Giáo án GDĐP lớp 3 Hồ Chí Minh Chủ đề 3: Nghệ thuật sân khấu cải lương
Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 3 Hồ Chí Minh Chủ đề 3: nghệ thuật sân khấu cải lương. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
Xem: =>
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được sự ra đời, phát triển và ý nghĩa tên gọi cải lương.
- Trình bày được sự phát triển của nghệ thuật sân khấu cải lương.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu kiến thức:
- Nhận biết được sự ra đời, phát triển và tìm hiểu ý nghĩa tên gọi cải lương.
- Trình bày được sự phát triển của nghệ thuật sân khấu cải lương.
- Năng lực nhận thức tư duy : Thể hiện thái độ, cảm nghĩ của bản thân về các giá trị truyền thống của dân tộc.
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu, sự trân trọng và trách nhiệm với việc gìn giữ các giá trị truyền thống của dân tộc.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS Giáo dục địa phương 3.
- Tranh, ảnh, video,…về nghệ thuật sân khấu cải lương.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Giáo dục địa phương 3.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS xem video và đặt câu hỏi: Em đã từng nghe/xem cải lương chưa ? Em được nghe/xem ở đâu và khi nào? https://www.youtube.com/watch?v=DPxTAYyBzWk (2:46 – 5:55) - GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét câu trả lời của HS và trình chiếu một số hình ảnh về nghệ thuật cải lương Việt Nam: - GV dẫn dắt vào bài học: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Nghệ thuật sân khấu cải lương – một trong những loại hình sân khấu lâu đời và đặc sắc của người Việt. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khám phá nghệ thuật sân khấu cải lương a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ nhận biết được sự ra đời, phát triển và ý nghĩa tên gọi cải lương. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ: + Sân khấu cải lương xuất hiện từ khi nào? Cải lương nghĩa là gì? + Hãy nêu các đặc điểm của loại hình sân khấu cải lương. - GV gọi đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Sân khấu cải lương là hoạt động không thể thiếu ở vùng đất Nam Bộ, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ thuật sân khấu cải lương phát triển từ sự tổng hợp của các loại hình nghệ thuật: hát bội, đờn cơ tài tử và nghệ thuật kịch nói phương Tây. + Hoàn cảnh ra đời: 15/3/1918, thầy Năm Tú cho khai trương rạp hát cải lương đầu tiên ở Việt Nam, gọi là “Rạp hát Thầy Năm Tú” ở Mỹ Tho với vở diễn Kim Vân Kiều của Trương Duy Toản. ® Các nhà nghiên cứu văn hoá lấy năm 1918 là năm cải lương ra đời. Ông Trương Duy Toản – soạn giả đầu tiên của sân khấu cải lương Ông Châu Văn Tú (thầy Năm Tú) – người có công lao to lớn trong việc gầy dựng lối hát cải lương buổi đầu + Ý nghĩa tên gọi: Cải lương có nghĩa là đổi cái cũ tạo ra cái mới ® Thay đổi về quy mô sân khấu, cách bài trí, dựng phông nền và trang phục biểu diễn. Một cảnh trong vở “Tiếng trống Mê Linh” + Đặc điểm: · Đề tài tài kịch bản: gần gũi với cuộc sống hàng ngày của người dân Nam Bộ và lịch sử đấu tranh của dân tộc. + Đặc điểm: · Dàn nhạc của cải lương gồm: ü Dàn nhạc cổ: đàn bầu, đàn tranh, đàn kìm, đàn cò (đàn nhị), ghi-ta phím lõm... ü Dàn nhạc tân: bộ hơi là dàn kèn, trống jazz, ghi ta thường,... · Khi biểu diễn, các nghệ sĩ phải thể hiện nhiều động tác và di chuyển ® Hình thành loại hình nghệ thuật ca ra bộ (ca hát vò diễn tả ra điệu bộ) hay còn gọi là nghệ thuột cải lương. + Không chỉ nổi tiếng trong nước, nghệ thuật sân khấu cải lương còn được thế giới tôn vinh. Nhân ngày Sân khấu Việt Nam, vào 0 giờ ngày 28/ 9/2020, Google tiếng Việt đã đổi biểu tượng trang chủ là hình ảnh trình diễn của sân khấu cải lương. Hình minh hoạ việc trình diễn của sân khấu cải lương được hiển thị trên trang chủ Google tiếng Việt năm 2020 Hoạt động 2: Sân khấu cải lương tại Thành phố Hồ Chí Minh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ hiểu được sự phát triển của nghệ thuật cải lương ở Thành phố Hồ Chí Minh b. Cách tiến hành - GV đặt câu hỏi: Quan sát hình ảnh, nghiên cứu SGK và cho biết nghệ thuật sân khấu cải lương tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển như thế nào? Các nghệ sĩ của gánh hát Tân Thịnh Đoàn cải lương Thanh Minh – Thanh Nga - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (3 – 4 HS). - GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức: |
- HS xem video, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
- HS xung phong trả lời.
- HS lắng nghe và quan sát hình ảnh.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh, đọc câu hỏi.
- HS ôn tập, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu