Giáo án GDĐP lớp 3 Hồ Chí Minh Chủ đề 5: Hội trường thống nhất
Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 3 Hồ Chí Minh Chủ đề 5: hội trường thống nhất. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
Xem: =>
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 5: HỘI TRƯỜNG THỐNG NHẤT
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể tên được một số công trình kiến trúc nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trình bày được các đặc điểm của Hội trường Thống Nhất: vị trí, kiến trúc, tên gọi,...
- Biết cách miêu tả Hội trường Thống Nhất.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu kiến thức:
- Kể tên được một số công trình kiến trúc nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trình bày được các đặc điểm của Hội trường Thống Nhất: vị trí, kiến trúc, tên gọi,...
- Biết cách miêu tả Hội trường Thống Nhất.
- Năng lực nhận thức tư duy: Nhận xét, đánh giá về vai trò, ý nghĩa lịch sử của Hội trường Thống Nhất.
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu, sự trân trọng với các giá trị lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS Giáo dục địa phương 3.
- Tranh, ảnh, video,…về một số công trình kiến trúc ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hội trường Thống Nhất.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Giáo dục địa phương 3.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát một số hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ: Hãy kể tên các toà nhà, công trình kiến trúc nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh mà em biết. Dinh độc lập Bến cảng Nhà Rồng thế kỉ XX Bảo tàng Chứng tích chiến tranh - GV gọi 1 – 2 HS xung phong. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV khen ngợi, khích lệ HS và dẫn dắt vào bài học: Dinh Độc Lập (hay còn gọi bằng cái tên Hội trường Thống Nhất) là điểm du lịch đặc sắc bậc nhất Sài Gòn, không thể bỏ qua khi đến Thành phố Hồ Chí Minh. Với vẻ đẹp và ý nghĩa lịch sử lớn lao, nơi đây là điểm tham quan hấp dẫn nhiều du khách. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về công trình kiến trúc lịch sử này – Chủ đề 5: Hội trường Thống Nhất. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về Hội trường Thống Nhất a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ mô tả được các đặc điểm của Hội trường Thống Nhất: vị trí, kiến trúc, tên gọi,... b. Cách tiến hành - GV đặt câu hỏi: Hội trường Thống Nhất nằm ở đâu? Công trình này có gì đặc biệt? - GV gọi HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Hội trường Thống Nhất toạ lạc trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1. + Hội trường Thống Nhất có nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kì: · Dinh Nô-rô-đôm (từ năm 1871 - năm 1954). · Dinh Độc Lập (từ năm 1954 - tháng 10 năm 1976). · Hiện nay lờ Hội trường Thống Nhất. + Năm 1868, Dinh Nô-rô-đôm được khởi công xây dựng trên diện tích 120 000m2 với đồ án do kiến trúc sư Achille Antoine Hermitte (A-sơ-li An-tôn-ni Hơ-mít) thiết kế, phần lớn vật liệu được mang từ Pháp sang và hoàn thành vào năm 1871. Dinh Nô-rô-đôm năm 1873 + Năm 1954, Dinh Nô-rô-đôm được đổi tên thành Dinh Độc Lập. Năm 1962, Dinh bị ném bom phá huỷ. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ được giao thiết kế để xây dựng lại. Năm 1966, Dinh Độc Lập được khánh thành và có diện mạo như ngày nay. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (1926 – 2000) + 10/1976: Dinh Độc Lập được đổi tên thành Hội trường Thống Nhất, không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập (30/4/1945) ® Năm 2009: Di tích lịch sử Dinh Độc Lập – Hội trường Thống nhất được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt và là địa điểm tham quan nổi tiếng của Thành phố. Hoạt động 2: Khám phá Hội trường Thống Nhất a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ miêu tả được các đặc điểm của Hội trường Thống Nhất. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SGK và đặt câu hỏi: Dựa vào các thông tin và hình ảnh bên dưỡi, hãy miêu tả Hội trường Thống Nhất. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức: + Hội trường Thống Nhất cao 26 mét, gồm 3 tầng chính, 2 góc lửng, 1 tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng máy bay trực thăng có thể đáp xuống. + Có hơn 100 căn phòng, được trang trí theo nhiều phong cách khác nhau để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng, cùng các công trình phụ: đài phun nước, hồ bán nguyệt, hành lang,... Phòng trình quốc thư là nơi các đại sứ nước ngoài đến trình uỷ nhiệm thư Phòng khánh tiết có sức chứa 500 người là nơi tổ chức các cuộc họp,chiêu đãi Phòng tiếp khách Một đoạn đường hầm bên trong Hội trường Thống Nhất Bản sao của chiếc xe tăng số hiệu 390 đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 Máy bay trực thăng được trưng bày |
- HS chú ý quan sát.
- HS xung phong trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ.
- HS xung phong trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS ôn tập, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu