Giáo án gộp Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 cánh diều kì I
Giáo án học kì 1 sách Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 của HDTN 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều đủ cả năm
Chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường
Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình
Chủ đề 5: Xây dựng cộng đồng văn minh
BÀI MẪU
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 2: QUẢN LÝ BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Quản lí được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
Làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ với bạn bè ở trường cũng như qua mạng xã hội.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ, tự học: Thể hiện khả năng làm chủ, kiểm soát mối quan hệ bạn bè ở trường và qua mạng xã hội; làm chủ, kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
Giải quyết vấn đề sáng tạo: Giải quyết các tình huống hợp lí, có sự sáng tạo, linh hoạt giúp giao tiếp hiệu quả.
- Giao tiếp và hợp tác: Ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
Năng lực riêng:
Thích ứng với cuộc sống: Tìm hiểu được cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong giao tiếp; Tìm hiểu về việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè.
Thiết kế và tổ chức hoạt động: Rèn luyện được khả năng làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè; Rèn luyện quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp; Duy trì việc quản lí cảm xúc và làm chủ mối quan hệ bạn bè.
3. Phẩm chất:
Nhân ái: Thể hiện ở việc quản lí được cảm xúc và ứng xử hoà nhã với mọi người.
Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn bè, chia sẻ và giúp đỡ các bạn trong khả năng của mình.
Trung thực: Chân thành trong các mối quan hệ, tôn trọng cảm xúc của bản thân và của mọi người.
Chăm chỉ: Tích cực hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Sưu tầm các tài liệu, bài viết, câu chuyện về cách quản lí cảm xúc cá nhân.
Xây dựng các tình huống về giao tiếp, ứng xử đòi hỏi khả năng làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè.
Giới thiệu về các bài tập thực hành để rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cá nhân.
2. Đối với học sinh
Tìm hiểu về cách làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở tr 2 và qua mạng xã hội.
Tham khảo những kinh nghiệm về cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù h
Suy nghĩ những biện pháp để quản lí cảm xúc bản thân và làm chủ các quan hệ với bạn bè.
Chuẩn bị một số tình huống có liên quan đến chủ đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
1.1. Toạ đàm về vai trò của quản lí cảm xúc
Gợi ý:
Tổ chức diễn đàn trực tuyến hoặc trực tiếp cho HS bày tỏ quan điểm của mình về vai trò của quản lí cảm xúc, những tác hại của việc không quản lí tốt xúc. Lựa chọn những bài viết đặc sắc để chia sẻ.
Gặp gỡ khách mời để cùng trao đổi về vai trò của quản lí cảm xúc.
1.2. Tham gia các hoạt động rèn luyện khả năng quản lí cảm xúc của bản thân
Gợi ý:
Tìm hiểu các hoạt động rèn luyện khả năng quản lí cảm xúc của bản thân
Thực hiện và ghi lại “Nhật kí hoạt động”.
Trao đổi với các bạn về những thay đổi tích cực của bản thân trong việc quản lí cảm xúc sau khi tham gia các hoạt động.
1.3. Chia sẻ cách làm chủ các mối quan hệ
Gợi ý:
Chia sẻ trực tiếp hoặc qua diễn đàn về cách làm chủ các mối quan hệ.
Gặp gỡ khách mời để cùng trao đổi, chia sẻ về cách làm chủ các mối quan hệ
1.4. Trao đổi về vấn đề làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè
Gợi ý:
Tổ chức tọa đàm hoặc diễn đàn trao đổi về vấn đề làm chủ và kiểm soát quan hệ với bạn bè.
Lắng nghe lời chia sẻ của chuyên gia/khách mời về cách làm chủ bản thân kiểm soát tốt mối quan hệ với bạn bè.
GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP
1.1. Học hỏi những cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp
Gợi ý:
Sưu tầm những câu chuyện, tình huống, nhân vật có cách quản lí cảm xúc ứng xử phù hợp.
Chia sẻ điều học hỏi được từ những cách quản lí cảm xúc và ứng xử đó
1.2. Trao đổi về cách suy nghĩ tích cực để quản lí cảm xúc
Gợi ý:
Chia sẻ về cách suy nghĩ tích cực để quản lí cảm xúc bản thân.
Trao đổi những tình huống thực tế đã trải qua và cách quản lí cảm xúc bản thân trong những tình huống đó.
1.3. Trao đổi về ý nghĩa của việc làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè
Gợi ý:
Chia sẻ ý nghĩa của việc làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè.
Trao đổi những khó khăn gặp phải trong việc kiểm soát mối quan hệ với bạn bè và cách khắc phục khó khăn.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào các hoạt động chính của chủ đề.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi để tạo không khí vui tươi cho các em trước khi bước vào hoạt động.
c. Sản phẩm: HS tham gia chơi trò chơi nhiệt tình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi công não: “Liệt kê cảm xúc”.
- GV phổ biến luật chơi: GV mời 4 bạn lên bảng, lần lượt từ trái qua phải, các bạn kể tên các cảm xúc của con người mà ta bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày (bạn trả lời sau không được trùng với đáp án bạn trả lời trước).Tới lượt ai mà người đó không kể tên được sẽ bị thua cuộc.
- Sau khi chơi trò chơi, GV đặt câu hỏi: Theo em, những cảm xúc mà các bạn đã kể có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mỗi chúng ta?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS cùng tham gia trò chơi, các bạn khác cổ vũ nhiệt tình cho các bạn.
- HS tiếp nhận câu hỏi của GV và suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 -2 HS chia sẻ câu trả lời, GV ghi nhận.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thông qua câu trả lời của HS, GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong cuộc sống hằng ngày, hẳn ai cũng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: Lúc buồn, lúc vui, lúc bực bội, lúc trầm ngâm…Và nếu chúng ta để các loại cảm xúc này chi phối thì thực sự rất nguy hiểm. Do đó, việc của chúng ta là phải quản lý được cảm xúc, quản lý được bản thân. Nội dung chủ đề hôm nay cũng liên quan đến nội dung này, chúng ta cùng đến với Chủ đề 2: Quản lý bản thân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS sẽ:
- Hiểu được cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong giao tiếp.
- Biết cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp ăn khác nhau.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách quản lí cảm xúc bằng hai nhiệm vụ chính:
Xác định cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp
Trao đổi về cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được các cách ứng xử phù hợp với cảm xúc và cách quản lý trong giao tiếp.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Xác định cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu: Từ tên các loại cảm xúc mà các bạn đã kể tên ở trò chơi khởi động, các em hãy bắt cặp và tìm ra những tình huống làm nảy sinh những cảm xúc đó. - Sau đó, HS tiếp tục thảo luận về cách ứng xử phù hợp với cảm xúc trong các tình huống giao tiếp khác nhau: + Khi vui vẻ. + Khi buồn bã. + Khi sợ hãi. + Khi chán ghét. + Khi tức giận. + Khi ngạc nhiên. + Khi tin tưởng. + Khi hi vọng. +... Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS bắt cặp với bạn bên cạnh, tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm cùng báo cáo kết quả trao đổi và thảo luận của cặp mình. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh và kết luận. - GV chuyển sang tìm hiểu nhiệm vụ 2.
Nhiệm vụ 2: Trao đổi về cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia sẻ tình huống thể hiện cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong giao tiếp hoặc những tình huống thể hiện việc quản lí chưa tốt cảm xúc và ứng xử chưa phù hợp. - HS nêu ra những bài học rút ra từ những tình huống đó, cách khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quản lí cảm xúc và ứng xử. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận yêu cầu của GV và thực hiện - GV quan sát thái độ học tập của HS, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 3 – 4 HS chia sẻ trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh và kết luận - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Tìm hiểu về cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp 1. Xác định cảm xúc và cách ứng xử hợp lí trong giao tiếp Gợi ý:
2. Cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp Gợi ý: - Nhận diện đúng cảm xúc của mình trong tình huống giao tiếp và xác định cách ứng xử hợp lí. - Giữ thái độ bình tĩnh, tự tin. - Đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu cảm xúc và hành vi của họ. - Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng lời nói, hành động đúng mực. - Cố gắng tìm ra điều tích cực trong tình huống giao tiếp. - Cẩn trọng với lời nói và hành động khi nóng giận. - Dừng cuộc trò chuyện và chuyển sang hoạt động khác giúp tạo ra năng lượng tích cực cho bản thân…
*Kết luận: Trong mỗi chúng ta đều tồn tại những loại cảm xúc khác nhau, chúng ảnh hưởng đến lối sống và sự tương tác của chúng ta với mọi người. Vì vậy, cần hiểu được cả loại cảm xúc cơ bản thường có ở con người, từ đó có cách quản lí và điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp trong các tình huống giao tiếp khác nhau. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS sẽ:
- Phân tích được ý nghĩa của việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè
- Biết cách làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè.
- Vận dụng hiệu quả việc làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè trong th học tập và trong cuộc sống.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ bằng ba nhiệm vụ chính:
Thảo luận về các tình huống
Xác định biểu hiện của việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè.
Chia sẻ khó khăn và cách khắc phục trong việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
............................................
............................................
............................................
Hoạt động 5: Duy trì việc quản lí cảm xúc và làm chủ mối quan hệ bạn bè.
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS sẽ:
- Biết cách duy trì việc quản lí cảm xúc và làm chủ mối quan hệ bạn bè.
- Thực hiện tốt việc quản lí cảm xúc và làm chủ mối quan hệ với bạn bè.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS sưu tầm và chia sẻ những cuốn sách hay về quản lí cảm xúc và giao tiếp ứng xử, mở buổi tọa đàm liên quan để biết thêm cách quản lí cảm xúc và ứng xử trong cuộc sống hằng ngày.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mỗi HS chia sẻ về một cuốn sách mình đã biết hoặc đã sưu tầm về quản lí cảm xúc và giao tiếp, ứng xử. - GV tổ chức cho cả lớp buổi tọa đàm: “ Quan hệ bạn bè – từ trường học đến mạng xã hội”. - GV đưa ra gợi ý:
- GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị nội dung tham luận. Trao đổi, tranh luận về các nội dung tham luận. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu về một cuốn sách quản lí cảm xúc và giao tiếp ứng xử. - HS chuẩn bị nội dung tham luận cho buổi tọa đàm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV tổ chức tọa đàm, các HS đưa ra ý kiến bàn luận, giải quyết vấn đề. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh và kết luận. | V. Duy trì việc quản lí cảm xúc và làm chủ mối quan hệ bạn bè.
*Kết luận: Bất kì mối quan hệ bạn bè nào cũng cần sự lắng nghe, tôn trọng, thấu hiểu, chân thành. Để có những tình bạn đẹp và bền vững, mỗi người cần rèn luyện không ngừng cách bày tỏ cảm xúc cũng như hành vi ứng xử một cách phù hợp, thiện chí. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận
c. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm và trả lời câu hỏi phần Luyện tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Đâu không phải là cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực?
A. Suy nghĩ lạc quan.
B. Chia sẻ cảm xúc của mình với người thân và bạn bè.
C. Nghe nhạc.
D. Viết các dòng trạng thái với những lời lẽ không hay trên mạng xã hội.
Câu 2. Khi em nghe thấy một bạn nói xấu mình, em làm thế nào để điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực?
A. Em đi nói xấu lại bạn đó.
B. Em cãi nhau với bạn đó.
C. Em nói chuyện rõ ràng với bạn đó để giải quyết hiểu lầm.
D. Em đăng dòng trạng thái chửi bới bạn đó.
Câu 3. Khi gặp khó khăn trong việc kết nối với bạn bè, em nên tìm sự giúp đỡ của ai?
A. Thầy cô giáo.
B. Người lạ.
C. Bạn bè trên mạng xã hội.
D. Bác bảo vệ.
Câu 4. Bạn Minh đang gặp vấn đề về tâm lý vì có quá nhiều áp lực từ bố mẹ cho kì thi học sinh giỏi sắp tới, bạn nên tìm ai để giải tỏa cảm xúc của mình?
A. Tâm sự với người lạ trên Facebook.
B. Nói chuyện với bác sĩ tâm lý.
C. Không nói với ai cả.
D. Bạn bè trong lớp.
Câu 5. Hôm nay, Linh rất háo hức vì được chị Thảo cho đi xem phim. Nhưng chị Thảo đột xuất phải tăng ca nên hẹn Linh hôm khác, Linh rất buồn. Linh nên làm gì để có cảm xúc tích cực trong trường hợp trên?
A. Linh nghĩ rằng chị Thảo rất bận nên mình cần thông cảm cho chị.
B. Linh vùng vằng, bỏ lên phòng một mình.
C. Linh khóc lóc gọi điện mách mẹ.
D. Linh gọi điện cho chị Thảo đòi đi bằng được.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
D | C | A | B | A |
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào đời sống thực tiễn.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà thực hiện.
c. Sản phẩm học tập: Kịch bản và phần đóng vai xử lí tình huống của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà: Các nhóm hãy đưa ra phương án ứng xử của mỗi cá nhân trong mỗi tình huống. Sau đó xây dựng kịch bản và đóng vai xử lí tình huống:
Tình huống 1. Đi học về, M thấy bàn học của mình bị thay đổi cách sắp đặt khiến M không tìm thấy món đồ mình để trên bàn. M thấy khó chịu và rất muốn hỏi mẹ.
Tình huống 2. T được một bạn trong lớp nói lại rằng H đã nói xấu T với các bạn. T nghe vậy gương mặt biến sắc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ ở nhà, sau đó trình bày vào tiết Sinh hoạt lớp.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV đánh giá mức độ hiểu nhiệm vụ của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV kết thúc bài học.
ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ 2
a. Mục tiêu:
HS rèn luyện được khả năng tự nhận xét, tự đánh giá bản thân sau các hoạt động
HS đánh giá được thái độ tham gia hoạt động trong chủ đề.
HS đánh giá được kết quả thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong chủ đề của bản thân và các bạn
b. Nội dung: GV lần lượt cho HS thực hiện các nhiệm vụ:
Tự xếp loại kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề
Tự đánh giá mức độ tham gia của mình vào các hoạt động trong chủ đề
Đánh giá đồng đẳng trong hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: HS đánh giá kết quả thực hiện dựa theo sự hướng dẫn của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Tự xếp loại kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề
Chọn một trong ba mức độ sau để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ
chủ đề theo các tiêu chí.
- Hoàn thành tốt
- Hoàn thành
- Chưa hoàn thành.
Các tiêu chí đánh giá:
(1) Xác định được cách quản lí cảm xúc để ứng xử hợp lí trong những tình huống giao tiếp khác nhau.
(2) Quản lí được cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp.
(3) Chỉ ra được biểu hiện của làm chủ và kiểm soát cảm xúc trong các mối quan hệ bạn bè.
(4) Chủ động thực hiện các biện pháp cụ thể để làm chủ và kiểm soát mối quan hệ bạn bè ở trường và qua mạng xã hội.
Nhiệm vụ 2. Tự đánh giá mức độ tham gia của mình vào các hoạt động trong chủ đề
HS chọn một trong ba mức độ dưới đây để đánh giá sự tham gia của mình vào các hoạt động:
- Rất tích cực
- Tích cực
- Chưa tích cực
Nhiệm vụ 3. Đánh giá đồng đẳng trong hoạt động nhóm
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ Tên chủ đề: …………………………. Tên nhóm: ………………………….. Em hãy đánh giá sự tích cực tham gia hoạt động của các bạn trong nhóm khi thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề bằng cách đánh dấu X vào những ô phù hợp:
|
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Ôn lại kiến thức đã học.
Rèn luyện các kĩ năng để quản lí cảm xúc, phát triển các mối quan hệ bạn bè, thầy cô.
Đọc và tìm hiểu trước nội dung chủ đề 3: Hoàn thiện bản thân
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Khoa học máy tính cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây