó. - GV dẫn dắt vào bài học: Trong tất cả những anh hùng có công lao xây dựng nên Tổ quốc hôm nay, ngoài các chiến sĩ cầm súng đánh giặc, chúng ta không thể không kể đến bộ phận trí thức yêu nước – những người đã dùng ngòi bút để chống lại kẻ thù xâm lược. Và đồng chí Trần Văn Giàu chính là một trong số đó. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Giáo sư Trần Văn Giàu – một tài năng, một nhân cách lớn. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu sử Giáo sư Trần Văn Giàu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - Hiểu được các thông tin về tiểu sử, cuộc đời và những đóng góp của Giáo sư Trần Văn Giàu. - Trình bày được một số việc làm của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để ghi nhớ công lao của vị nhà giáo ưu tú này. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: + Giáo sư Trần Văn Giàu quê ở đâu? Ông là người như thế nào? Ông đã có những đóng góp gì đối với đất nước? + Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã làm gì để ghi nhớ công lao của Giáo sư Trần Văn Giàu? Chân dung và một số thông tin về Giáo sư Trần Văn Giàu Đại tướng Võ Nguyên Giáp và giáo sư Trần Văn Giàu - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV gọi đại diện 1 – 2 HS trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV đánh giá, chốt kiến thức: + Xuất thân: · Giáo sư Trần Văn Giàu sinh năm 1911, tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An). · Ông rất thông minh, ham học, sống chân thành, giàu lòng thương người. + Cuộc đời: · 15 tuổi: ông học tại Sài Gòn rồi sang Pháp du học. · Năm 1930: bị trục xuất về nước sau khi tham gia biểu tình trước dinh tổng thống Pháp, đòi huỷ án tử hình đối với các chiến sĩ cách mạng tham gia cuộc khởi nghĩa Yên Bái. · Ông tham gia cách mạng, bị giặc Pháp bắt, kết án đày đi Côn Đảo. · 4/1940: ông ra tù và tiếp tục hoạt động cách mạng ® Lại bị bắt giam ® Vượt ngục trở về để hoạt động cách mạng. · Năm 1945: lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng 8 ở miền Nam và được cử làm Chủ tịch Uỷ ban Hành chính kháng chiến Nam Bộ. · Ông vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng các danh hiệu: ü Nhà giáo Nhân dân ü Anh hùng Lao động thời kì đổi mới ü Giải thưởng Hồ Chí Minh ü Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân, huy chương cao quý khác. Hình Giáo sư Trần Văn Giàu trên tem bưu chính + Đóng góp: · Ông từng giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước, tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu. · Là lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Nam Kỳ với vai trò Bí thư Xứ uỷ. · Từng đứng trên lễ đài tuyên bố độc lập và tự tay viết lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến,... + Những việc làm của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để ghi nhớ công lao của Giáo sư Trần Văn Giàu: Tên ông được đặt cho một trường học ở quận Bình Thạnh, một con đường ở huyện Bình Chánh và quận Bình Tân. Trường THPT Trần Văn Giàu, quận Bình Thạnh Đường Trần Văn Giàu, huyện Bình Chánh |
- HS thảo luận.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe câu hỏi.
- HS ôn tập, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
ủa GV.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu