Giáo án HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 8: Lựa chọn nghề nghiệp tương lai

Giáo án Chủ đề 8: Lựa chọn nghề nghiệp tương lai sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTNHN 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 8: Lựa chọn nghề nghiệp tương lai

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 8: LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI

 

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Xác định được những trường đào tạo nghề liên quan đến việc học tập hướng nghiệp của bản thân.

-       Trình bày được các thông tin cơ bản về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học liên quan đến nhóm nghề, nghề mà bản thân định lựa chọn.

-       Tham vấn được ý kiến của thấy cô, gia đình, bạn bè về dự kiến ngành, nghề lựa chọn.

-       Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với từng nhóm nghề và chỉ ra được phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc không phù hợp với nhóm nghề, nghề lựa chọn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu những thông tin về những trường đào tạo liên quan đến việc học tập hướng nghiệp của bản thân thông qua các trang tin ở địa phương, qua trao đổi với người thân, thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh.

-       Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận và chia sẻ thông tin về các trường đào tạo liên quan đến nhóm nghề, nghề mà bản thân lựa chọn.

-       Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích và giải quyết được những tình huống nảy sinh trong quá trình chọn ngành học phù hợp nghề dự định; đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân với nhóm từng nhóm nghề.

Năng lực riêng:

-       Thích ứng với cuộc sống: Xác định được những trường đào tạo nghề liên quan đến việc học tập hướng nghiệp của bản thân.

-       Thiết kế và tổ chức hoạt động: Trình bày được các thông tin cơ bản về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học liên quan đến nhóm nghề, nghề mà bản thân định lựa chọn; Tham vấn được ý kiến của thầy cô, gia đình, bạn bè về dự kiến ngành, nghề lựa chọn; Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với từng nhóm nghề và chỉ ra được phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc không phù hợp với nhóm nghề, nghề lựa chọn.

3. Phẩm chất:

-       Nhân ái: Sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ các bạn trong quá trình tham gia các hoạt động; tôn trọng hứng thú, sở thích, định hướng nghề nghiệp của các bạn.

-       Trung thực: Mạnh dạn, thẳng thắn chia sẻ ý kiến của bản thân trong hoạt động nhóm, tọa đàm.

-       Trách nhiệm: Thể hiện trong việc chủ động tìm hiểu, phân tích những năng lực, phẩm chất của bản thân; có trách nhiệm khi thảo luận, trao đổi, phân tích được các nét đặc điểm cơ bản về các trường đào tạo liên quan đến nhóm nghề bản thân lựa chọn; có ý thức rèn luyện năng lực, phẩm chất của bản thân phù hợp với nhóm nghề, nghề lựa chọn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.

-       Tìm hiểu và liệt kê một số trường trung cấp, cao đẳng, đại học hiện có tại địa phương.

-       Tìm hiểu Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.

-       Tìm hiểu website về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để giới thiệu cho HS.

2. Đối với học sinh

-       Đọc Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.

-       Thu thập thông tin về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên các website liên quan đến nghề mình lựa chọn hoặc tham quan các cơ sở giáo dục và trò chuyện với một số anh chị sinh viên nơi mình định hướng sẽ học.

-       Giấy A0, A4, bút dạ, băng dính/ nam châm dính bảng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

1.1. Trao đổi thông tin về hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hiện nay

- Nhà trường, Đoàn Thanh niên và các GV chủ nhiệm phối hợp mời đại diện các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hiện có ở địa phương đến giao lưu với HS.

- Đại diện các trường chia sẻ một số thông tin về đơn vị giáo dục của mình: những ưu điểm, định hướng giáo dục trong tương lai, những chế độ ưu đãi khi tham gia học tại trường, cơ hội việc làm,...

- Mời một số HS lên chia sẻ cảm xúc và suy  nghĩ tham gia buổi giao lưu với khách mời.

1.2. Tham vấn ý kiến của thầy cô về dự kiến ngành, nghề lựa chọn

- Nhà trường mời các thầy cô phụ trách nội dung hướng nghiệp lên giao lưu với HS.

- HS chia sẻ định hướng nghề nghiệp trong tương lai và một số khó khăn gặp phải trong quá trình định hướng.

- Thầy cô chia sẻ quan điểm và đưa ra một số lời khuyên phù hợp.

- Khuyến khích HS nêu câu hỏi trong buổi tọa đàm. Câu hỏi có thể được HS nêu ra trước và ban tổ chức tập hợp lại hoặc HS có thể nêu câu hỏi trực tiếp trong buổi tọa đàm.

1.3. Giao lưu với khách mời về dự kiến nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay

- Nhà trường, Đoàn Thanh niên và các GV chủ nhiệm phối hợp mời một số khách mời là đại diện các tổ chức hướng nghiệp hiện có trên địa bàn giao lưu trực tiếp với HS.

- Khách mời trao đổi về xu hướng nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay.

- HS trao đổi trực tiếp với khách mời về định hướng nghề nghiệp của bản thân.

 

GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP

1.1. Chia sẻ về kết quả đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với từng nhóm nghề

- GV hướng dẫn HS thực hiện phiếu khảo sát:

+ Thống kê một số nhóm nghề

+ Nghề nghiệp bản thân định hướng lựa chọn.

+ Điểm mạnh của bản thân.

+ Điểm yếu của bản thân.

+ Đánh giá mức độ phù hợp của bản thân đối với từng nhóm nghề.

- HS chia sẻ kết quả.

1.2. Chia sẻ thông tin các trường đào tạo nghề liên quan đến việc học tập hướng nghiệp của bản thân

- GV chủ nhiệm hướng dẫn HS tìm hiểu một số thông tin các trường đào tạo nghề liên quan đến việc học tập hướng nghiệp của bản thân.

- Mời một số HS chia sẻ những được gợi ý theo hướng:

+ Tên trường đào tạo

+ Nhóm nghề trường đào tạo

+ Nhóm nghề bản thân dự định lựa chọn.

+ Thế mạnh trong việc đào tạo của trường.

- Mời HS đặt câu hỏi xung quanh thông tin bạn chia sẻ.

1.3. Thảo luận và chia sẻ kế hoạch hè để tiếp tục rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nhóm nghề, nghề mà bản thân định lựa chọn

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo tổ về kế hoạch hè để tiếp tục rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nhóm nghề, nghề mà bản thân định lựa chọn.

- HS lần lượt chia sẻ trong nhóm.

- GV mời đại diện nhóm lên trình bày.

- HS có thể đặt các câu hỏi nhằm hiểu rõ hơn kế hoạch được chia sẻ.

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có tâm thế, hứng thú trước khi vào bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.

c. Sản phẩm: HS hứng thú, có cái nhìn khái quát trước bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”:

- GV nêu cách chơi:

+ Lớp có một bạn làm quản trò, một bạn làm trọng tài và thành lập 2 đội chơi, mỗi đội khoảng 10 - 12 bạn. Trên bảng chia làm 2 cột, ghi tên 2 đội chơi. Mỗi đội xếp thành một hàng sau vạch xuất phát.

+ Khi quản trò hô “bắt đầu”, 2 bạn đứng ở đầu hàng của hai đội nhanh chóng chạy đến vị trí bảng của đội mình ghi tên các cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp tương ứng với nghề nghiệp đã cho, sau đó chạy về, đưa phấn cho bạn tiếp theo lên bảng ghi tên nghề khác vào đó. Cứ như vậy, trong thời gian 3 phút, đội nào ghi được nhiều tên cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến nhóm nghề được cho sẵn hơn sẽ thắng cuộc.

Nghề

Đội 1

Đội 2

Kĩ thuật điện

 

 

Giáo viên

 

 

Tiếp viên hàng không

 

 

Kế toán

 

 

- GV nêu luật chơi: Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” mới được chạy lên bảng ghi tên cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Bạn tiếp theo phải chờ bạn trước chạy về vị trí đội mình, đưa phấn cho mới được chạy lên bảng. Mỗi nghề chỉ được ghi một lần, nếu ghi trùng lặp sẽ không được tính.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV ghi lại kết quả trò chơi:

+ Kĩ thuật điện: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Giao thông vận tải; Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội; Đại học Thủy lợi; Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM; Đại học Giao thông vận tải TP.HCM; Đại học Sài Gòn; Đại học Tôn Đức Thắng; Đại học Công nghệ TP.HCM; Đại học Quốc tế Hồng Bàng; Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên); Đại học Hồng Đức; Đại học Chu Văn An; Đại học Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng; Đại học Cần Thơ;...

+ Giáo viên: ĐH Sư phạm Hà Nội; Đại học Giáo dục (Đại học quốc gia Hà Nội); Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên); Đại học Sư phạm (Đại học Huế); Đại học Sư phạm TP.HCM; Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM; Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng; Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa);...

+ Tiếp viên hàng không: Học viện hàng không và trường cao đẳng quốc tế Kent.

+ Kế toán: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Đại học Thương Mại; Đại học Vinh; Đại học Kinh tế (ĐH Đà Nẵng); Đại học Ngân hàng TP.HCM; Đại học Tài Chính – Marketing; ...

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, công bố đội thắng cuộc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Có nhiều cơ sở giáo dục để mỗi học sinh có thể tham khảo và định hướng nghề nghiệp tương lai cho mình. Để xác định cụ thể hơn, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay -  Chủ đề 8: Lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định cơ sở đào tạo ngành, nghề liên quan đến học tập hướng nghiệp

a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS biết được các thông tin về cơ sở đào tạo ngành, nghề liên quan đến học tập hướng nghiệp.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu cơ sở đào tạo ngành, nghề liên quan đến học tập hướng nghiệp thông qua các nhiệm vụ:

1. Chia sẻ các cách tìm kiếm thông tin về các trường đào tạo nghề.

2. Xác định những trường đào tạo nghề có liên quan việc học tập hướng nghiệp của bản thân.

3. Chia sẻ lựa chọn của bản thân về những cơ sở đào tạo ngành, nghề có liên quan việc học tập hướng nghiệp của mình.

c. Sản phẩm: Những thông tin về cơ sở đào tạo ngành, nghề liên quan đến học tập hướng nghiệp.

d. Tổ chức thực hiện:

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 CÁNH DIỀU

Giáo án word Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều chủ đề 1 - 5

Giáo án word Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều chủ đề 6 - 9

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều chủ đề 1 - 5

 
 
 
 

Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều chủ đề 6 - 9

Chat hỗ trợ
Chat ngay